1 : Vong Nhi.
Vào năm 2000, mùa lúa chẳng còn, vùng đất bắt đầu ngập mặn. Người dân thay nhau gặt lúa, đào đất cải tạo thành ao hồ nuôi tôm quản canh. Người người xúm lại phụ nhau, đàn ông ra đồng đào xới, đàn bà thì gặt lúa, bó rơm.
Trong người dân, có một người phụ nữ tầm 40 tuổi hơn, người phụ nữ ấy không có gia đình không chồng con gì. Người phụ nữ ấy tên là Lan, nhìn được người. Da dẻ không quá xấu xí. Xóm làng kế nhau, cỡ bà Lan người ta có con cháu ẵm bồng. Như không mắc nợ duyên tình, bà Lan dù có người để ý, mà chẳng thèm ngó tới hay muốn có chồng.
Lời ra tán vào không ít, đều phụ nữ với nhau, ít người ao ước được như bà Lan. Sống mình ên cho khỏe, chứ gánh nặng chồng con làm người ta ể oải. Huống chi lấy nhầm chồng ăn chơi say xỉn, một ngày thấy mặt là chửi lộn, hay đánh nhau cả chục vác.
Thêm nửa là một số người từ trẻ, không thích không ưa bà Lan. Trai tráng hồi xưa hở gặp là đeo theo miết, dù chẳng cướp của ai. Mà lời nói của mấy bà đó nói một mà ý mười.
Lời đàm tiếu có cả đàn ông, thân đàn ông mà miệng đàn bà, theo đuổi không được bà Lan. Quay ra nói xấu, rêu rao bà Lan là ô môi, thích con gái không thích con trai, làm người người gọi là bệnh, tẩy chay, không ai chơi với bà. Thời còn trẻ, bàn tán đến nỗi từ một người hiền lành, tính nết dễ chịu. Ấy thế lời nói khiến con người ta thay đổi một trăm tám chục độ, từ hiền thành dữ. Bà từng là người chẳng chửi ai một câu, bây giờ trở về sau bà chửi láng hết. Chửi từ nhẹ thành nặng, bà đã chửi mà ai còn mở miệng nói thêm, là bà chơi tới cùng. Đánh nhau với mấy bà tám trong xóm, miết giờ đi dài dài người người chẳng ai mà không sợ bà.
Chửi thì chửi, tính khó khăn thì khó, vậy thôi chứ bà tốt tính. Nhà tuy không khá giả mà thường xuyên bà hay đi từ thiện với mấy người trong chùa. Bà quý con nít lắm, nhìn mấy đứa nhỏ bị bỏ rơi khao khát tình mẹ. Bà thương lắm, cứ vài bữa lại mua bánh sữa đem lên chùa, cho tụi nhỏ. Học hành bà mua co sách vở, không giàu có. Bà bình dân sống với mấy chục công ruộng cha mẹ để lại, và sau này ruộng lúa ngập mặn bà dần chuyển qua nuôi tôm quản canh.
Tâm tính không ác, bà như được trời thương, làm ăn đồng ra đồng vào dư dả. Bà không tham của, ôm vào người mà sống. Bà đem lên chùa từ thiện, đem vào công quả. Nhà cửa cũng vừa ở một mình bà, bà chẳng sửa sang. Bà nghĩ con cháu chồng con không có, cứ có nhiêu lo cho mồ mả cha mẹ như người ta là được. Bà cũng lớn sống nay chết mai mà, tham làm gì cho khổ. Cư cho những người không có, người khổ đau tích đức tích hước ý nghĩa hơn.
Ngoài đi chùa, bà Lan còn có sở thích đi coi hát, cứ vào rằm, mỗi tháng. Là ngoài đình có một đoàn hát về, một đêm duy nhất, nên mấy bà mấy ông trong xóm ùng ùng rủ nhau đi coi, không thiếu cả bà Lan.
Tầm bốn năm giờ chiều, trước nhà bà hay có người réo, nam nữ già trẻ có đủ.
” Bà Lan ơi bà Lan ? Đâu rồi lẹ đi nay nghe đâu tuồng hay lắm á ?
Bà Lan từ trong ra, khóa cửa kỹ càng, một ổ chẳng yên tâm bà chơi luôn hai ba ổ. Một bà trong đó thấy vậy lắc đầu ngán ngẩm.
