Bạn đang đọc: KẺ TRỘM MỘ

Chương 1 – Làng Bốc Mộ

25/12/2023
 

Từ bao đời nay, Nước Việt Nam chúng ta từ khi hình thành đã sinh ra biết bao nhiêu ngành nghề mới , mà những nghề đó chỉ là do sự cần thiết và nhu cầu của người dân mà sinh ra. Ví dụ như ngày xưa có người chết đuối, xác trôi từ nơi này qua nơi khác, nhiều người không dám vớt lên, thế là sinh ra nghề vớt xác người chết trên sông, trên biển, rồi nhiều nơi người chết đem đi chôn cất, đến lúc muốn cải táng chẳng có đứa con hay anh em trong gia đình dám bốc lên, lại phải nhờ người khác, thế là sinh ta nghề bốc mộ. Tại một vùng quê hẻo lánh cách kinh thành Hoa Lư rất xa, có một ngôi làng cổ. Ngôi làng này được ví như một vị bô lão kỳ cội trong sự hình thành của vòng xoay nhân quả.

Chẳng ai biết ngôi làng này hình thành từ đời nào, đến các cụ già nhất trong làng cũng không biết cuốn gia phả của làng thất lạc đi đâu, ngôi làng này có tên rất là lạ, làng Bốc Mộ. Cái tên của ngôi làng không phải tự nó sinh ra, mà nó hình thành bởi cái nghề mà dân trong làng này đang sống bằng chính nó, đó chính là nghề bốc mộ cho người chết.

Lịch sử của ngôi làng cũng chẳng ai quan tâm, vì những đứa bé sinh ra cũng đã quen với xương người nhiều hơn là sách vở, dân trong làng ai cũng sống cảnh đời nheo nhóc và nghèo khổ, xung quanh ngôi làng được bao bọc bởi một lớp hàng rào bằng gỗ chạy bao hết xung quanh ngôi làng không biết điềm cùng. Người ta dùng những cây gai vắt ngang lên trên cao, đó là tập tục của họ, những người già thường truyền tai nhau rằng, khi bốc mộ nhiều khi hồn ma của người chết sẽ hợp với mình sẽ theo về, những cây gai trên hàng rào có nhiệm vụ xua đuổi tà ma, xâm nhập vào trong làng. Trước cổng làng còn treo những khúc gỗ đục đẽo những hình thù rất quái dị, hóa ra trong làng này đa số họ là người hoa, vì lưu lạc chiến tranh nên chạy loạn qua đây rồi định cư thành người bản địa bao đời nay, nhưng những cái gốc gác của họ về cội nguồn vẫn không quên được.

Trong làng này còn có một cái hủ tục rùng mình đó là đi ngược lại với phong thủy, những thứ trong ngôi làng này có đều có màu đen và đều là vật chết, làng Bốc Mộ còn có cái hủ tục rùng rợn đó là người chết đều được chôn ở phía sau nhà người thân, nhiều khi sương mù giăng kín, không gian mờ mờ ảo ảo, nhìn vào không biết đó là nhân gian hay địa ngục nữa.

Trong làng này không phải chỉ có một nghề bốc mộ mà còn nhiều nghề có người biết xem bói, xem quẻ, có người còn biết xem phong thủy. Tuy nhiên nghề bốc mộ chiếm đại đa số, người dân ở các trấn và làng khác không ai dám bén mảng đến làng bốc mộ bởi vì nó quá xa xôi hẻo lánh, muốn đi đến được làng bốc mộ phải đi qua một cây cầu làm bằng hai sợi dây leo, vắt vẻo qua một con sông lớn, và đi qua một bãi bồi lầy rậm rạp và đầy nguy hiểm, đó là đối với người ngoài, còn đối với người trong làng Bốc Mộ, thì đi ra ngoài đối với họ như một chuyến đi dạo mà thôi. Vì địa hình khó khăn cho nên người ngoài chẳng bao giờ tìm đến, nếu có việc họ sẽ đến đầu cây cầu dây leo, ở đó có một cái hộp bằng gỗ đỏ, không biết ai nghĩ ra cách đó, mà khi có người cần họ sẽ viết địa chỉ và việc cần, trong làng Bốc Mộ không có nhiều người biết chữ, chỉ còn có vài cụ thâm niên đọc được vài chữ, khi có thư thì sẽ cho người ra lấy đem vào làng cho họ đọc.

