Nắng đã ngã xuống hững hờ trên những tàu dừa nước ven sông một màu vàng nhạt. Chẳng còn gắt gỏng như ban trưa, nắng chiều thật đẹp và êm dịu. Tôi bước theo thằng Sâm với bộ đồ thun của nó vừa soạn cho mình bận. Đi phía trước, thằng Sâm không ngớt miệng luyên thuyên về cuộc đua bè sắp sửa diễn ra. Nhưng tôi chẳng buồn để tâm tới những gì nó nói, bởi trâm trí tôi dường nhữ vẫn còn mắc kẹt trong giấc mơ kinh hồn ban nãy.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã đến bến lục bình. Không khí ở đây vào buổi chiều thật nhộn nhịp chứ chẳng giống ban trưa. Vừa đến nơi thì tôi đã thấy nước bắn tung tóe khắp dưới sông. Dưới bến lục bình bấy giờ là một thằng nhóc da đen ngờm, đang đùa nghịch và bơi lội quanh bến. Thằng Sứa thì nó đang ở tuốt trên nhánh còng cao chót vót chứ ko bơi dưới sông. Thấy tôi thì nó hô lớn.
-Anh Tùng !! Em đây nè anh!
Nói rồi nó ngay lập tức từ nhánh còng nhảy thẳng xuống sông. Như thể nó muốn khoe với tôi rằng bản thân có thể làm được điều mà tôi không dám. Đùng một tiếng, nước bắn lên tung tóe. Thật tình dù đã thấy bọn nó nhảy từ trên cây xuống sông như vậy nhiều rồi. Ấy thế mà lần nào tôi cũng nổi hết cả da gà. Tôi tưởng tượng nếu như chẳng may có một cây nhọn nào nằm sâu dưới đáy sông, bọn nó nhảy xuống ngay cây nhọn đó thì chỉ có nước trời mới cứu được. Eo ơi, nghĩ mà khiếp. Tôi rùng mình một cái, thằng Sâm bên cạnh vỗ vai tôi nói:
-Xuống sông thôi anh, tụi nó đợi mình nãy giờ rồi đó!
Cũng như thằng Sứa. Thằng Sâm nói rồi thì leo tọt lên cây còng nhảy đùng xuống sông một cái trước sự dè chừng của tôi.
Trẻ con ở Miền Tây xem việc chơi các trò chơi trên sông là một cái gì đó rất bình thường và là một thú vui không thể thiếu. Nhưng tôi thì khác, tôi đâu có lớn lên ở đây, nên phần nào cũng cảm thấy khó hòa nhập được với bọn nó. Tui đi bộ từ từ xuống chứ chẳng dám nhảy từ đọt còng xuống.
Đứng ở trên bờ nhìn xuống tụi nó đang trầm nghịch dưới dòng nước đục ngầu mà tự nhiên tôi thấy ngán ngược. Chẳng biết lúc sáng tôi nghĩ gì mà lại hứa với tụi nó là tới đây tắm sông, đua bè. Mười lăm tuổi rồi chứ nhỏ nhắn gì nữa đâu. Nhưng tới đây rồi mà không xuống nước thì thằng Sâm và đặc biệt là Sứa dễ gì để cho tôi yên.
-Anh Tùng xuống đi. Đợi gì nữa ?
Tôi:
-Từ từ mạy. Xuống nước mà không khởi động trước, có ngày chuột rút tụi mày thấy bà cho coi!
Tôi bước xuống sông mà lòng ở trên bờ. Thấy tui uể oải lẫn màu mè như vậy thì thằng bạn của Sứa mới cất tiếng hỏi:
-Thằng cha đó là ai vậy Sứa?
Sứa:
-Là anh Tùng con bác Hai nhà tao. Ổng mới trên thành phố về chơi hồi sáng.
Lâu lắm rồi tôi không xuống nước bơi, nên hiện tại có hơi khó nhọc với dòng nước đang chảy khá mạnh. Mà nói thẳng ra nếu tôi có bơi thường xuyên thì cũng dở ẹt. Chẳng bù được một góc nhỏ của thằng Sứa hay thằng Sâm. Tụi kia chúng nó chỉ cần lặn một hơi là đã ra tới chỗ rìa bến lục bình, là nơi neo mấy chiếc bè chuối. Còn tôi phải nhọc dữ lắm thì mới đến được chiếc bè. Thấy tôi bơi dở, thằng Thạch bạn Sứa lại hỏi:
-Tướng ông này có chút xíu, tụi mày rủ ông đua bè chung cho thua hay gì ?
