Bạn đang đọc: Nghĩa Tận

Chap 1

25/12/2023
 

Nghĩa Tận

Chap 1

Buổi chiều dịu nắng của cái tiết trời thu , hiu hiu từng cơn gió cuốn theo một mùi hương đặc trưng mùi của mùa thu , nồng nồng mùi lá cây rơi rụng , Bác Toàn ngồi rung đùi bên bộ ghế tựa bằng xi măng sơn giả gỗ đặt dưới gốc cây nhãn đang dần xơ xác lá , ngoảnh mặt ra ngõ bác nhấp từng ngụm trà mắt nhìn về phía trước ở đó xuất hiện một dáng người quen thuộc

– ơ kìa cụ Xuân , nay về sớm thế kiếm được nhiều không ? Ghé vào làm chén trà với cháu đã cụ , tí cháu
lấy cho đống báo cũ với mớ đồ vợ cháu mới soạn đưa cho cụ

dáng người lòng khòng phía cổng khuôn mặt khắc khổ cúi gằm mặt xuống dắt cái xe đạp cà tàng đã hoen rỉ khựng bước chân từ từ ngoảnh mặt về phía ông Toàn , chậm rãi dắt con xe cũ kỹ dựng vào bức tường hoa phía trong cổng , cụ Xuân bước vào chậm dãi ngồi xuống đối diện với ông Toàn :

– cũng chẳng được bao nhiêu bác ạ , già rồi không nhanh nhẹn được bằng đám trẻ , gom gom được đủ bữa tối thôi bác …

Nâng chén trà nóng ông Toàn vừa rót ông cụ mái tóc đã bạc trắng với chòm râu cũng trắng muốt rối bời tay run run đưa lên miệng nhấp

– thôi cũng muộn rồi , bác có cái gì không dùng cho tôi xin rồi tôi về kẻo muộn thật cảm ơn nhà bác quá , thi thoảng lại để dành cho tôi thế này .

Bàn tán chuyện làng chuyện xã dăm ba câu ông cụ vội vã mở lời , ông Toàn cũng chẳng níu giữ vì biết tính ông cụ , ông lật đật chạy vào lục trong gầm chân cầu
thang ra 1 đống báo cũ bìa cũ , lại thêm 1 cái xe cho trẻ con vẫn còn khá mới mang ra cho ông cụ

– thì hàng xóm láng giềng với nhau , không có gì cho cụ thì thôi cháu cũng có những đồ cũ hỏng không dùng nữa cũng chẳng đáng là bao đưa cho cụ mang đi cân kiếm đồng quà

Chằng buộc kỹ càng tất cả các thứ lên xe , cụ xuân chậm rãi chào ông Toàn rồi dắt con xe cà tàng hướng về ngôi nhà của cụ cách đó một con ngõ nhỏ
Ông Toàn không vội đứng nhìn theo cái bóng người khắc khổ ấy lúi húi dắt vào cái ngôi nhà mái bằng đã xạm màu vì rêu phong thời gian

Nơi đó một mình ông cụ sinh sống . Ông cụ Xuân nay đã bảy mươi ba tuổi , ở cái tuổi này đáng nhẽ ông đã rất an nhàn đánh cờ hoặc chơi với cháu chắt . Thế nhưng ông cụ vẫn còn phải loay hoay kiếm miếng ăn nuôi cái bản thân mình . Bởi nhẽ ông cụ ở một mình không có con cháu chăm nom , thực ra cụ cũng có con trai mà tội cái con cụ đi làm ăn xa ở vùng khác chỉ khi nào cận kề năm mới tới người con trai kia mới về chơi với bố độ dăm hôm .