Nhà ông Tần thuộc dạng kỳ cựu với nghề bốc mộ, ông Tần cũng không biết nghề này truyền từ đời nào, nhưng khi ông biết nhận thức thì cũng đã theo cha đi bốc mộ thuê rồi, đến khi mười hai, mười ba tuổi một mình ông cũng có thể đi bốc mộ thay cha ông, năm nay ông Tần cũng ngót ngót lục tuần, trong làng bốc mộ cho ông một cái biệt danh là ” bốc mộ vương” bởi vì mộ kiểu gì ông cũng bốc được.

Kể sơ về Ông Tần, ông là người sinh ra ở đây nhưng dòng họ ông cũng là người hoa, từ khi biết nói đến bây giờ nơi này là quê hương của ông chứ chẳng có cội nguồn nào nữa, lớn lên lấy vợ trong thôn, ông Tần sinh được 2 người con trai, một đứa lên 18 tên là Tử và một đứa lên 16 tên là Tế, hai đứa con của ông Tần rất giỏi công việc bốc mộ, bọn chúng theo ông nay đây, mai đó từ khi mới biết đi, đến bây giờ khi nào có người thuê thì hai đứa con như hai hình bóng theo sau ông Tần. Điển tích của ông Tần bốc mộ chưa bao giờ ngán thể loại nào, điền hình đó là cậu truyền truyền bá về ông Tần mấy năm trước.
****
Nhớ có một lần ông đi bốc mộ cho một ông cụ dòng họ quan lớn trong kinh thành Hoa Lư, cha của quan lớn mất đã lâu, ngày xưa vì hủ tục nên chôn cất rất cầu kỳ, cứ ngỡ sẽ không bao giờ phải đào lên, nhưng lũ lụt triền miên, khu mộ này ngày xưa mời thầy phong thủy giỏi về đo đạc, soi sao, cầu mong cho con cháu đời đời khấm khá, đổi vận, cho nên đến đời quan vag con cháu thì vẫn giữ được chức vụ quan to, khu mộ cao ngày xưa bay giờ thành một vùng đồng bằng toàn là nước trắng xóa, muốn lội ra đến mộ phải lội nước đến nách người, quan có mời nhiều người bốc mộ đến nhưng ai cũng lắc đầu ngao ngắn bởi mộ nằm sâu dưới đất, và ở trên nước còn ngập sâu.

Quan lớn mất ăn mất ngủ mấy ngày liền, nước lũ thì càng ngày càng dâng cao, không bốc được mộ ông cụ lên nước ngập trôi mất thì không còn mặt mũi nào đi gặp tổ tiên, quan cho người đi tìm những bậc thầy về bốc mộ, tìm cả thợ lặn, nhưng cũng chẳng có ai dám đảm bảo được sẽ bốc trọn vẹn ngôi mộ lên, cũng có một vài người thử lặn xuống, nhưng rồi cũng lắc đầu ngao ngán. Một hôm quan lớn đang ngồi vò đầu bứt tai thì có một tên gia nhân vào nói.

— Bẩm ông, bẩm ông con nghe nói cách đây rất xa có một ngôi làng tên là làng Bốc Mộ nghe nói ở đó có một người được mệnh danh là bốc mộ vương, mộ kiểu nào ông ấy cũng làm được, hay là quan lớn thử xem có mời được ông ấy về không.

Quan nghe gia nhân nói thì mắt sáng lên vỗ bàn đứng dậy, nói lớn.

— Đâu, đâu mày nghe ai nói, nếu mà bốc được mộ ông cụ nhà tao về giá nào tao cũng trả, mày biết đường không dẫn tao tới làng đó xem nào.

Gia nhân nói.

— Áy, ông cứ từ từ nghe con nói hết đã, con đường đến đó xa lắm, mà không vào làng được đâu, vào làng đó không cẩn thận mất mạng như chơi luôn ông ạ, làng đó chỉ có người ở trong đi ra thôi, còn người lạ chẳng có ai vào con tìm hiểu kỹ rồi.

Quan trừng mắt.