Sứa tuy thích hơn thua với tôi. Nhưng thấy tôi bị thằng Thạch chê bĩu thì nó cũng bênh tôi răm rắp:
-Nhìn vậy thôi, chứ anh tao có học võ trên thành phố đó mày! Mày chê ổng yếu, ổng đấm mày một lái lòng phổi bây giờ.
Trời đất ơi. Sứa ơi là Sứa. Anh mày có học được miếng võ còng võ cua nào đâu mà mày thạch thượng dựng chuyện. Không hiểu thằng Sứa nó nghĩ thế nào mà lại phịa ra được chuyện như vậy. Tôi đương nhiên cũng im re luôn chứ chẳng biết nói gì. Nghe tôi có học võ thì Thạch mới nhìn tôi bằng đôi mắt quan sát. Môi nó bĩu ra cả đoạn. Chắc nó có nghĩ thế nào thì cũng không tin được một tên còm nhòm như tôi lại có đi học võ. Tôi lớn tuổi hơn thằng Sứa, cả thằng Thạch kia, nhưng có lớn con hơn bọn nó được miếng nào đâu mà chỉ cao hơn được có chút xíu. Nên chuyện nó không tin lời thằng Sứa cũng là lẽ thường. Tự nhiên tôi sợ thằng Thạch này hỏi ngây ra thì sẽ biết Sứa phịa chuyện, lúc đó chắc là quê chết. Nhưng hên là Thạch nó chưa hỏi thì giọng thằng Sâm đã chen vào cứu cánh.
-Ê! Tụi bên sông chèo bè qua rồi kìa tụi bây!
Tôi ngồi trên chiếc bè chuối bắp bênh nhìn theo cái chỉ tay của Sâm về hướng bên kia sông. Mới thấy một đám trạc tuổi thằng Sứa đang hì hục chèo bè thẳng tiến về hướng mình. Thấy lạ, tôi mới hỏi:
-Ủa đám nào vậy Sứa?
Sứa nó nhìn thẳng về đám đang tiến tới. Vẻ mặt lộ chút nghiêm túc:
-Là tụi thằng Mộng Sẹo, hôm nay anh em mình đua bè với tụi nó đó!
Trông một thoáng tôi liền nhận ra cuộc đua bè hôm nay của đám thằng Sâm không phải là cuộc đua bè thông thường. Thấy nét mặt hoang mang của tôi thì Sâm dường như cũng hiểu được tôi đang thắc mắc điều đó, nó liền cất tiếng giải thích:
-Mỗi tuần tụi em đều sẽ tổ chức một cuộc đua bè như thế này. Bên thắng sẽ được chiếm trọn bến lục bình này trong suốt một tuần đó. Thua thì không được bén mạng tới đây.
Trời đất ơi. Nghe thằng Sâm nói mà tôi muốn ngã ngửa xuống nước. Sau tụi nó không cùng nhau vui chơi ở đây có phải đơn giản hơn không. Cứ làm mấy trò điên khùng này làm gì tôi cũng chẳng biết. Sâm lại dàu dàu bên tai tôi.
-Hồi trước đáng lẽ khu vực này là của tụi em. Nhưng rồi thằng Mộng nó phát hiện thấy địa điểm này lý tưởng nên mới chiếm. Nói anh đừng méc ba em chứ lúc trước bọn em đánh lộn suốt để tranh nhau được chơi ở cái bến này. Nhưng lần nào hai bên cũng ngang tài ngang sức nên mới nghĩ ra cách đua bè như bây giờ.
Tự nhiên tôi muốn lên bờ đi thẳng về nhà quá. Bởi tôi là chúa ghét hơn thua, lại càng ghét tranh giành, nhất là những chuyện mạnh bạo như thế này. Nếu tôi là đám thằng Sứa thì đã nhường quách cái bến lục bình này cho thằng Mộng rồi. Đến Diễm Phương tôi còn chẳng muốn tranh giành nữa là, huống chi là cái bến đục ngầu này. Vô bổ.