Thời còn trẻ cụ Xuân làm thợ xây phải đến độ ba nhăm
bốn mươi mới thành gia lập thất với một người đàn bà goá chồng . Hai người ở với nhau hai năm trời thì sinh được một người con trai , những người con sau không biết lý do làm sao nuôi đâu được hơn tháng là bỏ cha bỏ mẹ mà đi . Vợ ông Xuân đau đớn nỗi đau mất ba đứa con đã vậy bà còn bị hậu sản cái người cứ bé quắt gầy rộc lại bệnh tật liên miên , ông Xuân đi làm được bao tiền lại gom vào mua thuốc thang chạy chữa cho vợ mình . Bà vợ ông uống bao thang thuốc bắc uống cả thuốc tây nữa mà không khoẻ lên nổi bà sống thêm được bốn năm đã nhắm mắt lìa bỏ thế gian để cho ông Xuân ở lại nuôi đứa con thơ dại . Ông Xuân đã có tuổi nay lại một mình gà trống nuôi con nên ông thực quá vất vả , ông không nhận công trình xây ở nơi xa mà chỉ nhận sửa chữa quanh làng hoặc xa lắm là làng bên cứ đèo đẽo sáng đi tối về , tới nhà trời tối hẳn chẳng quản mệt nhọc lao vào bếp dóm lửa nấu cho hai bố con bữa cơm .

Cuộc sống càng khó khăn càng vất vả thì ông Xuân lại càng phải cố gắng kiếm tiền để nuôi con cho bằng bạn bằng bè , có những khoảng thời gian trong làng không có ai thuê xây sửa nhà ông lại đi làm bốc vác gạo ở chợ , lúc thì lại cuốc đất việc gì ông cũng làm hết chỉ cần có tiền nuôi con là ông sẵn sàng làm . Thời gian trôi nhanh lắm thằng Nghĩa , đứa con duy nhất của ông đã ngày càng lớn hơn nay nó đã học lớp năm chả mấy lên cấp hai . được cái thằng bé này thông minh sáng dạ lại chăm chỉ học hành , không chê gia cảnh túng thiếu lúc nào nó cũng tranh thủ có thời gian là giúp đỡ bố giặt quần áo hoặc nhặt rau nấu cơm . Lắm khi thấy con vừa đi học về không kịp thay quần áo đã xộc vào bếp khoe bố điểm chín điểm mười hoặc hỏi bố xem có việc gì để con giúp .

Ông Xuân nhìn con rồi cười

-con bố giỏi quá , nay cơm nấu xong rồi thôi mày lên nhà tắm rửa rồi nghỉ ngơi đi con xong cái hai bố con mình ăn cơm .

Nghĩa nó nói

-con không mệt đâu , để con làm bố lên nhà đi .

Nói xong chả cần bố đồng ý nó gạt mớ rau muống đang nhặt dở sang một bên kéo bố lên nhà

Thằng bé Nghĩa vặt vặt mấy ngọn rau mang ra giếng rửa sạch , sau dùi thêm củi vào bếp cho lửa bốc nhanh hơn rồi nó luộc rau đặt lên cái mâm cũ , rót thêm tí nước mắm lại nhấc cái nồi cá diếc kho từ hôm qua để vào mâm thế là hai bố con nó có bữa cơm ngon lành .
Ông Xuân nhìn thằng con bê mâm cơm lên , đặt xuống nền đất ông ra đỡ hộ , nó bảo bố ngồi đó đi con là con trai con làm được . Nó đói lắm rồi chả thèm rửa mặt thay quần áo vội vã chạy xuống bếp bê cái nồi cơm gang lên sau mở nắp nồi xới cho cơm cho hai bố con ăn . Nó ăn tận hai bát cơm đầy sau đó no quá nằm phỡn bụng ra nhà xoa xoa có vẻ thoả mãn lắm , nó bảo với bố

-ngon nhất trên cuộc đời này là ăn cơm mới cá diếc bố kho hí hí , con chỉ ước gì được ăn thế này cả đời thôi

Ông Xuân nhìn thằng con bảo

-cậu có ăn cơm cá kho với bố cả đời được không hả , đồ ngốc phải học hành cho giỏi rồi đi làm để được ăn ngon hơn chứ . Cá diếc ăn mãi được sao

Thằng Nghĩa đang nằm thì nó ngồi dậy

-cả đời con ăn cơm cá diếc của bố

Ông Xuân cười lớn

-thôi ông tướng ông mau đi thay quần áo ra đi rồi còn học bài đấy

Thằng Nghĩa – vâng một cái sau chạy thùng thục vào buồng thay quần áo , nó bật cái bóng đèn vàng sợi đốt
lên ngồi làm bài tập về nhà . Xong hết bài vở nó mới đi tắm rửa rồi tung màn leo tót lên giường ngủ khò khò .

