Những thứ này cũng được coi là hồ sơ cũ, bị chuột
gặm tứ tung, bên trên còn vương vãi đầy phân chuột. Thuận tay rút một
tập chắc là tài liệu, vừa động vào bụi bay lên tận mặt.
Nếu như có người từng động qua, tất sẽ không như vậy. Tôi vội phân
công Vương Minh kiểm tra thật kỹ, xem có chỗ nào khả nghi không.
Rón ra rón rén bước qua đống văn kiện, không lâu sau Vương Minh liền
báo cáo, tôi qua xem thì phát hiện có mấy chồng tài liệu được đặt rất
ngay ngắn. Bốn chồng đặt song song nhau hợp thành một hình vuông.
Vương Minh nói: “Ông chủ à, anh xem đây là có ý gì? Người kia tới đây tìm kiếm, đứng chán quá nên đã chồng mấy tập tài liệu này thành một
cái ghế thì phải.”
Tôi gật đầu, quả thật có thể dễ dàng tưởng tượng ra tình hình lúc đó. Người kia ngồi trên chồng tài liệu, có thể quan sát càng thêm kỹ càng.
Tôi tìm kiếm xung quanh, muốn biết được chỗ người kia ngồi là quay về hướng nào, cùng lúc phát hiện bên tay trái có một cái giá vừa đẹp để
gác đèn pin, cúi đầu nhìn dưới chân. Gạt bớt tro bụi ra liền xuất hiện
vài tàn thuốc, phía trước kia còn có một chồng tài liệu khác nữa.
Tập tài liệu ở đây ít nhất cũng phải nặng tới bốn năm cân, cầm hết
trong tay chắc không thể xem được. Chồng hồ sơ kia chắc là được hắn dùng làm bàn. Cái gì cần xem thì đặt lên trên. Vừa hút thuốc vừa lật tài
liệu, con mẹ nó, tên tiểu tử đó quá ư là nhàn nhã rồi!
Nhưng vô dụng, bốn phía tất cả đều chỉ có tài liệu, rốt cuộc tôi cũng không đoán ra được là hắn muốn tìm cái gì, có khi hắn tìm được là mang
đi ngay rồi cũng nên.
Trong lúc đang mân mê lật tài liệu, trong đầu đột nhiên hiện ra một ý niệm, nhớ tới những nét chữ kia, ma xui quỷ khiến thế nào lại nảy sinh
một cái ý định- tạm thời miễn bàn tới những cái khác, nếu chữ kia thực
sự là “tôi” viết, vậy tôi sẽ làm gì với đống tài liệu này?
Tôi bảo Vương Minh đưa cho mình một tập, mở nó ra đặt trước “bàn”,
lật vài trang. Tiếp theo làm như thói quen bình thường, vừa suy nghĩ,
vừa cầm những tài liệu xem xong bên tay phải, cho tới khi tương đối nặng rồi liền đặt nó ra xa xa, xếp thật ngay ngắn.
Đây là một thói quen của tôi, vì khi thu xếp lại những bản dập,
thường thường bàn sẽ đầy những giấy là giấy, bừa bộn vô cùng, thấy cái
gì dùng hay, tôi hay đặt nó xa xa một chút, để phân biệt với những tài
liệu khác. Mà khoảng cách đặt cũng phải trong tầm với của mình.
Nhìn xung quanh một chút, thấy trong cự li tay tôi có thể sờ tới,
phát hiện có một chồng giấy ngay trên cái rương bên tay phải, vừa vươn
tay là có thể cầm được, khoảng cách vừa đủ.
Lòng chợt động, có chút khó chấp nhận, nếu ngay cả cái này cũng đoán đúng thì chẳng phải người ngồi tại đây chính là tôi sao?
Có điều tôi vẫn do dự một chút, lại nhặt tập giấy tờ lên. Kệ mợ nó!
Dù sao cũng chỉ chết có một lần, chuyện này có gì đáng lo chứ?
Tôi mang tập tài liệu đang xem dở ra, trang thứ nhất là một bảng kê,
hình như là tiền trợ cấp, có tên mấy người nữa, tiền trợ cấp nhiều nhất
là bốn trăm bốn mươi bảy phẩy chín hai tệ. Đối với tôi thì chế độ tiền
lương ngày đó không mấy quan tâm, có điều với số tiền trợ cấp này đặt
trong hoàn cảnh đó thì hẳn phải là một con số trên trời.
Tiền trợ cấp thường là cho dân Liên Xô, tôi không có hứng thú với nó, rất nhanh sau đó liền đọc tới góc bản có ghi: “Bảng tiền trợ cấp công
trình khảo cổ di chỉ thượng tư Trương gia lâu tại Quảng Tây.”
Đúng rồi! Chính là cái này!
Lật lật, tất cả các trang đều đã bị xáo trộn, bên dưới dọc theo bảng
kê đều là tên người, cuối trang có đánh sở nghiên cứu khảo cổ. Tôi thấy ở đó có ghi một ngày, là tài liệu năm 1965.
Sau khi tập hợp hết tư liệu lại, không thấy có đóng dấu, tất cả đều
là chữ viết tay, và vài số hiệu phòng gì đó, bao gồm có sơ đồ, bút ký.