— Không vào được thì mày nói làm gì, mày muốn ăn đòn hay sao, tao đánh què giò bây giờ. Bay đâu đánh nó cho tai

Tên gia nhân sợ quá quỳ thụp xuống.

— Ấy ấy ông đừng giận, đừng đánh con thưa ông tuy không vào được trong làng nhưng phía ngoài có thể bỏ thư lại rồi họ sẽ nhận được ngày mai con dẫn ông đi đến đó.

Quan lớn bấy giờ mới hòa hoãn, hạ cơn giận xuống, ngồi vào bàn uống trà, tối đó sau khi dùng bữa xong, quan có nói với vợ ông.

— Bà nó này, ngày mai tôi dẫn theo thằng Tam đi tìm người bốc mộ cho ông cụ, nghe nó nói ở vùng núi phía bắc cách đây xa lắm có một cái làng chuyên đi bốc mộ, mà có cả bốc mộ vương nữa, tôi đi đến đó xem sao, chứ nước ngập hết lên mộ, mãi mà không rút, nước còn về nữa tôi e nó cuốn mất cái mộ thì tội này tôi gánh không nổi.

Vợ quan gật gật cái đầu không nói gì, bà cũng lo lắng thay cho chồng nhưng cũng không biết làm sao, phận đàn bà con gái liễu yếu đào tơ, sáng ngày hôm sau khi mặt trời con chưa ló rạng, quan đã lục đục dậy chuẩn bị lên đường, nhưng vợ quan còn dậy sớm hơn, tự tay bà dậy nấu xôi cho quan đi đường ăn cho có sức, vừa thấy quan chuẩn bị đồ, vợ quan đã xách lên một cái tay nải nặng trịch, bên trong có đồ ăn thức uống cho mấy ngày đi về, và tiền đi đường cho quan, đưa qua cho quan rồi nói.

— Ông đi đường cẩn thận, mọi sự đều phải an toàn trước tiên, còn mạng mới làm được việc.

Thuở ấy nước ta còn chiến tranh loạn lạc, phân tranh nhiều, đất nước như rắn không đầu, giặc trong, giặc ngoài, cướp bóc giết người, những toán cướp nổi lên như rạ, cướp đường, cướp rừng làm bản doanh, giết người không ghê tay, đường quan đi trắc trở hiểm nguy cho nên vợ quan rất không yên tâm về việc này, quan nhận tay nải vợ đưa rồi khoác lên vai, vỗ vai vợ mấy cái an ủi rồi nói.

— Bà nó yên tâm đi, mấy mươi năm quan trường tôi thanh liêm chính trực, người tốt ắt có quý nhân phò trợ, bà ở nhà cứ an tâm đợi tin tôi trở về.

Nói rồi quan tạm biệt vợ, lên xe ngựa nhỏ, cùng ba người gia nhân đánh xe đi, rời khỏi kinh đô Hoa Lư khi màn đêm còn đen đặc, hai người quan đem theo đều là hộ vệ giỏi tuyển chọn, đều văn võ song toàn nên quan yên tâm phần nào, còn một tên chính là Tam, hắn chính là người dẫn đường đi đến làng Bốc Mộ. Khi mặt trời lên cao ba người quan đã đi không biết bao nhiêu dặm đường, ngồi trong xe ngựa, dằn sóc cùng với tuổi cũng cao nên quan đã thấm mệt, vội nói với tên gia nhân.

— Tam ơi, dừng xe đi cho ông nghỉ tí, mỏi hết cả người rồi này.

Xe ngựa dừng lại, Thằng Tam vạch màn che xe ra, đỡ quan xuống dưới, ngồi lên một gốc gây đổ ven đường, vừa nịnh quan vừa xoa bóp cho quan. Quan hỏi Tam.

— Đi đã hơn nữa ngày rồi đã sắp qua xế rồi chừng nào thì đến nơi chúng ta cần đến hả Tam.

Tam Thưa.

— Thưa ông theo như con được biết thì chắc đêm nay là đến ạ, nếu tình hình quan mệt quá có khi sẽ lâu hơn ạ.