trời về đêm tiếng ếch nhái kêu ồm ộp cơn thèm thuốc lá lại đến , ông ngồi dậy đi ra sân thò tay vào túi áo lấy túi thuốc lá cắt sợi lấy giấy cuốn lại sau châm lửa hút , những làn khói trắng mờ đục bay nhè nhẹ ra ngoài . Đôi mắt người đàn ông trung tuổi nhìn ra ngoài cổng trong đêm tối bao thứ lo lắng muộn phiền lại kéo đến , nào là tiền học hành học thêm học nếm , rồi tiền mắm muối gạo đường . Và cả ngôi nhà mái ngói đã có phần lụp xụp trời mưa là phải bê chậu bê nồi ra hứng nước , mùa mưa bão sắp đến ngôi nhà cũ nát này sợ chịu không nổi nữa
Ông càng nghĩ càng cảm thấy mệt mỏi vì cơm áo gạo tiền vì cuộc sống thêm phần khó khăn . Ông thầm nghĩ phải cố gắng đi làm nhiều hơn nữa ngày làm vài ba công việc ông cũng làm tuy mệt nhưng vì tương lai của con ông phải thật cố gắng .
Dụi điếu thuốc xuống đất vào nhà uống ngụm trà cho thông cổ sau đó ông lên giường nằm quạt cho con ngủ

Sáng ông Xuân dậy pha ấm trà uống vài chén sau đứng lên đi làm , ông thường nhịn không ăn sáng để chỗ cơm nguội và cá kho còn lại nhường cho thằng Nghĩa ăn . Một ngày làm việc quần quật từ sáng đến trưa ông mới ăn cái gì đó do người chủ thuê họ cho , lúc thì tí cơm lúc thì củ khoai . Bữa nào nhà chủ mà có giỗ lễ gì họ cho miếng thịt gà , khoanh giò lụa là ông sẽ cho vào gói lá cất kỹ dằn bụng mang về cho con ăn cùng và những lần như thế ông lại nhịn đói .

Thời gian trôi qua mau lắm , thằng Nghĩa giờ đã học lên lớp tám nó lớn cao phổng lên còn ông Xuân giờ tóc đã nhiều sợi bạc bởi ông vất vả lo nghĩ nhiều . Ngôi nhà mái bằng hai tầng mới do tự tay ông xây cất lên nay đã hoàn thành tuy là tự xây cho đỡ tốn kém nhưng tiền gạch vữa cũng là vay mượn thêm của người hàng xóm . Ngôi nhà mới được quét vôi màu vàng mỡ gà là bao mồ hôi công sức mới có cái hôm khánh thành nhà ông có đúng một trăm nghìn ra chợ mua được con gà bé với tí thịt lợn mang về nấu lên bày cúng gia tiên và người vợ vắn số gọi là mâm cơm khánh thành xin cho gia tiên phù hộ cho hai bố con mạnh khoẻ . Bữa cơm đó mời thêm cả người hàng xóm là chú Toàn đã giúp đỡ mình trong thời gian xây nhà hai anh em uống rượu cười nói vui vẻ . Thằng Nghĩa ăn cơm xong nó lại chào bố chào chú xong vội đi thi bởi vì nó là học sinh giỏi dược nhà trường cho đi thi Toán cấp tỉnh .

Vài năm nữa trôi qua thằng Nghĩa nay đã học cấp ba , nó vẫn đạt được học sinh giỏi trong nhiều năm liền ngôi nhà được bố nó cho riêng một khoảng tường để dán
giấy khen đã kín mít , nơi đó là niềm tự hào của bố nó ông lúc nào cũng phủi bụi thật sạch không cho hạt bụi nào dính vào giấy khen của con . Tưởng rằng cuộc sống của ông Xuân cứ thế mà trôi qua trong êm đềm nào ngờ vì những năm trước ông lao động vất vả quá nay có tuổi bệnh tật nó lại đến vật vã hành hạ người đàn ông số khổ làm ông ngày càng gầy rạc không còn sức lao động , kinh tế đã khó khăn nay không có người kiếm tiền lại càng khó hơn .

