Lớp ngoài của sách lụa đẫm máu tươi, mất máu nhiều
như vậy thì không chừng người kia phải bị chém đứt đầu, máu tươi bắn ra
khắp nơi, hoặc là có rất nhiều người cùng bị thương lúc đó. Sau khi xác
minh, thì ra mấy thứ này được lấy ra từ trong ngực sáu người, trong bọn
họ đã có bốn người chết, hai người đang nằm trong một lều bên ngoài kia, không biết cuối cùng thế nào.
Lỗ Hoàng Bạch có một thể rất khó giải mã, trên đời bảo tồn cực ít,
Kim Vạn Đường vừa thấy là biết đây là thể đó, mất một đêm mân mê cũng
không có kết quả, lão chỉ có thể phục hồi đại khái những văn tự bên trên chuyển chúng sang Hán tự. Ý nghĩa trong mật mã này cho dù mười năm cũng không thể cởi bỏ được.
Bầu không khí áp lực khiến lão ngạt thở, nhưng vừa qua có một thời
gian dài nghỉ ngơi đã giúp cho lão thư giãn đầy đủ, cho nên rất nhanh
sau đó lão liền nhập tâm vào công việc, sau mười ngày lão đã phục hồi
được chất lượng toàn bộ của những bản sách lụa cũ kia.
Vì đã suy nghĩ rất thông suốt, tình cảnh trước do không “mượn gió bẻ
măng” nên phải hối hận, giờ trong thời điểm khôi phục lão tự sao ra cho
mình một bản ,đặc biệt trước đêm hoàn thành, có một cảm giác lo âu nảy
sinh trong lòng lão.
Lỗ Hoàng Bạch là vô giá, cho dù chỉ là bản dập nếu được sao chép rõ
ràng cũng là một gia tài không nhỏ, tiện tay giữ một bản là tuyệt đối
đúng đắn, nhưng nhìn tình hình lão Cửu Môn căng thẳng như vậy, hơn nữa
lại có người phải dùng cả tính mạng mình đổi lấy nó, cầm thế này có khi
nào lại rước tai họa vào thân, trong lòng có chút day dứt. Nhưng nếu
không lấy, bản thân mình cũng đã trên thuyền giặc, trong tình huống này
còn không biết mình có thể lấy được thù lao hay không, cho dù lấy được
thì số tiền đó có bù lại được ba năm trời ấy không, không lấy chỉ e là
không còn cơ hội lần sau.
Lão suy đi tính lại, cuối cùng lão ra một quyết định, lão vẫn lén lấy một bản sao của Lỗ Hoàng Bạch nhét vào tay áo mình, tất cả đều diễn ra
trong sự do dự của lão, tay không tự chủ được hành vi, tới khi nhận ra
thì lão đã làm mất rồi. May mà không ai trông thấy.
Nếu đã là chủ ý thì không lý do để trả lại, lão giờ mới hạ quyết tâm. Tối hôm đó lão chui vào trong chăn (vì ba người một lều) cầm phần bản
sao kia cẩn thận nhét vào bên trong giày vải của mình. Nghĩ đi nghĩ lại
một lát, thấy không vấn đề gì, mấy thứ này cơ bản là không đầy đủ, có
thiếu một phần, lại không có người kiểm tra, hẳn là không có lý do gì mà phát hiện được vì thế từ từ an tâm.
Nhưng sau khi nhẹ lòng được một chút, giống như trong truyện ngụ ngôn xưa, lão bỗng nhiên nảy ra một ý niệm: trộm một phần cũng là trộm,
không bằng trộm thêm một phần nữa.
Vì thế ngày hôm sau lão lại giở trò cũ, tiếc là lúc đó lại xảy ra
chuyện. Vì lão không ngờ ngày hôm sau là ngày cuối, ngày mà lão phải
hoàn tất công tác cuối cùng, phần bản sao giấu trong tay áo chuẩn bị
được đem về lều thì đột nhiên có người tới nói cho lão biết, người ta đã sắp xếp cho lão tối hôm đó sẽ xuống núi, có thể trở về thành Bắc Kinh.