” Đứa nào xui lắm mới ăn trộm ngay nhà bà. Nội mở ổ khóa thôi cũng mắc mệt. ”
Bà Lan lụi cụi kiểm tra kỹ rồi mới cất chìa khóa, bà đội lên cái nón lá, đi những bước le lẹ lôi tay bà lúc nãy. Chẳng nói năng câu nào, vì bà sợ nói lại bị giận, vì bà nói câu nào móc họng người ta câu đó.
Đi vào sân đình đang náo nhiệt người ngồi, nhóm bạn bà Lan nhanh trí chọn chỗ gần nghệ sĩ nhất. Tới giờ diễn, tất cả ngồi im say sưa theo nhạc, theo kịch diễn. Đang tới đoạn vọng cổ hay nhất, thì một ông ngồi kế bà Ln hán hái đến nổi cất giọng hát theo. Bà Lan cau mặt nhìn, thứ gì đâu không đoạn người ta đang hay, mà ổng hát dỡ không thể nào tả nổi. Sẵn trên tay có cầm bọc chôm chôm mới mua trước đình. Để dành vừa coi vừa ăn, bà chẳng e ngại, bức một trái vọng thẳng vô họng ổng. Ông kia bị một phát muốn bật ngửa ra sau, hên có người đỡ lại. Bà Lan nhìn ông ta xém nghẹn họng, nhả trái chôm ra nhìn, sẵn bà chỉ tay ra dọa.
” Mới dô đoạn là một trái, đoạn tới mà ông hát nửa là tôi dọng nguyên đùm, chứ không phải một! Thứ gì hát lời nơi nhạc nẻo, dở như hạch, nghệ sĩ người ta đang hay ông chọt mỏ vô là tôi dọng tại sân, muốn hát tự về nhà hát, tránh làm phiền người đi xem.”
Ông kia chẳng dám hó hé, người co lại xé trái chôm chôm tự ăn, ông ta biết rành bà Lan dữ cở nào, dặn câu đầu chứ câu sao là bà bụp ông thiệt thì chết chứ sống sao nổi.
Liếc mắt hâm he vài lần, bà Lan thấy ông ta im re, mới chịu nghe tuồng tiếp. Tầm chín mười giờ, hết vở diễn, tất cả điều nhanh chân ra về. Ai cũng đến nhà, chỉ có bà Lan về về ên một đoạn, cái bà thường về chung với bà Lan. Nay ghé nhà con gái ở qua đêm, nên bà lủi thủi đi mình, chứ hằng rằm điều có hai bà vừa về vừa tám chuyện chung.
Về gần đến nhà, bà lấy đèn bin gọi vào mấy ao vuông xem coi có ai đổ trộm hay không. Không thấy gì, bà định quay vô sân, thì một tiếng bụp sau lưng. Ngó lại chẳng có ai, đường khuya rồi trống trơn, bà khó hiểu gọi xa xa coi có thằng nào mắc dịch núp lùm chọi mình không thì chẳng thấy bóng.
Đi vô gần tới cửa, một tiếng cạch rất lớn, bà gọi đèn xem thì là một cục đá tròn. Ai đó xém chọi trúng bà, hên là trúng cái cửa gỗ, một dấu tròn trên đó. Như ai dùng lực mạnh để ném, tối rồi bà chẳng muốn đôi co với mấy đứa con nít ranh phá làng phá xóm. Bà im lặng mở mấy ổ khóa, vừa chuẩn bị đóng cửa, một cục sình non ở đâu bám thẳng vào người bà. Quá tam ba bận, bà chẳng kiêng nể con cái nhà ai, tối trời mù mịt ra sao, bà đi tới lui ngó nhìn. Bà mà thấy đứa nào là bà chấn nước một bữa cho biết.
” Coi vậy vui không ? Đứa nào mắc dịch mắc gió, tao tu không để tao tu, muốn tao chửi gia phả nhà mày hay gì ? Bà mẹ nó, tối rồi chơi trò mắc dại, tao mà kiếm ra tao ném sình non vô nhà ba má bọn mày ? Thứ quỷ yêu gì đâu không hà, bọn mày núp chọi tao, có ngày ma quỷ lôi dò !
Đứng chửi một hơi, thẳng thấy hó hé, mấy bụi lùm bà nhìn thì im re. Lang mang suy nghĩ bà chẳng để ý tới ma cỏ nhát người như lời đồn. Bà vào nhà khóa cửa, vẫn không quên ngó ra cửa sổ xem lại. Rồi đóng tất cả tắt đèn trong nhà, bà mở bóng đèn hàng ba sáng trưng. Dưới ánh sáng, trước nhà một cô bé nhỏ tầm mười tuổi, ngó nhìn vào trong. Con bé chẳng có quần áo, cơ thể trần trụi với mái tóc dài rũ rượi che gần hết mặt. Có bé cứ gọi hai từ mẹ ơi, mẹ ơi, đứng đó tới tầm rạng sáng, đặc biệt dưới ánh sáng con bé không có bóng.
