Tôi sinh ra và lớn lên vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hơn mười con thuyền chắp vá, nằm chơi vơi trên sông chính là nơi trú ngụ, mái nhà của những hộ dân nơi đây suốt bao năm qua. Thứ duy nhất để kết nối họ với thế giới bên ngoài chính là những con đò nhỏ, thô sơ nay đã mục dần theo thời gian.
Gọi là xóm chài vì phần lớn những những hộ dân ở đây đều sinh sống chủ yếu vào nghề đánh bắt cá, tôm tự nhiên trên sông Hồng. Mặc dù những con thuyền đã được các hộ dân gia cố bằng các loại cọc, mỏ neo thế nhưng cũng không ngăn nổi những đợt sóng dập dềnh, những trận mưa xối xả ven sông.
Phần lớn những hộ dân ở đây đều có nhiều đời lênh đênh trên sông Hồng để đánh bắt cá tự nhiên. Nghề sông nước tuy vất vả và có nhiều may rủi nhưng thu nhập cũng khá, đủ để những hộ dân duy trì cuộc sống, lo cho con cái được học hành đến nơi đến chốn.
Ông Bình và bà Thủy không người thân, không con cái, sống lay lắt trên một túp lều nhỏ bé bên sông. Bằng tình thương, họ tựa vào nhau suốt 47 năm qua, vượt qua quãng đường đời đầy “sỏi”. Hai ông bà cùng sống, cùng đi nhặt rác với nhau đã 47 năm nhưng chưa từng có một đám cưới.
Người ta biết đến ông với biệt danh, người đàn ông “cướp miếng ăn” của Hà Bá. Kể từ khi về bãi giữa sông Hồng “cắm cọc” dựng lều, ông đã vớt biết bao cái xác, trong đó có cả những người “đoản mệnh”, chẳng may trượt chân mà ngã và cả những người quẫn trí, gieo mình xuống dòng sông tự tử.
Trong không gian gần 3 mét vuông, có một bàn thờ nhỏ trên cao nhất, một chiếc bàn uống nước bé xinh xinh, có ba cái phích và hai cái điếu cày đặt song song. Ông một cái, bà một cái, không ai giành ai.
Một cái bóng đèn tiết kiệm điện treo lơ lửng trên không, bóng đèn thắp sáng bằng ắc quy, tối mịt mới bật để tiết kiệm điện. Ông bà đi làm cả ngày, nếu có phải đi nhặt rác, trời tối mới về cùng nhau nấu nồi cơm. Ông bà quan tâm tới nhau, từ thời còn nhặt rác bơ vơ cũng thế mà 47 năm qua cũng thế.
Bà Thủy thích hát và giọng hát rất ấm. Những chiều buồn, bà lão 78 tuổi mắt nhìn xa xăm ngân nga:
— Đời tôi, nghèo xác lại nghèo xơ. Người ta nghèo bạc nghèo tiền. Tôi đây con cái chẳng có nhà cửa thì không, tôi biết nhờ cậy ai.!
Thoạt nhìn, không ai nghĩ ông Bình đã 80 tuổi, bởi vì nhìn ông giống như một vận động viên bơi lội chuyên nghiệp. Từ khi xuống bãi nổi sông Hồng sinh sống, ông không nhớ nổi mình đã vớt được bao nhiêu xác chết. Không chỉ có vậy, người đàn ông này còn nhiều lần cứu sống những thanh niên nghĩ quẩn lao mình xuống dòng sông dữ.
Suốt bao nhiêu năm làm nghề ấy, ông ấy chưa từng lấy của ai một đồng nào, thậm chí nhiều người đến nhà đưa tiền đến để cảm ơn nhưng nhất quyết ông ấy không nhận. Không những thế, ông ấy còn chôn cất một số nạn nhân vô danh không ai đến nhận. Giờ đây tuổi đã cao, sức khỏe có phần giảm sút, thế nhưng ông vẫn chưa từ bỏ cái nghề “làm phúc” này, bởi theo ông, nó đã ngấm vào máu của mình.
Tối hôm đó một bóng người hối hả chạy về phía căn nhà đơn sơ gõ cửa.
— Ầm.. ầm.. ầm.!
Trong nhà có tiếng người vọng lại tiếng bản lề vang lên kéo kẹt.
— Ai đấy mà gõ cửa vào giờ này.!
Giọng một người hối hả.
— Ối giời ơi có người chết đuối bác Bình ơi.!
Ông Bình nhanh tay mặc tạm cái áo đi theo người nọ ông hỏi.
— Ai chết tại sao lại chết.!
Thằng Hưng hối hả đáp lời ông
— Con bé Ngân đi kéo cá cùng cha mẹ chết đuối ở sông không tìm thấy xác bác ạ.!
Ông Bình ra tới khúc sông đã nghe tiếng khóc nỉ non ai oán.
— Ối con ơi mẹ thương con từng khúc ruột sao con bỏ mẹ mà đi con ơi là con.
Người dân xung quanh châm đuốc sáng rực ở khúc sông bấy giờ ông Bình huy động mọi người phụ một tay.
Mọi người í ới gọi nhau xuống nước tìm xác con bé, những tàn cây ùm tùm, đang đưa những cành lá như chực quật vào mặt, có người kêu lên.
— Tìm thấy xác con bé rồi.!
Cái xác con bé chương phềnh nổi trên mặt nước, cái xác mắc kẹt trong bụi cây vợ chồng anh Thành lão vào ôm xác con, ông Bình quát.
— Mọi người giữ chặt không để người nhà lại gần.!
Vợ anh Thành không kìm được lao lên ôm xác con gái mà khóc, một dòng máu từ trong miệng con bé Ngân trào ra, ông Bình ghé tai anh Thành thì thầm. Anh Thành gật đầu anh lại chỗ vợ kéo vợ ra ngoài, cô vợ vùng vẫy gào khóc.
— Buông tôi ra, con ơi là con.!