Bạn đang đọc: Ông Kẹ

Chap 2

25/12/2023
 
 

Đang miên man suy nghĩ về tuổi thơ thì bất ngờ từ bên ngoài có tiếng gọi cửa

—- “Em ơi, anh về rồi nè…”

Nghe giọng nói thì Lụa nhận ra đó là tiếng chồng mình cô liền xoay người bước nhanh lại mở cánh cửa ra, anh Tấn liền đi vào nhà trên tay cầm theo một rổ cá chốt khá lớn thấy vợ anh vui vẻ nói

—- “Em ơi, hôm nay anh câu được rồi nhiều cá chốt lắm nè, lát nữa em lấy một ít ra mai mình nấu với canh khế ăn nha em, lâu rồi anh chưa được ăn món đó của em nấu, tự nhiên nhắc lại thèm rồi nè”

Nói đoạn anh xoay đầu ngó nghiêng xung quanh rồi lại hỏi

—- “Ủa? Thằng Thông với Thuận 2 đứa nó đâu rồi em?”

Vừa nghe Lụa vừa đỡ cái rổ cá từ tay chồng để xuống đất rồi đáp

—- “À, em kêu tụi nó vào phòng học bài rồi, làm gì làm vợ chồng mình cũng phải ráng cho tụi nó ăn học để biết chữ nghĩa với người ta chứ, số của vợ chồng mình không khá lên được nhưng còn 2 đứa nó, em chỉ mong sau này 2 đứa nó có thể đổi đời không phải khổ như vợ chồng mình”

Anh Tấn nghe vợ nói chợt trong lòng cũng có chút buồn bã cho thân phận của mình, cả anh và vợ đều là trẻ mổ côi không được học hành khi xưa phải khó khăn lắm mới lấy được nhau cố gắng làm lụng vất vả mới xây cho mình một căn nhà nhỏ đơn sơ đến nay cả 2 cũng sống với nhau hơn 20 năm rồi, hàng ngày anh Tấn sáng chở hàng cho người ta ở chợ quận tối về thì lại đi câu cá ráng kiếm tiền để lo cho gia đình riêng Lụa thỉnh thoảng cũng nhận một số quần áo để may gia công cho người ta phụ chồng đỡ gánh nặng đi phần nào cơm áo gạo tiền. Khi này 2 vợ chồng anh ngồi nói chuyện thêm một lát nữa thì Tấn cảm thấy trong người nóng bức liền đi vào phòng lấy quần áo đi tắm cho mát còn Lụa thì đi vào gian bếp dọn cơm ra chờ anh tắm xong rồi ăn uống, trong khi đó ở trong phòng Thông và Thuận đang ngồi học bài thì bỗng dưng thằng Thuận đặt cuốn sách xuống bàn rồi quay sang anh mình hỏi

—- “Ủa anh Thông, anh có thấy Ông Kẹ lần nào chưa dợ? Mỗi lần má nhắc đến ổng tự nhiên em thấy sợ lắm, anh có sợ hông?”

Thông đang cậm cụi viết chữ nghe em mình hỏi nó liền khựng lại nhíu mày nhìn thằng Thuận tỏ vẻ khó chịu rồi đáp

—- “Mày im cho tao làm bài coi, mày muốn biết mặt mũi ổng ra sao thì đi hỏi cha má kìa, tao hông biết”

Dứt lời Thông lại cầm bút lên tiếp tục viết mặc cho em trai mình ngồi đó gãi đầu suy nghĩ, Thuận là như vậy đấy cứ mỗi lần sợ hãi thì bản tính tò mò của nó lại trỗi dậy mặc dù biết bao lần nó hỏi mẹ rồi lại hỏi cha tuy nhiên vợ chồng anh chỉ mỉm cười với nó rồi chuyển sang hướng khác vì không muốn con mình lo sợ, tuổi của nó đáng lý ra phải được hồn nhiên vui chơi và học tập chứ không phải nhồi vô đầu nó những chuyện ma quỷ nhảm nhí, trong trí óc non nớt của nó chỉ muờng tuợng được rằng Ông Kẹ phải là một cái người nào đó xấu xí và độc ác lắm nên mới có thể doạ được mình và rồi chính suy nghĩ về cái gọi là Ông Kẹ bí ẩn ấy lúc nào cũng lẩn quẩn trong tâm trí của nó cho đến dịp Trung Thu trước đó 5 ngày…

Một buổi trưa nọ anh Tấn đi xe đạp chở 2 đứa con về nhà, trên đường đi đến một khúc cua quẹo vào khu xóm cả 3 nghe tiếng rao của một người đàn ông đang đi bộ phía trước

—- “Ai mía rim hông? Mía rim đây”

Nghe tiếng rao mía hai anh em thằng Thông nuốt nước bọt cái ực đoạn thằng Thuận liền quay đầu lại hỏi cha mình