Nhưng nghĩ là vậy. Tôi đã lên lưng cọp rồi, sau mà xuống được nữa, dù không muốn thì cũng đành theo chiều như con nước đang xuôi dòng kia thôi. Sau một hồi cũng cố lực lượng hai bên, thì đám thằng Sâm và thằng Mộng mới ra luật. Thằng Mộng kia hình như cũng chạc tuổi tôi. Nhưng tướng nó đô con hơn hẳn tôi gấp đôi, nó ngồi trên bè uy nghiêm nói:
-Lần trước tụi bây thắng rồi. Lần này tới tụi tao ra luật. Luật là hôm nay chỉ đua đúng 1 lần. Từ đây sang sông rồi quay về ,ai đến đích trước kẻ đó thằng. Và mỗi bè bắt buột phải có hai người.
Thằng Sứa kênh mặt đáp:
-À… Thì ra là đua bè đôi à. Được thôi. Mọi người cứ để em với anh Tùng đua với tụi nó!
Nghe thằng Sứa nói mà tôi muốn cóc lên đầu nó một cái hết biết. Sao thằng Sâm, thằng Thạch hì hờm to con hơn tôi nó không rủ, lại đi rủ tôi đua. Đúng là thằng quỷ nhỏ này muốn trêu tôi mà. Nhưng cũng may, Sâm nó lại cứu cánh tôi lần nữa:
-Thôi! Chuyến này mày để tao với thằng Thạch. Anh Tùng mới đi xe về hôm nay. Còn mệt, không đua lại tụi nó đâu.
Tự nhiên tôi thấy Thương thằng Sâm hết sức. Lý do khéo vậy mà nó cũng nghĩ ra được dùm tôi. Thằng này về nhà tôi phải cho nó đọc quyển truyện tranh quý nhất của tôi mới được.
Và đương nhiên với lý do thuyết phục thế kia thì thằng Sứa cũng chẳng thể kèo nèo gì tôi nữa, và cuộc đua bè của đám thằng Sâm nhanh chóng đã bắt đầu.
Thằng Mộng Sẹo kia chở phía sau một thằng, tướng tá cũng hì hờm y chang nó. Bên phía thằng Sâm thì có Thạch. Chúng nó vào vạch xuất phát trong sự hồi hộp của 2 phe. Tôi với thằng Sứa ngồi ở trên bè cũng im lìm quan sát. Khi đã thấy ai cũng chuẩn bị xong xuôi hết rồi, Sứa nó mới hô lớn:
-Chuẩn bị đếm một hai ba là đua nghen!
Thằng Sứa nói xong thì 4 tay đua bè ‘’bán chuyên’’ kia ai nấy cũng lâm le nhìn thằng về phía trước, tay nắm chặc cây chèo như hiệp sĩ cầm gươm. Sau tiếng đếm lớn của thằng Sứa, ngay lập tức 4 thằng nó liền vun tay chèo như vũ bão, nước bắn lên tung tóe. Trong một thoáng tôi có hơi bất ngờ trước sức trâu bò của 4 thằng kia, 2 chiếc bè của chúng nó đi phăn phăn trên nước. Nhất là thằng Thạch. Nó ngồi trước thằng Sâm chèo nhanh như cái máy, thế nên chỉ mấy chốc là đã bỏ được bè của thằng Mộng sẹo một đoạn vài mét. Tôi nghĩ bụng trận này bên phía thằng Sâm thắng là cái chắc rồi. Mà không chỉ tôi, ngay cả Sứa nó cũng thấy rõ điều đó.
Chứng kiến lợi thế nghiêng về phía đội nhà, Sứa nó đứng hẳn lên bè rồi không ngừng hô hào cổ vũ.
-Cố lên Thạch, cố lên anh Hai ơi! Ăn là cái chắc rồi, ha ha ha!
Quả nhiên không ngoài dự kiến. Chẳng mấy chóc thì bè của thằng Sâm đã qua tới bên kia sông và quay trở lại bến lục bình. Trong khi thằng Mộng kia vẫn còn ở giữa sông, một chiến thằng chẳng thể nào thuyết phục hơn được nữa.
Vừa đến nơi, Sâm và Thạch đã được thằng Sứa chào đón bằng một tiếng cười lớn:
-Ha ha ha! Mày giỏi ghê đó Thạch, từ lúc có mày không bao giờ bên mình thua tụi nó hết, ha ha ha!