Thằng Nghĩa năm nay học gần hết lớp mười hai nó đã sẵn sàng có đủ tri thức để lên đại học rồi nhưng nó cứ lừng khừng lăn tăn lắm . Nó biết bố nó nay đã yếu nó không muốn học đại học nữa bởi nhà nó nghèo bố nó ốm yếu tiền đâu để thuốc thang cho bố tiền đâu lên phố học tiếp . Những suy nghĩ về tương lai về bố quẩn quanh mãi trong đầu thằng Nghĩa nó chỉ có cách nhìn lên trời thở dài thườn thượt nó thương bố lắm . Nghĩa nghĩ trong đầu có khi nó sẽ bỏ học để đi làm kiếm tiền thuốc thang cho bố khoẻ lại chuyện học hành nó có thể xếp sau lưng cái quan trọng là bố phải khoẻ mạnh bên nó . Nghĩ là làm ngay sáng hôm sau thằng Nghĩa bỏ học nó ra chợ tìm nơi nào đông đúc xin việc , người ta thấy thằng bé ngoan ngoãn khoẻ mạnh nên nhận nó bốc gạo từ xe vào kho làm cả ngày từ sáng đến tối nuôi ăn trả cho ba triệu . Nghĩa vội vã cảm ơn nhận việc ngay và cứ thế hàng ngày nó bảo bố là đi học thêm đến tối để cho bố bớt lo , còn nó ngày ngày gồng lưng cõng gạo cho người ta . Gần một tháng sau cô giáo chủ nhiệm lớp 12a tìm đến tận nhà tìm ông Xuân cô giáo trình bày em Nghĩa ốm lâu quá sợ ảnh hưởng đến việc thi đại học , ông Xuân nghe cô nói mà sững sờ cả người ông nói

-Cô giáo có nhầm lẫn gì không ạ , cháu nó vẫn đi học đều mà cô , cháu nó bảo tôi học thêm đến tối mới về

Cô giáo nhíu chặt đôi mày đáp

-thưa bác cháu không nhầm ạ , em Nghĩa đã một tháng nay không đến lớp do em viết đơn xin nghỉ vì nói em bị ốm nặng cần tịnh dưỡng , còn có cả chữ ký của bác mà

Nói xong cô giáo còn đưa cả đơn xin nghỉ của Nghĩa ra trình trước mặt ông Xuân

Ông cầm tờ giấy lên lặng cả người , sau đó nghe cô giáo nói thêm cô giáo muốn Nghĩa đi học lại vì nếu nghỉ lâu nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Nghĩa . Ông Xuân gật đầu hứa với cô ngay ngày mai Nghĩa sẽ đến lớp . Cô giáo nói chuyện xong chào ông đi về bỏ lại ông ngồi ngẩn người ông Xuân giận lắm cả ngày đi ra đi vào đợi con về để hỏi cho ra nhẽ , khoảng bảy giờ tối Nghĩa về tới nhà vẫn mặc trên người bộ đồng phục học sinh như ban sáng mặc chỉ là quần áo đã rất bẩn bê bết đất thêm cả mùi mồ hôi , cả người mệt mỏi là thế nhưng khi bước vào cửa nhà gương mặt mệt mỏi cố vẽ lên nụ cười tươi

-bố ăn cơm chưa con về rồi ạ

Ông Xuân nhìn con lửa giận muốn bùng lên làm ông ho sặc sụa .

-khụ khụ . Hụ hụ . Nghĩa về rồi hả con , sao quần áo bẩn thế .

Nghĩa lau lau mồ hôi trên mặt cừoi với bố giả vờ nói

-à con đi đá bóng với mấy đứa bạn ạ . Học hành căng thẳng quá đi đá bóng cho đỡ ạ

Ông Xuân giận đỏ mặt

-nói láo , con không đi học hơn tháng nay rồi

Nghĩa hơi giật mình vẫn cố nói dối

-con vẫn đi học mà bố , cô giáo còn khen con giỏi sẽ đỗ trường ở trên Hà nội

Ông Xuân giận lắm rồi đập tay xuống bàn quát

-coi giáo nào khen mày . Hôm nay cô giáo đến nói hơn một tháng rồi mày không đi học , sắp thi rồi con không nghĩ gì sao , tương lai của con . Mười hai năm ăn học của con đổ sông đổ bể sao Nghĩa

Nghĩa mặt cúi gằm xuống không dám nhìn lên , cả mặt đỏ lựng giọng nói nghẹn

-bố . Con xin lỗi bố con đã nói dối . Con nghỉ học rồi con không muốn đi học nữa . Con phải kiếm tiền