Mới đầu sáng bà Lan đi đổ lú tôm, rộng gần bờ chờ người ghé cân. Bà Lan tranh thủ chưa có xe mua, bà đi giặt phơi bộ đồ bị chọi sình non tối qua. Vừa rám nắng, có một bà rề qua nhà trên tay sách thùng tôm chờ người cân chung với bà Lan.
” Bà Lan sáng phơi đồ sớm vậy ?”
Bà Lan rủ bà bạn vô hàng ba ngồi chung, lấy bình trà ra làm chuyện sẵn than phiền chuyện tối qua.
” Bà coi đó, riết con nit xóm này hỗn gì đâu ? Tối qua tôi về chuẩn bị vô nhà, thì đứa ất ơ nào đó ném sình non vào người tôi mới đau ! Bà mẹ gặp ngay áo mới may, sợ để lâu bị thối sình, nên tôi giặt hồi tối rồi sáng đem phơi sớm !
” Rồi bà có biết đứa nào con ai làm không ?”
” Bà nghĩ sao vậy, tôi mà biết chắc tôi để yên à, tính tôi tối đó mà kiếm ra đứa nào là lôi mắng vốn hồi tối rồi ?
Hai bà vừa nói một chút, có người chạy cân tôm tới, bỏ dở đó, hai bà chạy ra đem tôm bán. Xong hết nhà ai người đó về, chẳng còn còn cuộc trò chuyện nào. Bà Lan từ khi bị chọi sình đến giờ, đi đâu làm, điều cảm giác ai đó theo dõi. Ban ngày đi thăm ruộng ao, bà luôn nhìn quanh quẩn, lúc bơi xuồng bà luôn cảm nhận ai đó ngồi trên mũi còn lại, ai đó đang nhìn đối diện. Mỗi lần bà làm gì có xảy ra bất trắc điều có cảm giác được bảo vệ, nhất là thời gian gần đây. Bà có công việc đi lại bằng xe ôm, chuyến đi cứ ngỡ bình yên chó tới khi tai nạn xảy ra. Bà bị một chiếc xe Honda chạy ngược chiều tông phải. Cú tông không quá mạnh, nhưng chú xe ôm chở bà bị gãy tay, còn bà bị văng vào lề, tay chân xây xát nhẹ. Có băng bó vài chỗ trầy xước, tình trạng không nặng như chú xe ôm là may mắn rồi. Huống chi bà lại một mình, lỡ mệnh hệ nào, thì ai chăm sóc.
Cuộc sống bà Lan cứ tiếp diễn ngày qua ngày, cho đến khi bà bắt gặp đứa bé trong mơ. Nằm say giấc buổi trưa trên võng, bà Lan mơ hồ thấy mình đứng ngay hàng ba trước nhà. Trước sân bà thấy một đưa bé gái không quần áo, mình trơ trụi phơi thân. Bà hốt hoảng, trong ý thức bà tém một miếng rèm, chạy nhào ra quấn đứa nhỏ.
” Thánh Thần ơi con nhà ai mà đứng phơi ra vậy nè, quần áo con đâu ? ”
Đứa bé gái tóc tai rũ rượi nhìn bà Lan, giọng xìu xìu bảo.
” Con không có quần áo.”
Bà Lan nghe vậy, ngó nghiêng nhìn kiếm cha mẹ đứa bé. Con bé như hiểu được ý nghĩ, cất giọng nói.
” Bà đừng kiếm con không có cha mẹ ? ”
Nhìn vào đôi mắt hiu hắt đứa bé, bà cảm giác xót xa.
” Trời ơi, con lớn vậy rồi ai đành đoạn bỏ vậy ? Lương tâm chó tha ma bắt hay gì ? Kẻ kiếm không ra, kẻ có thì bỏ. ”
” Bà ơi con đói …”
Đứa bé thẹn thùng nói nhỏ, bà Lan bản tính thương người, vừa nghe bé đói. Mà không nhận biết là mơ hay thật, cứ chạy nhào ra sau, có món gì bới tô cơm đem ra cho đứa bé. Mới vài chục giây thôi, mà đưa bé mất dạng rồi, bỏ lại ngay chỗ bà Lan đứng là một miếng rèm quấn bé lúc nãy.