Bên thắng cười. Nhưng bên thua thì hoàn toàn ngược lại. Lúc này đây thì bè của bên thằng Mộng cũng đã về tới bờ. Tôi thấy nét mặt của nó bấy giờ trông chẳng khác gì ông Trương Phi trong phim Tam Quốc mà mình đã xem trên thành phố. Miệng nó thở phì phì, mặt đỏ lờm vì giận. Chưa kể đôi mắt của nó bấy giờ đang trợn trắng nhìn bọn tôi trong đáng sợ vô cùng. Càng nghe thằng Sứa cười thì mặt thằng Mộng càng phì lên thấy mà ớn. Tự nhiên nó ném cây dầm mạnh xuống sông, làm nước bắn lên mặt bọn tôi hết ráo. Tôi chưa lau xong chút nước dính lên mắt thì đã nghe Mộng nó gầm róng:
-Tao không phục! Mấy thằng chó tụi mày chơi ăn gian!
Thằng Sứa lúc này cũng không thua kém gì Mộng. Nó trợn mắt lại đáp:
-Ê ê! Chơi thua rồi không nhận nói khùng nói điên gì đó mạy ?
Mộng:
-Thua cái con khỉ móc! Tao không phục. Không chơi trò đua bè này nữa, kéo lên bờ đánh lộn đi! Bên nào thắng thì được chơi ở đây một tháng!
Nghe thằng Mộng ngang ngược thì Sâm mới gông cổ:
-Muốn đánh lộn thì đợi tuần sau! Bây giờ mày thua rồi thì phải chịu!
Mộng:
-À… Hay là tụi mày sợ tao! Sợ thì nói một tiếng tao tha cho!
Lúc mà nghe thằng Mộng rủ đánh lộn là tôi đã điếng hết cả người rồi. Đúng là điều tôi lo nhất cũng đã xảy ra. Nhưng nó chỉ mới là khúc nhạc dạo đầu. Điều tôi sợ nhất vẫn là cái miệng của thằng Sứa. Và quả nhiên nó đã không làm tôi thất vọng. Tôi nhắm tịt mắt lại để không trông thấy thằng Sứa, bởi tôi biết nó sẽ lại mang tôi ra. Nhưng tiếc thay tai tôi vẫn còn nghe rất rõ:
-Hôm nay mày rủ đánh lộn là mày xui rồi con! Muốn đánh thì lên bờ, tao sẽ cho mày biết anh Tùng của tao đáng sợ cỡ nào!
Tự nhiên tôi muốn tôi muốn Hà Bá bắt thằng Sứa đi hết biết. Tôi có bao giờ khoe mẻ với nó tôi khỏe mạnh hay có học võ đâu mà nó lại lôi tôi ra như vậy chứ. Thấy thằng Sứa nhìn tôi thì thằng Mộng như cũng biết là đang nói tôi. Không biết Mộng nó nghĩ gì khi thấy tướng tá còm nhom cùng khuôn mặt hốc hác của tôi, tôi chỉ thấy nó cưởi mỉm rồi đáp:
-Mày nói thằng cha ốm như con khô này đó hả ?
Sứa nó gật đầu một cái mạnh bạo:
-Phải! Nói cho mày biết, anh tao có học võ ở trên thành phố! Ông Tư Tro ổng còn xử được, thì huống chi mấy thằng nhóc như mày!
Nghe thằng Sứa nói tôi đòi xử ông Tư Tro thì tự nhiên thằng Mộng cũng thôi cười nữa. Cả đám bên địch ai nấy cũng tỏ vẻ e dè. Thằng Mộng lại nhìn tôi dò xét từ đầu đến chân. Tôi ước gì Mộng nó cũng sợ tôi rồi té khỏi chỗ này ngay lập tức. Nhưng tiếc là không, nó không sợ. Dường như nó đã đoán ra thằng Sứa chỉ phịa chuyện. Nó vẫn nhìn tôi lăm le rồi nói:
-Được! Tao sẽ đánh tay đôi với thằng cha này! Nếu mà tao thua tao thề sẽ không bao giờ qua đây tranh giành với tụi bây cái bến lục bình này nữa!
Vậy là tiêu tôi thật rồi. Tôi muốn từ chối, nhưng không biết phải mở mồm thế nào, tôi càng sợ phải mất mặt khi nói rằng không dám đánh nhau với thằng Mộng Sẹo kia. Tâm trí tôi lúc này bấn loạn đến vô cùng. Phải rồi, chắc chắn thằng Sâm sẽ lại cứu tôi ra khỏi tình huống khó xử này thôi, chắc chắn là thế. Tôi vừa nghĩ tới Sâm thì ngay lập tức nó liền lên tiếng:
-Mày hứa rồi đó, nếu mày đánh thua anh tao, mày phải mãi mãi cút khỏi bến lục bình nay!