—- “Cha ơi, con muốn ăn mía, cha mua cho con đi”

—- “Ờ, con trai muốn ăn mía rim à? Được rồi để cha mua cho”

Thằng Thông nghe cha nói vậy thì cũng chen vào

—- “Ý cha ơi, con cũng ăn nữa”

Anh Tấn “Ừ” một tiếng rồi đap xe lại chỗ người đàn ông đang đi phía trước rồi bất giác cất tiếng gọi

—- “Nè ông bán mía ơi”

Nghe tiếng gọi ông bán mía chợt khựng người quay đầu lại nhìn trên tay đang cầm một cái mâm mía rim xếp chồng lên nhau nhìn thật đẹp mắt, khi vừa chạy đến gần anh Tấn liền cười nói

—- “Ông cho tui 10 cây mía rim đi”

Ông bán mía đầu đội nón lá che kín gương mặt nghe vậy thì cũng vui vẻ đáp

—- “Chà, hên quá, sáng đến giờ tui rao mãi chưa có ai mở hàng may nhờ anh đây mua giúp chắc hôm nay tui bán đắt lắm đây”

Vừa nói ông vừa bỏ mía vào cái bọc đưa cho anh, trả tiền xong xuôi định đap xe chạy tiếp thì chợt ông bán mía cất tiếng gọi

—- “Ơ anh gì ơi cho tui hỏi”

Nghe tiếng gọi anh Tấn thắng xe lại quay đầu nói

—- “Ờ có chuyện gì dợ ông?”

—- “Ờ anh ơi cho tui hỏi thăm hông biết ở khu này có nhà nào cho thuê hông anh? Tui tên là Sáu ở xa đến đây lập nghiệp trên thành phố hông may bị người ta lừa lấy mất hết tiền rồi bây giờ tui chỉ còn vài đồng bạc lẻ thôi, số mía rim này tui bán hông đủ để sống trên thành phố nên tui mới lặn lội đến đây định tìm chỗ thuê cho rẻ. Thú thật với anh giờ tui hông biết đi đâu nữa”

Anh Tấn từ đầu đến cuối nghe ông Sáu kể về hoàn cảnh của mình thì trong lòng có chút cảm thông nhưng ngặt một nỗi là ở cái nơi hẻo lánh chỉ toàn ruộng đồng cây cối này nhà cửa lại thưa thớt mặc dù cũng được xem là một quận của thành phố nhưng nhìn chung nơi này không khác gì những làng quê ở miền tây. Sau một lúc đắn đo suy nghĩ chợt anh Tấn liền nói

—- “Ờ hay là ông cứ đến khu xóm của tui sống đi, ở đó mọi người cũng là dân tứ xứ mới đến nhưng ai nấy cũng đều ôn hoà vui vẻ tui nghĩ chắc ông sẽ thích nghi được thôi. Nếu được thì ông có thể đi theo tui, khu xóm tui cũng gần đây thôi”

Ông Sáu nghe vậy thì sắc mặt có phần giãn ra liền vui vẻ đồng ý đến khu xóm của anh sinh sống, khi này hai anh Thông vì mải mê ngồi ăn mía nên cũng không để ý đến cái thời tiết nắng gắt vẫn còn đang oi bức. Về đến nhà hai anh em Thông nhảy vọt xuống xe chạy nhanh vào phòng còn anh Tấn mỉm cười mời ông bán mía vào trong nghĩ ngơi chờ trời dịu mát chút xíu rồi đi bán cũng không muộn, ông Sáu e ngại bước từ từ vô căn nhà rồi đặt cái mâm mía rim lên trên bàn đoạn anh Tấn mời ông ta ngồi xuống rồi cất tiếng nói vọng vào

—- “Em ơi, pha cho anh ấm nước có khách đến chơi”

Ở sau gian bếp Lụa đang thổi cơm nấu nướng nghe tiếng chồng nói vọng vào thì cô vâng dạ đáp lại, ở bên ngoài thấy ông Sáu vẫn đội nón từ khi mua mía cho đến lúc ngồi trong nhà anh thấy lạ thì liền thắc mắc hỏi

—- “Ủa sao ông hông cởi nón ra đi cho mát, ở trong nhà đâu có nắng đâu?”