” Con ơi ? Con gái mới đây đâu rồi ? ”
Bà Lan khó hiểu, đi ra đi vô kêu réo, chẳng thấy tăm hơi đâu. Bà cầm tô cơm, bên tai vọng tới tiếng nói đứa bé.
_ Bà ơi! Bà ra ao cúng cho con đi ? Con nằm ở đó, lâu lắm, con lạnh con đói quá bà ơi ?
Giật mình tỉnh giấc, bà Lan toát mồ hôi hột ướt từ tóc mai xuống cổ. Chẳng do dự, bà Lan liền xách vỏ chạy ra chợ, mua bánh trái, rau củ thịt thà nấu mâm cơm. Bà còn mua bộ quần áo, một cái đầm cho bé gái. Bà linh tính, đó không phải là mơ, mà là oan hồn đứa bé cần sự cứu giúp.
Chiều đó, bà nấu xong, liền bưng mâm cơm ra ao khấn vái , ngay ao có một bờ đất nhỏ. Bà cắm nhang, đốt quần áo cho đứa bé.
Tối đó trong giấc ngủ đứa bé đến tìm bà, đứa bé đứng ngay trước mảnh ruộng nhà bà. Khung cảnh âm u có những làng khói mơ hồ. Khung cảnh này làm bà nhớ tới ngày xưa. Ngày còn trồng lúa, xới đất đốt rạ, dưới chân là những tàn tro cháy đen. Bà lù khù thấy bóng đứa bé chạy lại ôm mình, đứa bé xinh xắn, mặc lên cái đầm trắng do bà đốt vào buổi chiều.
Tóc tai đứa bé chẳng gọn gàng, bà ngồi khụy xuống, tay vuốt hai bên mái tóc để nhìn gõ gương mặt, đứa bé vẫn giữ mặt lạnh nhìn bà Lan.
” Xinh xắn thế này ai nở bỏ con vậy ?”
Bà Lan nhìn đứa bé ngây thơ, miệng lắp bắp kể lại lúc đứa bé chào đời bị bỏ rơi ra sao.
” Bà ơi, mẹ con bỏ con ở đây ? Bỏ lâu lắm, con nằm ở đây. Kiến cắn con, con đau, con khóc mẹ cũng không đón con về ! Rồi con ở đây hoài luôn. Con đói, con lạnh, nhờ bà con mới có đồ mặt, cảm ơn bà cho con ăn ! ”
Bà Lan ứa lệ, hai giọt nước mắt rơi xuống, bà ôm chầm đứa bé vào người. Hơi lạnh buốt giá, bà chẳng để tâm, tay bà cứ vuốt lưng đứa nhỏ, bà khẽ thủ thỉ bên tai.
” Tội nghiệp con, con tên gì, mẹ con, con con nhớ không ?
” Con không có tên, con không biết mẹ ?”
Bá lan ngẫm nghĩ chắc bị bỏ từ lọt lòng, thương thay, dù mang nạng đẻ đau chín tháng mười ngày, đẻ ra rồi sao không nghĩ đến tình mẫu tử nuôi con khôn lớn, dù khó khăn đến đâu. Thì đem cho những người hiếm muộn, hay đem vô chùa, đành đoạn bỏ rơi rớt, đến chết nhỏ vẫn không hay vẫn chờ mẹ đến đón.
” Con vô chùa với bà không ? Vô trong đó có bạn bè, có người lo cho con ?”
Đứa bé nghe vậy, liền lắc đầu, nhìn xa xăm, như có luồng ánh sáng vàng chói. Đứa bé buông bà Lan ra chạy về hướng ngược lại, bà hoang mang, ngó theo đứa nhỏ khuất vào sương khói, bà thoáng nghe tiếng nói vang lại.
” Con không đi đâu, con muốn theo bà , bà ơi ! ”
Ánh sáng chiếu rọi vào mặt, bà Lan liu nhiu đôi mắt ướt át. Nhìn xuống gối nằm, đã thấm đẫm nước mắt khi nào.
Ngẫm nghĩ về câu nói đứa bé gái, bà lủi thủi đi chợ, nấu cơm dành cho hai người. Mỗi lần đến giờ cơm, bà lại đem ra ao cho đứa bé. Bà không biết đứa bé bao nhiêu tuổi, bà đoán tầm từ tám đến mười tuổi. Vậy lẽ đứa bé sống ở mảnh đất này mấy năm hay sao. Lúc còn ở ruộng lúa, bà đâu biết, hay tìm thấy xác thai nhi nào.