Mộng:
-Được! Tao hứa! Lên bờ tụi bây!
Tôi trợn trắng mắt nhìn thằng Sâm. Không thể tin được là đến cả nó cũng trông chờ vào việc tôi có thể đánh thằng Mộng Sẹo to gấp đôi tôi thế kia. Tôi thật tình là chẳng thể hiểu nổi sao mà hai anh em nó lại nghĩ rằng cái thân xác còm nhòm của tôi lại biết đánh nhau được. Nhưng rồi tự nhiên trí nhớ tôi động đậy. Khiến một mảnh ký ức thuở xa xưa rơi ra. ‘’Lần này về thành phố tao sẽ học võ. Lúc đó tao sẽ bảo vệ tụi bây’’. Tôi đã từng nói như thế với anh em thằng Sâm khi bọn nó bị bạn học bắt nạt. Nhưng đã lâu lắm rồi, từ cả khi bà tôi còn sống. Ấy vậy mà bằng một cách thần kỳ nào đó anh em thằng Sâm vẫn nhớ. Tôi đoán chắc rằng tụi nó nghĩ tôi đã học võ suốt quãng thời gian qua. Sâm ơi là Sâm. Em mày ngu được rồi, đến cả mày ngu theo thì tao cũng lạy.
Tôi mãi mê suy nghĩ với khuôn mặt thờ thẫn tới độ mà đã theo bọn nó lên bờ khi nào cũng chẳng hay. Cái cơ thể còm nhom này cũng ngu có kém gì với anh em thằng Sâm đâu chứ?
Lúc này chúng tôi đã kéo tới bãi đất trống cạnh bến lục bình. Bấy giờ thì tôi có muốn chạy cũng chẳng được nữa rồi. Bởi cả đám chúng nó đang đứng xung quanh tôi với thằng Mộng Sẹo đáng sợ kia. Từ nãy tới giờ đầu óc tôi cứ mãi suy nghĩ đến mấy chuyện linh tinh, mà cái miệng chết tiệt thì cứ cứng đờ chẳng chịu phớt lời từ chối cuộc đánh nhau vô bổ này. Tôi hít một hơi thật sâu, cố lấy lại bình tĩnh. Thằng Mộng thấy vậy thì tưởng tôi đánh phủ đầu nó hay sao nên liền đề phòng thủ người lùi lại. Tôi gòng mình cất tiếng:
-Tao đi xe hồi sáng tới giờ mệt quá. Hay là … Hẹn hôm khác hả đánh nhau nghen tụi bây?
Thằng Mộng lại nhìn tôi bĩu môi:
-Mày sợ à ? Tao không biết, đã hứa rồi. Nếu không đánh thì tao tính mày thua. Bến lục bình kể từ hôm nay sẽ là của tao!
Đứng trước câu trả lời cứng ngắc của thằng Mộng thì tôi cũng chẳng biết phải nói gì thêm. Tôi quay sang nhìn thằng Sâm với ánh mắt cầu cứu. Nhưng thằng Sâm chẳng thèm nhìn tôi, nó chỉ lo lờm thằng Mộng rồi để cho thằng quỷ Sứa đáp thay:
-Anh tao muốn tha cho mày mà mày ngoan cố hả ? Được rồi anh Tùng ! Đánh nó què giò bữa nay đi anh!
Sau tiếng của thằng Sứa là một tràng ‘’thêm dầu vào lửa’’.
-Phải đó! Đánh đi!
-Đánh đi, Đánh đi!
Tụi ở ngoài hô hào dữ tợn thì thằng Mộng cũng ngay lập tức vào thế thủ. Nhìn cái nước da đen ngòm của nó, thêm cái sẹo trên trán, cộng với tướng tá gấp đôi tôi thế kia thì tôi đã đoán được số phận của mình trong vài phút nữa sẽ ra sao rồi. Nhẹ thì tôi sẽ bị bầm mặt, nặng thì què tay què giò. Có khi xui xui, nó đấm tôi một cái vào ngực rồi mất thở chết ‘’queo’’ luôn cũng không chừng. Tôi ước gì bây giờ dưới đất có một cái lổ đủ lớn cho tui chui vào, tôi sẽ ngay lập tức nhảy thằng xuống mà chẳng ngần ngại điều gì. Hay tự nhiên ông Tư Tro xuất hiện như trong giấc mơ lúc trưa, đuổi cả đám chúng tôi chạy tán loạn khỏi chỗ này cũng được. Tôi đang miên mang mường tượng đến những điều chẳng thể xảy ra thì tự nhiên từ phía đường đất có tiếng con gái cất lên:
-Thạch! Em tụ tập đánh lộn đó phải không ? Chị mét anh Hai Nhường mấy đứa tụ tập đánh lộn nè!