Quan không nói gì, lấy tay nải trên xe ngựa xuống, phân phát cho ba người cùng ăn, nghỉ ngơi thêm một lúc nữa thì bốn người lại tiếp tục cuộc hành trình. Xe ngựa cứ đi mãi đi mãi màn đêm buông xuống, dưới màn đêm đen đặc trên con đường không có bóng dáng nhà dân và người nào, có một chiếc xe ngựa bên trên treo hai có đèn lồng giấy, ánh đèn đỏ le lói như hai ánh mắt của một con vật nào đó ăn đêm đang di chuyển dần dần, khuất dần vào sâu trong rừng.

Xe ngựa đi đến khi hết canh ba thì Tam hò ngựa đứng lại, Tam khẽ gọi.

— Ông ơi, ông ơi đã đến cây cầu đi vào làng bốc mộ rồi ông ạ.

Quan ở trong xe đang liu riu ngủ thì giật mình khi tiếng kêu của Tam vang lên, cuối cùng cũng đã đến, quan khẻ vén rèm lên rồi được Tam đỡ xuống khỏi xe ngựa, gió lạnh rít lên từng cơn như tiếng người la hét trong màn đêm, quan lạnh run người lên, vì đây là ngay bờ sông vag cao, nên nhìn khung cảnh rất chi là rùng rợn, đêm tối chẳng thấy đâu là đâu wuan nói.

— Thôi dựng tạm cái lều, ngủ qua đêm nay rồi sáng sớm, dễ làm việc hơn.

Hai người hộ vệ nhanh nhảu chặt cây làm lều, lấy lá phủ kín cho khỏi lạnh, bốn người chui rúc vào trong nằm ngủ, giấc ngủ say đến với họ thật nhanh chóng, đến khi có tiếng gà rừng gáy âm vang đâu đó thì bốn người cũng giật mình tỉnh dậy, trời đã hửng sáng, mặt trời nhấp nhô đỏ au như màu máu đã hiện từ xa, bò ra khỏi lều, dưới ánh sáng mờ mờ buổi sáng, quan đã có thể quan sát được khung cảnh nơi này, xung quanh là vực sâu, phía dưới là con sông rộng không biết chảy đi đâu, phía trước mặt có một cái dây bắc từ bên bờ bên kia qua dài hun hút, nhìn mà chóng mặt, quan đã nhìn thấy cái hộp để thư, đóng lên cái cây gần đó, lấy giấy và bút ra viết lên vài dòng bỏ vào trong hộp, ba tên gia nhân đi theo đã dọn dẹp cái lều tạm đi, trả lại khoảng đất trống ở đó.

Bốn người cứ đứng ở bên này, mắt nhìn đăm đăm lên sợi dây không thấy đầu bên kia xem có người đi ra lấy thư không, đợi từ sáng cho đến trưa, mắt wuan cứ dán vào sợi dây, thằng Tam sợ quan chịu không nổi phải nói nhẹ.

— Bẩm ông, sáng tới giờ ông đứng nhiều rồi, cứ để việc này cho bọn con làm, ông lại kia ngồi nghỉ tí đi đã, nếu có động tĩnh gì con báo ngay.

Quan không thèm quan tâm tới lời Tam nói, quan nói.

— Mình cầu người ta phải có lòng, có mỏi đến mấy cũng phải chờ, chờ khi nào có người đến thì thôi.

Quan nói mắt vẫn nhìn đăm đăm vào sợi dây, khi vừa nói xong thì quan thấy sợi dây rung lên từng hồi, quan vui mừng, hai tay nắm chặt lấy nhau, thằng Tam thấy quan bỗng thay đổi sắc mặt cũng vui hắn lên, đợi cỡ uống hết một ly trà thì hình bóng người từ bên kia đã hiện ra, đó là một cậu khoảng tầm mười tám đôi mươi, đang bám vào sợi dây trên tay và chân bước đi thoăn thoắt qua bên này, một lúc sau cậu thanh niên nhảy qua bên bờ đứng đối diện với bốn người nhà quan. Cậu ta gật gật đầu tỏ vẻ chào hỏi đối với bốn người, ánh mắt không quan tâm lắm, có lẽ cậu ta đã quá quen thuộc với những người lạ như thế này.