Bà Lan lên chùa khấn vái, cùng dường, từ thiện làm công quả. Đến những ngày cúng vong hay cầu siêu, bà luôn cầu cho đứa bé, bà tự đặt cho bé cái tên rồi hằng ngày cầu nguyện cho bé sớm đầu thai, làm một kiếp người mới.
Đứa nhỏ hằng đêm cứ gặp bà Lan, trò chuyện với bà. Bà chẳng ngại là ma hay người, cứ cười nói vui vẻ. Chuyện gặp đứa nhỏ bà cũng hay kể cho hàng xóm nghe, ít người tin ít người lại không tin. Cho đến những ngày tháng sau, sức khỏe bà yếu dần, người thịt thà đầy đặn giờ đây, chỉ còn da bọc xương. Người ta đồn thổi bà bị ma hoặc quỷ ám, người bà cứ ho khan, miệng mồm cứ chảy nước mép. Mấy ngày còn da thịt người ta thấy bà nấu nướng cơm nước được, rồi người ta thấy bà ít ra ngoài. Hàng xóm qua thăm thấy bà nằm trên bội gián, người yếu dần. Xoay người bà lại, hàng xóm người ta kinh hãi, mặt bà hốc hác, hai con mắt sâu thẳm thụt lồi vô trong.
Hàng xóm còn đang hoang mang, người chạy ra chạy vào bảo nhau thì bà Lan, cố gượng hơi lên, nói chuyện cho mấy người đó nghe.
” Khoan đi ! Bà chết rồi, lo hậu sự cho bà tôi với ? ”
Vài người đứng hình phút chót, có một bà gan dạ lắm mới lại ngồi gần hỏi.
” Bà Lan chết… vậy ai đang nói chuyện ? ”
Cố gắng hước hơi lên đáp, thì bà đó tròn mắt nói.
” Đừng nói là đứa con gái gay theo bà Lan nha ? ”
Gương mặt bà Lan gượng cười, giọng khù khù nói tiếp.
” Là con, ! Con được bà đặt tên Nhí, con vào đây chờ người đến lo cho bà ? Bà bệnh, bà mất lâu rồi ! Bà mất nhẹ nhàng lắm, bà không có ở đây, bà đi rồi ! Con ở đây con chờ, nào hậu sự xong hết con đi với bà ! ”
Đứa bé thủ thỉ cho mọi người đều nghe rằng, bé bị bỏ rơi. Thấy bà Lan tâm tính tốt, con bé muốn theo bà coi như có hơi mẹ vậy. Được bà cúng cơm, được bà đốt đồ mặc, đứa bé thương bà lắm. Cho đến gần đây, con bé cảm nhận bà bệnh, luôn theo chân với bà. Bà bệnh tật không đau đớn, bà chỉ cần ngủ một giấc ra đi trong đêm. Con bé muốn rủ bà theo, nhưng vì bà sống tích đức, không sát sanh hại ai. Nên được người dẫn đi về địa phủ, còn đứa bé thì ở lại. Con bé ngây thơ, nhập vào xác bà, cứ nằm đó chờ người đến giúp. Lúc đầu còn đi tới lui được, dần xác mềm ra con bé không cử động được, cứ im lặng ở trong nhà.
Cho tới khi hàng xóm qua, con bé mới mừng rỡ vì có người lo cho bà. An tâm xong phận, con bé cũng xuất ra, thể lại đó một mùi thối chết xác lâu ngày.
Hàng xóm láng giềng người ta cũng ớn lạnh khi chính mắt chứng kiến cảnh nói chuyện với vong nhi. Người người lo hậu sự cho bà Lan, vì bà không chồng con. Chẳng ai thờ cúng, sư trong chùa quý mến bà quanh năm tuổi già, cứ hướng về Phật. Hướng về phước đức, hỗ trợ sư chùa. Nên tất cả sư điều đem bà về chùa, quanh năm sau giỗ quải, điều có hàng xóm người đến cúng, sư trong chùa hương khói điều ấm cúng. Còn đứa bé, mấy ngày đầu tang sự của bà Lan, ai yếu vía còn thấy bóng dáng phất phơ trước nhà. Đến khi đưa bà Lan về chùa, con bé cũng không còn ở đó, người ta cho rằng đứa bé đã đi theo và đầu thai cùng với bà Lan, ở một kiếp người nào đó hữu duyên họ sẽ trở thành mẹ con.