Ông Xuân nghe con nói vậy ông lại càng giận

-mày đừng ăn nói vớ vẩn , mày phải học con ạ . Học hành nó mới nên người được . Con còn ít tuổi không kiếm được tiền đâu . Cái quan trọng là con phải đỗ đại học rồi lên Hà Nội học ngành Y cái ngành mà con ao ước bấy lâu nay . Sao con lại nói không đi nữa

Bấy giờ Nghĩa ngửng mặt lên Đôi mắt tràn nước nói

-bố đau ốm không có tiền đi khám , bố có biết không con đau lắm đau lắm bố ạ . Mỗi lần bố ho như muốn thủng phổi lòng con đau hơn cắt , bởi vì nhà nghèo không có tiền cho bố đi khám bởi vì nhà nghèo mà bố phải còng lưng nuôi con . Học để làm gì hả bố , đại học làm gì hả bố khi mà con còn không thể cho bố lên hà nội để khám bệnh . Con đi làm con có tiền con sẽ chữa bệnh cho bố . Con xin bố tin con

Ông Xuân nghe những lời con nói mà ông sững cả người

-Nghĩa . Con nghe bố nói , con cần học thành tài con ạ nó là tương lai của con hiểu không . Bố ho là do tuổi tác thôi chứ có làm sao đâu con . Nghe bố con nhé sắp thi rồi chỉ cố thêm một tí nữa thôi . Bố khoẻ lắm bố có tiền cho con học đại học bố không có bệnh . Yên tâm mà học con ạ

Nghĩa gào lên trong tủi hờn

-bố mới là người nói dối , bố đừng lừa con . Mỗi lần bố ho có lúc còn ho ra cả máu bố đều nắm trong tay rồi đi rửa bố tưởng con không biết sao . Mỗi lần nhìn thấy bố như thế con hận bản thân mình không thể đau thay cho bố . Huuu .. huu bố đừng lừa con nữa con xin bố con không đi học nữa . Con đi làm người ta trả tiền cho con .. tháng sau con đưa bố đi hà nội khám bệnh . Con đã mất mẹ rồi con không thể , không thể mất bố nữa !!!

Ông Xuân nước mắt đã chảy lã chã từ bao giờ , ông đứng lên ôm thằng con ngốc của mình ông nói

-con hãy nghe bố Nghĩa ạ . Cả cuộc đời này bố không có gì tự hào ngoài con ra , bố không tiếc sức khoẻ đi làm nuôi con chỉ mong ước rằng con học lên đến bác sĩ cứu người . Bố không sao hãy nghe bố .

Nghĩa đứng đó khóc như một đứa trẻ bị ngã được bố dỗ dành , bao sự mệt nhọc hờn tủi trong một tháng nay đều xả ra hết nó hoá thành nước mắt chảy ướt áo người cha già .

Hai bố con ôm an ủi nhau tới khi Nghĩa đã hết khóc , ông Xuân kéo con ngồi xuống khuyên nhủ tâm sự đến khi Nghĩa đồng ý đi học lại ông mới chịu lên giường nằm .
Ngày thi đại học đã tới từ bốn giờ sáng ông Xuân dậy thổi một nồi xôi đậu mang thắp hương cho gia tiên xin các cụ phù hộ cho thằng con đỗ đại học , sau đó lại gọi Nghĩa đang nằm ngủ gật trên bàn học dậy vét cho con ít xôi đỗ thừa ở chõ vào cái bát cho nó ăn có sức . Nghĩa đánh răng rửa mặt ăn bát xôi đỗ bố đưa , cậu ta mồm vừa nhai xôi nhồm nhằm mắt lia trên những trang sách . Xong xuôi Nghĩa liền ra thắp hương cho mẹ sau đó chào bố nhẩy lên xe đạp phóng như bay đến điểm thi .

Ngồi trong phòng thi mồ hôi mẹ mồ hôi con đổ ra trên áo các sĩ tử không phải vì quá nóng mà do các sĩ tử căng thẳng miệt mài làm làm viết viết . Chuông báo hết giờ Nghĩa cũng dừng bút thở phào nhẹ nhõm , sau đó lại kỳ cụi đạp xe về .

 

The comment box
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Loading...