Điều đó khiến lão không kịp chuẩn bị, lão còn tưởng ít nhất mình phải đợi thêm vài tháng nữa, nhưng vừa nghe tới được xuống núi thực khiến
người ta vui mừng, sau khi lấy lại phản ứng, lão lập tức đồng ý.
Không ai tới tiễn lão, Hoắc lão bà đối với lão ở thành Bắc Kinh còn
tương đối khách sáo, nhưng lúc này lão cũng không bắt buộc. Nói vậy là
lão bà cơ bản không còn tâm trí đâu mà quản tới việc này nữa, vì thế lão liền quay trở về lều thu thập hành trang, không ngờ là lão còn phải
trải qua một lần lục soát toàn thân sau đó.
Kia là sắp xếp của Giải Cửu Gia, chúng ta không phòng bị kẻ giở trò
tiểu nhân trộm cắp, nhưng sau cùng, kẻ đó có trộm được cái gì cũng tuyệt đối không thể mang theo.
Kim Vạn Đường còn nhớ rõ cái tình trạng lúng túng đêm đó của mình,
sau khi nghe nói sẽ lục soát người, khoảnh khắc đó mồ hôi lão bất giác
đổ ra ướt đẫm quần áo. Trong tích tắc nghĩ ra vô số biện pháp, nhưng
khốn nỗi thời gian rất gấp, cơ bản không thể xử lý kịp.
Ban đầu người làm công tác lục soát rất lễ độ, điều đó khiến Kim Vạn
Đường đỡ sợ một chút, lão đem giày mình và giày người cùng phòng để cùng nhau, sau đó mở từng thứ một ra cho người ta kiểm tra. Đồng thời định
lấy cớ, nhưng tiếc là chưa kịp làm gì thì ngay sau khi mở đồ ra có một
người đi tới kiểm tra, người khác mời lão tới lều bên ngoài lục soát
người. Lão làm bộ không sao, cố ý đi đôi giày của người kia, đi ra ngoài vừa định đem phần bản sao sách lụa trong tay áo ném đi, tiếc là lại bị
phát hiện tại trận.
Sau đó, người kia tất nhiên không còn hòa nhã được nữa, trong lều của lão đệm chăn, quần áo đều bị xé ra, bốn góc lều trại bị kiểm tra cẩn
thận. Quần áo trên người lão cũng bị lột sạch, giầy cũng bị cậy ra, may
mà lão đã đổi giày trước, phần bản sao kia không bị phát hiện.
Tiếp đó lão bị giải tới Lão Cửu Môn. Tại đó lão đã trông thấy người thứ mười trong Cửu Môn.
Cần chú ý trong tự thuật của Kim Vạn Đường thì đây là một điểm vô cùng mấu chốt, nhưng cũng rất quỷ dị.
Kim Vạn Đường trước chưa từng gặp qua người đó, nhưng lão nghe người ta gọi hắn là: thủ lĩnh.
Lại nói tiếp, Lão Cửu Môn trong doanh địa thường ít lộ diện, ba năm
trời Kim Vạn Đường chỉ họa hoằn lắm mới trông thấy bọn họ. Lúc đi chỉ có thể nhìn từ xa, giờ mới được nhìn gần, thậm chí còn có thể nói là lần
đầu tiên lão mới được biết ngoài chín người bọn họ còn một người thủ
lĩnh nữa.
Người thủ lĩnh này tuổi chưa tới ba mươi, lúc ấy còn đang cùng vài
người khác thương lượng việc gì, Kim Vạn Đường ấn tượng sâu nhất là ngón tay người đó rất không bình thường. Có điều lão cũng không còn bụng dạ
nào mà quan sát tỉ mỉ, căng thẳng bằng chết, nói là mình lần đầu vi
phạm, ma xui quỷ khiến, mục đích không phải vì tiền mà là vì có hứng thú đối với sách lụa, muốn giải đáp nó ..vân vân…
Người thủ lĩnh kia nhìn ánh mắt lão, bước tới dùng hai ngón tay kỳ
quái kia đặt lên huyệt đầu duy của lão rồi bất ngờ dùng sức, gần như lão nghe thấy tiếng xương mình bị nứt ra, đau tới phát điên. Người trẻ tuổi kia mặt vẫn lạnh băng, ngón tay còn chưa dừng xuống sức.