Ngay tức khắc cả đám chúng tôi liền quay đầu ra phía đường đất. Tôi như chết lặng khoảng mấy giây với người vừa cất lên tiếng nói kia. Đó là một cô gái chạc chừng tuổi tôi, bận chiếc áo sơ mi màu trằng của học sinh, chiếc áo có chút cũ kỷ nhưng nhìn vô cùng sạch sẽ. Và thứ khiến tôi lặng người đó chính là những gì tạo nên khuôn mặt của cô ta. Đôi mắt long lanh như nước suối dưới mưa, mái tóc đen tuyền dài qua đôi vai gầy gò nhỏ nhắn. Khuôn mặt xinh đẹp kia là sao ? Dáng người dễ thương kia là sao ? Tại sao có một tiểu tiên nữ ở chốn nhân gian này kia chư ?
-Chạy thôi anh Tùng! Bà Thơm bả mét ông Nhường là toi cả đám đó! Chạy lẹ!
Tôi vừa như bị thằng Sứa kéo ra khỏ giấc mộng thiên đường bởi tiếng gọi của nó. Tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhưng khi quay lại thì đã thấy cả đám bỏ chạy gần hết. Thằng Mộng Sẹo và đám bạn của nó, cả thằng Thạch. Chỉ riêng có anh em thằng Sâm là còn ở lại và cố lôi tôi chạy.
Tôi không biết có chuyện gì mà tụi nó lại chạy như vậy, mà bấy giờ thì tôi cũng chẳng thèm quan tấm tới bọn nó. Tôi chỉ muốn ở lại đây, ở lại để nhìn tiểu tiên nữ kia thêm một chút nữa. Nhưng tiếc thay là hai kẻ phàm phu là thằng Sâm và Sứa thì lại không cho tôi ở lại. Chúng nó ra sức kéo tôi bỏ chạy khỏi chốn thiên đường này. Mặc cho tôi đang cố quay đầu nhìn về cô gái ở ngoài kia. Trông một thoáng, tôi thấy cô ta quay nhìn về hướng tôi và anh em thằng Sứa. Cô ta cười, có chiếc răng khểnh lộ ra ngoài. Chính lúc đó tôi biết bản thân đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng một phát thẳng vào tim.
Mãi một lúc sau thì tôi và anh em thằng Sứa cũng đã về tới nhà cậu Út. Giọng thằng Sứa dàu dàu bên tai tôi:
-Chút nữa là toi rồi. Ông Nhường ra thì tiêu cả lũ!
Sâm nó lay vai tôi một cái nói:
-Vô nhà tắm rồi ăn cơm thôi anh Tùng.
Tôi không quan tâm anh em thằng Sứa vừa nói gì. Rồi máy móc hỏi tụi nó:
-Ê Sâm.
Sâm:
-Dạ anh ?
Tôi:
-Hồi nãy là ai vậy ?
Sâm:
-Ai là ai cơ ? Anh hỏi ông Nhường hả ?
Tôi lắc đầu:
-Không! Ông Nhường con chú Tám dạy võ tao biết mà. Tao hỏi con nhỏ nãy ngoài đường la thằng Thạch kìa!
Sâm:
-À… Nhỏ Hai Thơm, chị thằng Thạch đó mà. Hồi đó nó ở trên chợ với dì nó, mới về đây nên anh không biết đâu.
Tôi nghe vậy thì đáp gọn:
-Ừ… Thơm hả…
Tôi thấy thằng Thạch trố mắt nhìn tôi một lúc. Nhưng nó không nói gì. Chỉ có tôi là chủ động muốn hỏi.
-Hai Thơm… Là chị thằng Thạch hả mạy?
Sâm:
-Anh hỏi gì mắc cười! Chứ không lẽ em thằng Thạch ?
Tôi:
-Ừ. Hai Thơm… Học lớp mấy vậy mạy ?
