Buổi trưa giữa tháng 6 năm 1995 trời nắng như đổ lửa, bố em đang ngồi trên chõng phe phẩy chiếc quạt than vãn thì người nhà nhà bà Huyết qua báo tin ông Huyết chết!
Em chưa gặp ông Huyết bao giờ vì ông đi làm ăn xa rất hiếm khi về. Nghe đâu ông làm nghề đãi vàng ở tận gần biên giới Lào. Nhà ông giầu lắm, giầu đến đỗi mỗi lần khó khăn tiền bạc mẹ em qua mượn bà đều đưa cho, khi có mẹ em trả bà lại chẳng lấy. Cứ như vậy mấy lần về sau có khó khăn mẹ em cũng ngại qua nhà bà!
Em theo bố qua nhà bà nghe ngóng tình hình. Nhà bà chẳng giống như có đám tang, mắt ai cũng ráo hoảnh chẳng gào khóc như mọi đám tang khác mà em biết. Em thấy bà ngồi ở bậc thềm, bà thấy em còn nhờ em chạy qua nhà chú Tuấn con trai cả của bà đóng cái hàng rào vào kẻo mấy con ngan nó đi lạc mất. Vừa đóng cửa hàng rào thì em nghe tiếng xe tít còi ynh ỏi rồi tiếng gào khóc đầy đau đớn dồn dập ập đến. Họ đưa ông về trên chiến xe ô tô màu đen còn ông thì đã được để nằm sẵn vào trong cỗ quan tài màu đỏ. Xác của ông đã được khâm liệm rất cẩn thận, mặt trên của quan tài làm bằng kính có thể nhìn xuyên thấu vào trong.
Bà lao thật nhanh đến ôm ghì lấy cỗ quan tài đòi mở ra để được sờ mặt chồng mình lần cuối. Bà liên tục gào khóc vừa như kể nể vừa như trách cứ ông. Bà nhìn thẳng vào kính quan tài để nhìn chồng mình, thấy chồng mình cháy đen không còn thể nhận dạng được nữa bà ngất lịm đi. Ông chết rồi….! Chết cháy.
5 cậu con trai của bà cùng 2 cô con dâu và 2 thằng cháu nội cũng chạy lại ôm ghì lấy cỗ quan tài mà khóc lóc thật thảm thương. Họ láo nháo đòi mở nắp quan tài để được khâm liệm lại cho ông, nhưng những người đưa ông về đây ngăn cản. Họ gồm 4 người tự giới thiệu là đồng nghiệp là lái xe rồi có cả thầy pháp sư nữa. “Thầy có mặt ở đây để dẫn dắt linh hồn của ông từ chỗ đãi vàng về đến nhà kẻo bị lạc giữa đường mà thành hồn ma vất vưởng”. Họ giải thích với người nhà của bà Huyết về sự có mặt của ông thầy pháp sư như vậy. Ông thầy thấy người nhà nhà bà Huyết nằng nặc đòi mở nắp quan tài để kiểm tra thì ông nói “người chết chẳng ai lại đi khâm liệm 2 lần cả, làm như vậy gia đình lục đục con cháu bất hoà”. Bà Huyết vẫn còn choáng váng nằm ở góc nhà nghe thầy nói vậy bà bật dậy cản mấy cậu con trai. “Thôi, mẹ thấy khâm liệm cũng cẩn thận rồi!”. Nói đến đây bà lại gào lên mà khóc!
Sau khi ông chết, em chẳng dám qua nhà bà chơi như trước nữa. Em vẫn còn bị ám ảnh với khuân mặt cháy đen của ông nằm trong quan tài. Ông chết 2 tháng rồi!