Tiếp theo, thủ lĩnh bắt đầu hỏi lão một vài vấn đề, Kim Vạn Đường
định nói dối, nhưng đau quá không nghĩ được gì, nói dối hẳn sẽ có trăm
ngàn kẽ hở. Trong lúc trong người không thể chịu được đau đớn, bao nhiên dũng khí đều tiêu tan hết, tới cả chuyện giày có giấu cái gì cũng khai
hết ra.
Huyệt đầu duy bị đau khiến thần kinh suy nhược, đầu óc mệt mỏi, ấn
vào huyệt đầu duy có thể khiến cho việc nghĩ ra lời nói dối trong đầu
càng thêm khó khăn và mất sức, con người chỉ cần trong trạng thái kiệt
sức lập tức sẽ muốn buông xuôi không thể nói dối được nữa để mong được
yên thân. Nghiên cứu của CIA Mỹ cho thấy tra tấn đối với cơ thể không
hiệu quả bằng tra tấn đối với đầu óc, cho nên, hiện nay bức cung tới
kiệt sức thường được sử dụng, trên TV tôi thường xem người ta dùng đèn
soi vào mặt khi thẩm vấn. Mà ở Trung Quốc việc bức cung bằng huyệt cũng
đã diễn ra từ ngày xưa.
Sau khi lão nói xong nghĩ chắc mình phải chết, may mà Hoắc lão bà
niệm tình xưa, hơn nữa bản sao kia sau này chưa chắc đã dùng được, cuối
cùng liền thay lão thỉnh cầu, cũng là vì Lão Cửu Môn đang xảy ra chuyện
gì lớn lắm nên cũng không quá để ý vụ này. Người thủ lĩnh trẻ tuổi kia
bảo tùy Hoắc lão bà xử lý. Cuối cùng, lão bị cắt tiền thù lao, sau đó để lão trần như nhộng đi ra ngoài.
Lão trở về lều thấy quần áo và giày của mình bị người ta xé rách, lão khâu qua loa lại, có người tới thúc giục, lão xám ngắt người ra khỏi
núi, cũng không cáo biệt ai vì chẳng có gì để nói.
Sau trở về Bắc Kinh, trong nhiều năm lão vẫn cảm thấy bấn an, nhưng
sau đó Lão Cửu Môn càng ngày càng lụi bại, về sau không còn thanh thế
nữa, lão mới dần yên lòng. Tiếp theo lão nghe phong phanh người ta nói
sau khi lão rời đi, trong vách núi có đại sự xảy ra, Lão Cửu Môn chết vô số, tổn hại nặng nề.
Thế cho nên Hoắc lão bà đột nhiên gửi thư tới, dọa lão sợ chết khiếp, nghĩ ngay tới chuyện xưa.
Hoắc Tú Tú kể xong nói:
” Người thủ lĩnh bức cung lão, nghe nói có hai ngón tay cực dài”. Nói xong liền nhìn về phía Muộn Du Bình, “Các anh có nghĩ tới cái gì
không?”
Tôi không nói lời nào, Bàn Tử cũng nhìn về phái Muộn Du Bình, ngoài
cửa ánh trăng bị mây đen che phủ, trong phòng tưởng như tối đen.
Tôi hiểu được ý của Tú Tú, nhưng không có nhiều phỏng đoán, vì chuyện này có đoán thế nào cũng không thể chứng thực được.
Bàn Tử trầm ngâm hỏi: “Bản thân lão Kim Vạn Đường kia có suy đoán gì không?”