Sâm:
-Nó bằng tuổi em. Nghĩ học lâu rồi.
Vậy là Thơm lớn hơn tôi một tuổi. Mà chẳng sao, tình yêu thì đâu có phân biệt tuổi tác. Tôi lại hỏi thằng Sâm.
-Hai Thơm… Nhìn có duyên ghê hé Sâm.
Sâm dè môi:
-Gớm! Nhỏ đó là chúa mách lẻo. Chuyên méc ông Nhường tụi em quậy phá, duyên chỗ nào em chết liền.
Thằng Sâm trả lời mà hình như sợ tôi hỏi nữa. Liền đi vào trong nhà, miệng nó vọng lại:
-Thôi em vô ăn cơm đây, đói bụng quá!
Thằng Sâm vào nhà rồi. Chỉ còn có tôi đứng ở ngoài cái sân lót gạch tàu đỏ sẫm. Tôi thờ thẩn nhớ lại cái nụ cười chết người của Thơm ban nãy. Rồi tự nhiên tôi bắt gặp trong trái tim mình có một chòi non đang nảy nở. Chòi non này lớn nhanh thật, mới chút xíu đó mà đã có hoa rồi. Một bông hoa màu hồng rực rỡ giữa chiều hè ôi ả.
~~
Chiều tối hôm đó tôi và anh em thằng Sâm anh cơm xong thì ra trước sân nhà ngồi tán dốc. Từng cơn gió vi vu nhẹ thổi mang theo hơi lạnh của nước sông vào mặt tôi, khiến tôi thấy tâm trí mình nhẹ thênh. Không còn mang nặng chuyện học hành hay nỗi buồn mang tên Diễm Phương nữa. Mà thật ra thì từ chiều đến giờ tôi đã thôi không nghĩ về Diễm Phương nữa rồi. Mà tôi chỉ mơ về Hai Thơm thôi. Hai Thơm đẹp hơn Diễm Phương tới mấy chục lần mà.
3 thằng chúng tôi ngồi với nhau rồi nói về đủ thứ chuyện trên đời, từ những vì sao li ti trên bầu trời đêm cho tới chuyện con chó nhà Cậu Út vừa mới đẻ được mấy con tiểu cẩu trông dễ thương hết sức. Mãi một lúc, khi ánh trăng đã lên gần tới đỉnh của mấy ngọn dừa bên kia sông, thì thằng Sứa mới bàn về chuyện mà tôi đang cố lẫn tránh từ chiều cho đến giờ:
-Anh khỏe chưa anh Tùng. Tới nhà ông Tư Tro được chưa ?
Thật tình nếu như ban trưa tôi không mơ cái giấc mơ quái dị kia thì đã liền tức tốc đứng lên đi cho anh em nhà nó sáng mắt ra. Nhưng bây giờ thì khác, hình ảnh ông Tư Tro bò quằn quại trên đất rồi cắn vào chân tôi một cái vẫn còn ám ảnh trong tâm trí tôi. Chưa kể bấy giờ đã là đêm, bóng tối sau những bụi chuối xào xạc kia có gì đó mờ ảo và đáng sợ hơn tôi nghĩ vào lúc sáng rất nhiều. Khiến chuyện đi tới nhà ông Tư Tro bấy giờ với tôi là một điều điên rồ lẫn đáng sợ. Nhưng đương nhiên tôi sẽ chẳng thể nào nói rằng mình sợ mà không dám đi sau những lời hùng hồn vào lúc trưa. Tôi biện hộ:
-Vẫn còn mệt! Hôm nào đi.
Thằng Sứa nhìn tôi rồi méo miệng nói kiểu thách thức:
-Mệt hay là… Anh Tùng sợ ông Tư Tro bỏ vô bụng?
Tôi:
-Tao mệt thật chứ ông Tư Tro thì có gì mà sợ chứ! Tào lao.
Tôi chắc chắn sẽ từ chối đi tới nhà ông Tư Tro vào lúc này. Dẫu có phải bịa ra bao nhiêu chuyện đi nữa thì tôi cũng sẽ bịa. Tôi nghĩ vậy, nhưng suy nghĩ cứng rắn đó của tôi đã ngay lập tức bị bẻ công đi khi nghe thằng Sứa nói ra một điều:
-Nhà ông Tư Tro gần chứ có xa đâu mà mệt. Đi qua khỏi nhà thằng Thạch là sắp tới rồi