Buổi chiều hôm ấy mây đen kéo đến ngùn ngụt rồi trút cơn mưa dữ dội đổ ầm xuống. Mẹ đội vội chiếc nón lá chạy ra sau nhà kiểm tra chuồng gà còn bố thì ra vườn trước buộc lại dàn bí. Vừa ngay lúc đó chú Tuấn con trai cả của bà Huyết ướt như chuột lột chạy qua nhà em. Nhìn thấy chú trong tình trạng như vậy chẳng cần đợi chú nói bố đã lao ngay lại chỗ chú như biết đã có chuyện gì chẳng lành…”Sao vậy Tuấn?”. “Không biết mẹ em bị cái gì anh ạ! Cứ gào khóc nói thằng Toản với cả thằng Toại bị chết rồi!”. (Toản và Toại là con trai thứ 3 thứ 4 của bà Huyết). “Thế 2 đứa nó đi đâu mà để bà ấy nói vậy?”. “Chúng nó chở nhau lên Huyện làm chứng minh nhân dân cho thằng Toại. Mà không hiểu sao người em cứ nóng như có lửa đốt anh ạ! Hay có chuyện thật rồi:”. Mẹ em tất tả chạy từ bên hông nhà chạy ra, nghe cuộc nói chuyện mẹ em gạt ngay :”Ối dào, mưa to gió lớn nên mọi người cứ nghĩ quá vậy thôi! Đường từ đây lên Huyện người ta rải gạch gần hết rồi đến tôi đi xe đạp còn phóng vù vù được nữa là 2 thằng thanh niên, chú đừng lo quá! Tạnh mưa chúng nó về ngay ấy mà:”. Chú Tuấn nghe mẹ nói có vẻ gật gù đồng tình rồi đi về… Hôm ấy mưa giông nên nhà em ăn cơm muộn! Bố thì hò em đi tìm sẵn nến và bật lửa kẻo “mưa thế này thế nào cũng bị ngắt điện”. Vừa nói dứt câu thì điện tắt, dưới ánh đèn dầu le lói bố châm điếu thuốc lào lên rồi rít một hơi thật dài. Ngồi tận hưởng tiếng mưa với những câu chuyện bâng quơ mà bố mẹ kể cho nhau nghe thì bà Tịch hàng xóm chạy sang :”Chú Tiến cô Hằng ơi! Thằng Toản, thằng Toại chết rồi!” Tiếng nói thất thanh hoà vào tiếng mưa nghe chua xót đến cay xè. Bố em cầm vội chiếc nón lá đội lên đầu nhưng bàn tay run rẩy ấy đội mãi k được bố để mặc vậy chạy lao vào cơn mưa. Mưa vẫn ầm ầm như trút cơn giận giữ xuống làng quê nghèo xơ xác này. Nhưng tiếng mưa cũng không thể nào làm dịu bớt tiếng gào thét đầy đau đớn trong màn đêm mù mịt vọng từ nhà bà Huyết qua. Chú Toản và chú Toại chết rồi! Chết vì tai nạn xe… Người ta kể lại rằng chiếc xe chở gạch quá tải bị mất thắng lao như điên rồi lật ngang nằm giữa đường. Máu từ trong gầm xe chảy lênh láng hoà vào dòng nước mưa đỏ đẫm cả một đoạn đường dài. Chú Toại ngồi sau bị thanh sắt nhọn trên thành xe đâm ngang qua đỉnh sọ. Khi người ta cẩu xe lên theo quán tính xác chú còn bị dính chặt treo lủng lẳng bên thân xe đầy sợ hãi. Xe đổ áp lực quá lớn làm văng bộ óc của chú Toản bắn ra đậu trên thân cột điện. Người ta chẳng phát hiện ra điều đó cho đến tận hôm sau một ông đi chăn bò nhìn thấy tất tả chạy đến nhà bà Huyết báo tin để người nhà lấy về. Cái chết không toàn thây ấy đã bị người đời lấy ra để răn đe đám thanh niên chơi bời lêu lổng!
2 chú chết ngày 22/08/1995! Hưởng dương 19 và 16 tuổi!
Trong đám tang đau đớn đến nghẹt thở ấy người ta chẳng thấy bà Huyết đâu… Bà chạy lên phần mộ chưa mọc cỏ của ông, dùng tay không để đào bới đến bật máu trên mười đầu ngón tay. Thấy bố bà chạy lại quỳ thụp dưới chân mà lạy lục:”Van chú, xin chú đào cốt ông nhà tôi lên nếu không nhà tôi tuyệt tự tuyệt tôn!”. Tiếng van nài đầy hoảng hốt và đau đớn của bà làm ai đứng đó cũng cúi đầu như muốn chia sẻ nỗi đau này cùng bà. “Ông mới chết 2 tháng sao đào lên được!” Ai cũng nghĩ bà vì đau đớn quá mà làm như vậy ! Nhưng thiết nghĩ, nếu ngày đó làm theo lời bà thì sẽ chẳng còn cái chết nào nữa!…
Em sẽ viết tiếp vào phần sau ạ!
Em xin được trích dẫn phần gia phả nhà bà Huyết ở đây để những phần sau dễ hiểu hơn. Ông bà Huyết có 5 người con tất cả đều là trai lần lượt là Chú Tuấn, Tú, Toản, Toại và Tùng. Chú Tuấn là con rể của bà Tịch và là chồng của cô Hương. Hai cô chú lấy nhau đẻ ra được 2 thằng con trai sinh đôi tên Giang và Giảng!
Chú Tú mới lấy vợ được nửa năm. Cô tên Nhàn!
The comment box
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý