—
Hưng líu ríu làm theo lời thầy. Sau khi uống xong bát thuốc, cu Thịnh ọ ẹ vài cái rồi ngủ thiếp đi. Thầy Lang Hà sờ trán và tay chân nó rồi nhẹ giọng nói:
– Nó hạ sôt hơn lúc nãy rồi đấy! còn lại 3 thang thuốc mày đem về sắc cho nó uống là sẽ khỏi thôi. Cứ bỏ thuốc vào ấm, đổ 3 chén nước sắc lại còn 1 chén, nhớ chửa?
Hưng gật đầu răm rắp. thầy Lang lại nói thêm:
– Ơ nhưng mà mày ngủ ở chợ thế mày sắc thuốc bằng gì. Chết thật tao quên mất.
Đoạn thầy quay sang một lão có vẻ là cao tuổi nhất làng và lễ phép nói:
– Thưa Cụ, con có ý này. Thôi thì thằng bé nó cũng khổ quá, lại mồ côi mà còn phải nuôi thêm em. Ỏ cuối làng mình có một miếng đất nhỏ. Hay chúng ta dựng tạm một cái chòi nhỏ ở đấy cho anh em nó có chỗ chui ra chui vào. Chứ nó ngủ gầm chợ hoài tội nghiệp. Cụ thấy thế nào ạ?
Vị bô lão nghe xong vuốt râu gật gù:
– Thầy tính thế cũng phải. Tội nghiệp thằng bé. Miếng đất ấy làng cũng bỏ không, lại nằm ở cuối làng nên cho nó ở tạm cũng không vấn đề gì. Để tôi về hò mấy đám thanh niên làm cho nó cái chòi nhỏ. Độ vài giờ là xong ấy mà. Thôi tôi đi Thầy nhé!
Thầy Lang Hà tiễn vị bô lão ra tận cửa rồi quay vào báo với thằng Hưng:
– Thích nhé, chiều nay anh em mày có nhà ở rồi đấy. để tao sai đệ tử chạy ra chợ mua cho cặp gối và cái chăn đắp cho ấm. nằm đấy coi em đi.
Hưng ngập ngừng:
– Dạ, con đội ơn Thầy. Thầy đã khám bệnh không lấy tiền rồi còn xin nhà cho con, lại còn mua chăn nữa. con dập đầu cảm ơn Thầy.
Thầy Lang xua tay:
– Thôi, thôi. Tổn thọ tao mày. Tao thấy mày mồ côi tao thương nên giúp. Cố gắng giữ sức khỏe mà lo cho em, nghe chửa!
– Dạ… Thầy đã thương thì thương cho trót. Cho con xin….xin….
Thấy Hưng ấp úng, thầy Lang Hà nheo mắt bảo:
– Thế muốn xin gì hử?
Hưng gãi gãi đầu nói:
– Cho con xin…cái siêu sắc thuốc ạ!
– Cha bố anh! Vâng, để tôi đi mua cho cái lò nữa ạ. Chứ có siêu không có lò thì sắc thuốc bằng mắt à. Thôi nằm coi em đi, tôi bảo đệ tử chạy mua loáng cái cho xong.
– Dạ!
Thầy Lang Hà cười xòa rồi đi vào trong. ở ngoài Hưng vui mừng đến mức muốn nhảy cẫng lên, thế là từ nay hai anh em có nhà ở rồi, không phải chịu cảnh lang
thang ngoài chợ bị xua đuổi mỗi sớm nữa. nhìn cu Thịnh ngủ ngoan bên cạnh, Hưng quay sang ôm em rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
—
Xế chiều hôm đó, Hưng bế cu Thịnh cùng thầy Lang Hà về “nhà” mới, gọi là nhà cho sang chứ thực ra chỉ là một cái chòi nhỏ lợp bằng tranh và nứa. nhưng với Hưng vậy là quá to lớn rồi, bên trong có một cái sạp nhỏ cho hai nah em ngủ, trên đó co sẵn gối và chăn, trong bếp còn có bếp và siêu thuốc như lời thầy Lang hứa, dân làng còn cho ít khoai, sắn, gạo và nồi xoong, bát đũa nên nhìn cũng ấm cúng hẳn. Hưng không biết nói gì chỉ biết khóc dập đầu cảm tạ mọi người. cu Thịnh hết nhìn anh rồi nhìn xung quanh cười rồi lại vỗ tay bi ba bi bô khiến ai cũng cay cay sống mũi. Lẽ ra hai đứa nhỏ này phải có cuộc sống ấm no mới phải, dân lang chỉ biết thở dài rồi lắc đầu chép miệng cảm thương cho hai đứa nhỏ mồ côi, vì họ cũng còn nghèo, chỉ giúp ngặt chứ không thể giúp nghèo. Có miếng ngon thì họ sớt lại cho tụi nhỏ chứ không biết làm gì hơn.
Sau khi bàn giao xong nhà cho Hưng, thầy Lang chậm rãi lên tiếng:
– Coi như là mọi thứ đã xong, con đã có cái nhà nhỏ, không phải lang thang nữa. thầy đã nói với mọi người rồi, ai có gì nhờ sẽ gọi con để con có cái mà lo cho em. Ngày không có việc thì cứ qua nhà thầy phụ việc, thầy sẽ cho thêm, nhớ chưa?
Hung rơm rớm nước mắt đáp lời:
– Dạ con cảm ơn thầy và mọi người, ơn đức này con không biết làm sao đáp đền. con sẽ chăm chỉ làm việc không phụ lòng mọi người ạ.
Từ khi có nhà, Hưng rạng rỡ hẳn. siêng năng làm lụng, ai gọi gì là đều có mặt, không quản ngại khó khăn nên được mọi người rất yêu quý. Thầy Lang cũng định
bụng đợi Hưng lớn sẽ truyền nghề lại cho Hưng vì biết tánh Hưng thương người như ông vậy, chắc chắn sẽ là một thầy thuốc giỏi.
—
Thấm thoắt thời gian trôi qua, cu Thịnh lên 8 tuổi, quả đúng như lời thầy Lang nói, cu Thịnh ốm yếu lắm, dăm ba bữa lại ốm một bữa, ngày nào đi nhặt ve chai về là hôm ấy lại lăn ra sốt li bi. Thành ra Hưng không cho em đi làm gì cả, chỉ ở nhà loanh quanh việc nhà là được rồi, nói việc nhà cho oai thế thôi chứ cái chòi rách ấy thì có cái gì để àm cơ chứ. Chỉ là nấu nồi cơm, luộc mớ rau thế là xong. ấy vậy là cu cậu tự hào lắm vì ngày nào cũng được anh hai khen:
– Nhà mình mà không có cu Thịnh chắc anh đói chết mất. lâys ai nấu cơm cho mà ăn. Cu Thịnh là quan trọng nhất, nhỉ?
Hưng năm nay cũng vừa tròn hai mươi. Cái tuổi đẹp nhất của đời người, tuổi mà lẽ ra phải dựng vợ, hoặc cũng yêu đương ai đó. Nhưng đối với Hưng nó quá xa vời, vì còn phải lo cho cu em. Trọng trách trên vai quá nặng khiến Hưng không còn thời gian nghĩ tới bản thân. Thật ra anh cũng biết yêu đó chứ, anh thương thầm cô Trúc- con gái lão Bá nơi anh đang làm công. Anh biết phận hèn mọn mình nào dám với tới nên anh giấu kỹ vào lòng, chỉ biết tâm sự với màn đêm. Thật tình cờ là cô Trúc cũng đem lòng yêu mến Hưng. Cô mến vì sự siêng năng và cần cù của anh. Cho nên cô rất quan tâm tới anh, một sự quan tâm đặc biệt mà không phải của cô chủ dành cho người làm. Điều này dĩ nhiên không qua mắt được lão Bá, lão Bá cũng là người nhân từ độ lượng cho nên ông dù không tác thành nhưng cũng không cấm cản khắc nghiệt. ông chỉ đánh tiếng xa xăm với con gái:
– Con à, cha mẹ chỉ có mình con là con gái. Chuyện tình cảm của con cha mẹ không can dự. Nhưng con phải lựa chọn nơi nào mà con có thể trao gửi tấm thân. Đừng vì chút yêu đương bồng bột mà sau này khổ cả đời con ạ. Cha mẹ không đến nỗi thiếu thốn cho nên không muốn con phải khổ đâu.
Hiểu được ý cha mình muốn nói gì, Trúc nhẹ nhàng giải thích:
– Cha! Anh Hưng tốt bụng lắm. Anh ấy chắc chắn sẽ là một người chồng, người cha tốt. nhìn cách anh ấy chăm sóc cu Thịnh là biết. Còn nghèo thì cố
gắng là được mà, với cả nhà mình khá giả, cha nhất định sẽ giúp tụi con mà đúng không?
Lão Bá chưa kịp trả lời thì bà Hoa- vợ ông xen vào:
– Linh tinh! Có nhiều mối để ý con rồi đấy, con liệu mà làm, mẹ nhắm thằng Tân con ông Tiến rồi đấy. nhà ông ấy mới môn đăng hộ đối với nhà mình. Lấy nó đời con mới sung sướng con ạ!
Trúc giãy nãy:
– Không! Anh Tân suốt ngày chơi bời lêu lổng, lại thêm cái tính háo sắc. con lấy anh ta về có mà chết sớm vì bị giam cầm. con không chịu đâu
– Phỉ phui cái mồm mày! Nó như thế bao giờ? Người ta không ưa ông Tiến nên đồn thế thôi, thằng đấy tốt tính, tao gặp rồi. con cái cha mẹ nói là phải nghe. Cứ cãi chem chẻm như phường lưu manh mất dạy thế hử?