Vì có chuyện như vừa rồi nên theo bản năng tôi nhìn vào nét chữ đó, hoàn toàn xa lạ, còn rất nhiều kiểu chữ khác nhau, rõ ràng không phải chỉ có một người ghi lại.
Nhanh chóng mở ra, lật tới mười bốn mười năm trang sau đó mời thấy có thứ không giống trước.
Kia là một bản vẽ gì đó, nhưng không phải là bản vẽ hiện đại, cũng
được họa bằng bút lông. Bản thân vừa nhìn là biết đó chính là “Phong
Cách Lôi” của triều Thanh.
“Phong Cách Lôi” là cách gọi khác của một gia tộc họ Lôi làm chuyên
gia thiết kế kiến trúc dưới thời nhà Thanh. Bọn họ thầu hầu hết toàn bộ
những công trình kiến trúc trong hoàng thất, có điều kiến trúc sư thời
đó địa vị thấp, cho dù là tay nghề bậc nhất thiên hạ thì trong mắt người thường vẫn ít ai để ý tới. Phần lớn người ngày nay cơ bản không biết có một gia tộc như vậy tồn tại, chỉ có những người trong nghề như chúng
tôi mới hiểu thế nào gọi là “Phong Cách Lôi”.
Trung Hoa năm ngàn năm lịch sử, Phong Cách Lôi chỉ tồn tại vỏn vẹn
hai trăm năm, nhưng hiện nay trong những di sản văn hóa thế giới của đất Trung Quốc này thì có tới một phần năm là được Phong Cách Lôi kiến tạo
lên, không thể không thán phục.
Sau khi xây xong Di Hòa Viên, Phong Cách Lôi gần như biệt tích, có
người suy đoán rằng triều đình Mãn Thanh lúc đó không còn đủ tiềm lực để xây lên một công trình kiến trúc vĩ đại nào nữa, có điều Phong Cách Lôi suy bại rất kỳ quái, tôi từng nghe người ta lý giải là chỉ qua đúng một đêm, chóng vánh vô cùng, không biết đã có đại biến gì xảy ra.
Sau khi suy sụp, con cháu của Phong Cách Lôi bán phần lớn “bản thiết
kế mẫu” của cụ kỵ đi, đó là những kết tinh của kiến trúc Trung Hoa, số
lượng rất nhiều. Một phần được bán ra nước ngoài và lưu truyền trong dân gian, quan lại trong nước cũng có một lượng tương tự, cho nên vẫn hay
thấy xuất hiện. Trong ngành học của chúng tôi, cứ hễ là học về kiến trúc cung đình, quy hoạch mặt bằng, đều thấy thứ này rất đỗi quen thuộc, vì
thế mà chỉ cần nhìn qua tôi liền nhận ra ngay được.
Bản vẽ này hẳn là có liên quan tới di chỉ Trương gia lâu, nói vậy thì di chỉ kia cũng là từ thời nhà Thanh, có thể đó chính là tác phẩm của
Phong Cách Lôi cũng nên.
Đây là một bản sao, bản chính tất nhiên đang nằm trong viện bảo tàng.
Đối với mấy thứ này tôi khá là hứng thú, liền liếc mắt nhìn qua một
lượt. Trên bản vẽ là một cái sân rộng, hẳn là thuộc khuôn viên một tòa
nhà, xem quy mô thì thấy sâu tới vài thước, tương đối lớn. Nhìn cấu trúc này dễ là nhà dân.
Phong Cách Lôi chuyên thiết kế cho hoàng thất, thiết kế cho dân chúng rất ít, chủ tòa nhà này khẳng định là một đại quan, hoặc cũng là người
có lý lịch sâu xa.
Bên cạnh có đề một hàng chữ nhỏ là tên của tòa nhà, nhưng nhìn không ra là viết cái gì.
Mấy trang sau cũng là bản vẽ y hệt, phần lớn đều là bản vẽ mặt cắt.
Bản thiết kế của Phong Cách Lôi vô cùng tinh tế, từ các góc độ đều chỉ
chung một kiến trúc, bộ phận giải thích đều có ghi lại, bao gồm phong
thủy xung quanh, địa thế, thậm chí còn có mặt cắt của kinh tuyến chia ô
trên mặt đất.
Lật thêm hơn mười trang, trang cuối cùng là hướng dẫn tra cứu, chỉ
dẫn xem có bao nhiêu thứ, lòng tôi chợt động, cầm tài liệu trong tay đối chiếu thấy thiếu mất sáu tờ.
Nếu tôi đoán không nhầm thì người kia đã lấy chúng đi. Hiện giờ những thứ trong tay tôi vẫn là bí ẩn, nhưng ngay cả như vậy, đối với việc
không tìm ra một chút manh mối nào thì đây cũng là một đột phá lớn rồi.
Chính đốn lại một chút đống tài liệu trong tay, tôi nhìn quanh mình
biết là trong đống này khả năng chẳng còn gì để thu hoạch nữa, vì thế
tiếp theo đi tìm Vương Minh chuẩn bị về.