Cậu thanh niên đi đến chiếc hộp gỗ đựng thư, bên trong còn một đống thư nằm lẫn lộn lên nhau, chỉ có lá thư của quan là nổi bật nhất vì nó được viết lên một tờ giấy có màu khác với các lá thư khác, cậu thanh niên cầm đống thư đó, bỏ vào một cái tay nải nhỏ đeo bên hông rồi nhìn lại quan hỏi.

— Xin hỏi các ông đến đây tìm người hay là làm gì.

Quan vội vàng thưa.

— Chào cậu trai trẻ, tôi có việc cần thuê người trong làng về bốc mộ cho ông cụ thân sinh ra tôi, tôi từ xa lặn lội đến đây, nghe nói trong làng Bốc Mộ có Một người được mệnh danh là Bốc mộ vương, mong rằng cậu giúp tôi đưa lá thư đến cho ông ấy, tôi thành tâm muốn gặp ông ấy. Tôi cảm ơn cậu nhiều.

Nói xong quan móc trong người ra một ít tiền xu đưa qua cho cậu thanh niên, rồi nói tiếp.

— Lá thư của tôi có màu đỏ đó cậu trai, mong cậu giúp đỡ.

Cậu thanh niên đưa tay nhận hai đồng tiền, còn lại mấy đồng đưa trả lại quan, miệng nói.

— Tôi chỉ lấy tiền công nhiêu đây thôi, còn ông muốn gặp bốc mộ vương thì ông ấy là cha của tôi, có gì tôi sẽ báo ông ấy một tiếng, ông cứ đợi ở đây, chậm nhất sáng mai có tin, hoặc sớm thì tối nay chúng ta sẽ gặp lại.

Nói rồi chàng thanh niên treo lên cái dây rồi thoăn thoắt bước đi, khuất dần trong làn sương mù bao phủ xung quanh, quan và ba tên tùy tùng lại tìm chỗ ngồi, đồ ăn vợ quan đưa cho quan đem đi vẫn còn, bốn người chia nhau ra ăn, thức ăn còn ít, ăn dè chừng để con quay về nữa, bốn người ăn vội rồi đứng dậy, tìm chỗ nghỉ ngơi, trưa hôm đó thì họ thấy từ xa cũng có một đoàn người đang tiến đến, hỏi ra mới biết đoàn người này cũng đến đây cầu người về xem phong thủy, có người thì cầu người về bốc mộ, gặp nhau giữa đường nên dồn lại đi cho vui.

Ngày trôi qua chậm rãi, quan hết đứng lại ngồi vì mong ngóng hồi âm, đêm đen kéo đến, những cơn gió rừng thổi qua rét buốt tận tâm can, quan mặc thêm áo vào nhưng cũng không xua tan nổi cái rét cắt da cắt thịt thế này. Chiếc lều tạm được dựng lên, lần này thì có nhiều người hơn nên họ đốt một đống lửa to để sưởi ấm và nấu nướng, tàn cuộc ai về lều đó ngủ đến đầu canh ba, bên ngoài có tiếng người hô.

— Ai là Trần Viên ở Hoa Lư cần người bốc mộ.

Tiếng hô vừa vang lên chấm dứt thì quan ở trong lều lao ra, nhìn thấy ba người lạ đang đứng cạnh đống lửa, lưng đeo đồ lỉnh kỉnh, nhìn kĩ quan nhận ra cậu thanh niên lúc sáng qua lấy thư, quan nói.

— Dạ tôi, tôi là Trần Viên ở Hoa Lư tới đây tìm bốc mộ vương ạ.

Ba người kia nhìn quanh một lượt rồi người lớn tuổi nhất trong ba người nói.

— Tôi tên là A Tần, rất may được mọi người yêu quý đặt cho biệt danh bốc mộ vương, con hai đứa này, là con trai tôi, đứa lớn tê A Tử, đứa bé tên A Tế. Chẳng hay mộ nhà anh có vấn đề gì khó khăn hay sao mà phải tìm đến tôi.

Quan gật đầu rồi nói.

— Vâng tôi chào bác, không biết bác bây giờ có thể đi đến nhà tôi được chứ, hay là bác nhận bốc mộ nhà nhà khác rồi.

Ông Tần đáp.