—- “Ờ thì…tui lo làm cho anh sợ nên tui hông dám”

—- “Có gì đâu mà ông lo, trước sau gì thì tui với ông cũng trở thành chòm xóm với nhau nếu hông biết mặt ông thì coi sao được, ông yên tâm đi, tui hứa là sẽ hông cười đâu mà”

Ngập ngừng một lát bấy giờ ông Sáu mới từ từ cởi cái nón lá ra để lộ một gương mặt đen nhẻm tóc tai bù xù răng hô lòi cả ra ngoài ánh mắt ti hí như mắt lươn kỳ dị thay trên má ông ta còn có một vết sẹo lồi từ bên mắt trái kéo xuống đến cái cằm làm cho gương mặt ông ta đã xấu xí nay càng ghê rợn hơn, nhìn thấy dung mạo ấy của ông anh Tấn chợt có chút rờn rợn nhưng rồi anh cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần thì liền lắp bắp

—- “Ôi trời ơi, sao gương mặt của ông sao lại…”

Ông Sáu thấy anh có vẻ e dè thì liền gục mặt xuống bàn lấy nón đội lên rồi kể về nguyên nhân khiến cho gương mặt của ông có cái vết sẹo này.

Dạo trước khi ông còn lăn lộn ở trung tâm để làm ăn buôn bán, bấy giờ ông Sáu có một cái sạp trái cây ở ngoài chợ vì không đủ tiền thuê mặt bằng bán ở trong chợ nên ông mới bày đại ra lề đường để bán nhưng cho đến một hôm có một nhóm côn đồ chuyên đi làm cái nghề bảo kê cho mấy cái sạp hàng trong và ngoài khu chợ, trước đây những người buôn bán ở đó không ai là không biết cái băng nhóm này hễ sạp hàng của ai mà không đưa tiền bảo kê cho bọn chúng thì ngày ấy sạp hàng đó đều trở nên tan hoang mặc cho chủ sạp khóc lóc van xin nhưng bọn chúng vẫn mặc kệ ra sức mà đập phá đồ đạc, mỗi tháng chúng nó đến đều hò hét cái miệng gây bát nháo trong chợ vì trên tay bọn chúng lúc nào cũng lăm lăm vũ khí nên cảnh sát khu vực lúc ấy cũng phần nào cũng e dè sợ bọn chúng chán sống mà liều mạng. Hôm ấy đến ngày bọn chúng lại đến thu tiền bảo kê lần này dường như ai nấy cũng đều ngoan ngoãn đưa tiền cho bọn chúng không thiếu một xu khi đến sạp trái cây của ông Sáu thấy ông vẫn ngồi lì chưa đưa tiền 1 trong 5 tên liền cất cái giọng oang oang

—- “Nè thằng già, tiền bảo kê của bọn tao đâu? Sao còn hông chịu đưa hả? Mày chán sống rồi phải hông?”

Thấy ông vẫn ngồi im một tên đứng gần cái thúng nhãn liền đưa chân đá văng cái thúng một cái bay ra xa làm cho những chùm nhãn vương vãi khắp mặt đất, khi này ông Sáu tức giận đứng lên chỉ tay vào bọn chúng rồi nói

—- “Nè nè tụi bây làm gì dợ? Sao lại đập phá trái cây của tao hả? Tụi bây đi hông? Hông thì tao báo cảnh sát đó”

Nghe ông hăm dọa cả đám liền cười ồ lên rồi thách thức ông đi báo cảnh sát, quá tức giận ông liền chụp cây đòn gánh để bên cạnh lên rồi xông đến giơ cao cây đòn gánh đập mạnh xuống đầu cái gã đứng gần mình nhất, gã đó đang trong lúc cười thấy vậy thì bất ngờ không kịp tránh né liền lãnh trọn cây đòn gánh to bảng lên trên đầu làm cho gã choáng váng ngã vật ra phía sau, 4 tên còn lại cũng vừa bất ngờ khi thấy ông Sáu ra tay nhanh như chớp thì cũng có chút e dè đưa cây mã tấu lên đề phòng, khi này một tên đứng phía sau vội đỡ gã được gọi là đại ca đang nằm miên man dưới đất lên, sau vài phút bị choáng bấy giờ gã đại ca mới điên tiết nói

—- “Con mẹ nó, mày dám đánh tao à? Tụi bây đâu chém chết nó cho tao nhanh lên”

Nghe gã ra lệnh 3 tên đang đứng tay cầm chắc cây mã tấu như được tiếp thêm sức lực liền hùng hổ xông đến chẳng mấy chốc trước cổng khu chợ bỗng trở thành một bãi chiến trường, kẻ la người khóc tiếng hò hét vang động giữa cái ngã ba đường. Sau hơn 10 phút hỗn chiến lúc này có một nhóm cảnh sát chạy xe đến liền nổ súng trấn áp tất cả lại rồi nhanh chóng giải hết về đồn bốt riêng ông Sáu lúc bấy giờ trong lúc đánh nhau với tụi bảo kê chẳng may ông bị một tên chém trúng bên má trái máu rướm ra ướt cả 1 bên má cũng may vừa lúc đó cảnh sát đến kịp, ông được một số người dân tốt bụng đưa đi vào nhà thương để cấp cứu đến hôm sau ông mới có thể xuất viện để đến đồn cảnh sát trình báo sự việc…

 
 

The comment box
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Loading...