— Tôi nhận cho nhà anh thôi, phiền anh dẫn đường cho chúng tôi, chúng ta sẽ đi ngay trong đêm nay

Quan vui vẻ, phấn khởi dặn ba tên gia nhân dọn dẹp sạch sẽ rồi mới hỏi ông Tần

— Dạ bác cho tôi hỏi bác phương tiện di chuyển chưa hay là bộ hành. Nếu không thì mời bác lên xe của tôi mà ngồi.

Ông Tần nói.

— Cảm ơn ông, chúng tôi đều có ngựa đi rồi.

Nói xong ông Tần lấy trong túi ra ba cái còi nhỏ, đưa cho hai đứa con một cái, còn mình giữ một cái, ba người đưa ba cái còi lên miệng thổi huýt lên 1 hồi dài, một lúc sau từ xa vang lên ba tiếng hí dài của ngựa, hỏi ra mới biết người trong làng đều thả ngựa ở khu rừng trước bờ sông, khi có việc cần chỉ cần thổi còi là ngựa nhà ai nó sẽ nhận ra tiếng còi tự chạy lại. Bảy người lên xe, lên ngựa rời đi trong đêm.

Khi màn đêm vừa lướt qua nhường lại ánh bình minh trong lành thì cũng là lúc bảy người đi ra khỏi khu rừng núi nhấp nhô hiểm trở, chỉ cần đi một ngày nữa là sẽ về đến nhà rồi, quan rất hồ hởi, nhiều đoạn nghỉ dừng chân, quan đều hỏi han ân cần ba cha con nhà ông Tần. Mọi người lại tiếp tục lên đường, đi mãi, đi mãi, đến khi màn đêm buông xuống cũng là lúc bảy người đã đứng dưới công thành bắc của kinh thành Hoa Lư. Lính gác trong thành nhận ra quan đều cúi chào, ba cha con nhà ông Tần lúc này mới biết người cần họ giúp lại là quan to trong triều đình. Nhưng cuộc sống của họ tiêu diêu tự tại đã bao đời nên chỉ phút ban đầu bỡ ngỡ, rồi sau đó họ lại bình thường.

Quan dẫn họ về phủ của mình, gia nhân vào thông báo, vợ quan ra đón, gặp quan vui mà sắp khóc, quan nạt.

— Người về an toàn còn khóc lóc cái gì, im lặng lại đây tôi giới thiệu cho bà biết bốc mộ vương tôi mời về.

Quan mói rồi dẫn vợ đến trước mặt ba cha con nhà ông Tần rồi giới thiệu cho vợ biết.

— Đây là bác Tần là người bốc mộ được mệnh danh là bốc mộ vương, thôi có gì chúng ta nói chuyện sau, bà vào nói gia nhân chuẩn bị đồ ăn để cho bác Tần và hai con dùng bữa đi đường xa cả ngày mệt lắm rồi.

Quan mời bác Tầm vào trong phòng khách, hai đứa con thì tùy ý đi lại ngắm nhìn xung quanh nhà của quan, quan năm nay mới hơn tứ tuần, có một đứa con trai và một đứa con gái, nhưng chúng vẫn còn nhỏ, thấy người lại và nhà chúng thập thò từ xa nhìn lại, quan thấy hai con thấy cha về mà không dám ra vờ sợ nên vẫy tay gọi.

— Trần Tâm, Trần An lại đây với cha nào, cha đi mất ngày nay hai con có khỏe không, lại chào bác Tần đi các con.

Hai đứa con một đứa lên tám và một đứa lên sáu ngoan ngoãn, lễ phép lại cúi chào ông Tần, ông Tần cũng đáp lễ lại, móc trong tay nải đem theo bên mình hai lá bùa màu đỏ nói.

— Đây là bùa độc môn của bà nhà tôi làm cái này đem theo bên mình có thể xua đuổi mọi tà ma, đem lại may mắn và sức khỏe cho hai con của anh.

Quan thấy vậy thì cảm ơn rối rít, hỏi ra thì mới biết vợ của ông Tần cũng là một thầy phong thủy giỏi, cũng là một thầy chuyên đi giúp mọi người trừ tà, diệt ma quỷ. Cơm đã được dọn lên, bữa cơm đầy tiếng cười đùa của hai đứa con nhà quan xua tan đi sự ngại ngùng của những vị khách mới.

 

The comment box
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Loading...