Bạn đang đọc: Đạo Mộ Bút Ký

Quyển 6 – Chương 30: Dưới đáy hồ

25/12/2023
 
 

Trong nhóm thì ba người Bàn Tử, Muộn Du Bình và tôi đều bập bõm biết
bơi. A Quý cũng vậy, nhưng quanh đây chỉ có mấy con suối nhỏ, anh không
quen bơi đứng nên e rằng không giúp được nhiều. Ngược lại Vân Thái bơi
rất giỏi, song không có áo tắm, tôi không thể để cô bé mặc độc cái áo
con mà lặn xuống hồ, mà Bàn Tử chắc cũng không muốn.

Nói đến khả năng nhịn thở, Bàn Tử khoe mình phổi lớn, có thể nhịn năm phút liền. Tôi bảo làm gì có chuyện ấy, anh béo thế kia lúc lặn xuống
sẽ phải chịu áp lực lớn hơn chúng tôi rất nhiều, mà người bình thường
chỉ cần nhịn được ba phút cũng đã thần thánh lắm rồi. Tuyệt đối không
nên khoe mẽ, đây nào phải chuyện chơi.

Bàn Tử nói thật ra mình không lo cái này, mà lo chúng tôi không đeo
chân nhái, nếu lặn xuống quá chậm thì dễ chừng chưa đến đáy đã cạn khí
rồi. Trước đó nên lặn thử ở vùng nước nông thì hơn.

Tôi gật đầu, thật ra lặn tự do (*) không hoàn toàn là tay không bắt giặc, mà cũng có thiết bị và phương pháp bảo hộ tương xứng, trong đó quan trọng nhất là yếu tố tâm lý. Hồi ở Tây Sa
tôi đã nghe mấy người thợ lặn kể yếu tố then chốt khi lặn sâu xuống nước chính là tâm lý, vì thế tất cả thợ lặn, đặc biệt là thợ lặn tự do đều
phải trải qua khóa huấn luyện ngồi thiền kiểu yoga. Dưới tầng nước sâu
chỉ còn bóng đêm vô tận giống như đang lơ lửng trong vũ trụ, khiến con
người bất giác sinh ra sợ hãi. Khi ấy, chỉ cần một thoáng hoang mang sẽ
không thể tập trung được nữa, dễ dàng gặp chuyện bất trắc. Nếu có bình
dưỡng khí thì lượng oxi tiêu thụ sẽ tăng đột biến, bằng không chỉ còn
nước thở bằng niềm tin.

(*) Tức là lặn không dùng bình dưỡng khí.

Tiếc rằng vùng biển Tây Sa vừa cạn lại vừa trong xanh, tôi không có
cơ hội trải nghiệm cảm giác ấy, nên cũng chẳng biết tình hình thực tế ra sao.

Nhưng được cái thiết bị lặn tự do cũng không quy củ cho lắm, hoàn
toàn có thể tìm vật dụng thay thế. Ví như vấn đề của Bàn Tử, chúng tôi
chỉ cần buộc thêm tảng đá để tăng tốc độ lặn là xong. Hồ này trước kia
hẳn là rất sâu nhưng năm nay mực nước đã hạ, không thể sâu quá trăm mét
được. Tôi đoán năm mươi mét là cùng, đương nhiên trước khi lặn chúng tôi cũng phải thăm dò độ sâu của nó.

Vùng hồ vào đêm tối đen như mực, chúng tôi cũng không thể suy xét mọi sự rõ ràng như trước, đành rút về trại nghỉ ngơi. Bàn Tử hỏi Vân Thái
vừa rồi đã hát bài gì cho Muộn Du Bình nghe, có thể dạy lại cho mình
không? Tôi chẳng còn bụng dạ nào mà đùa giỡn, đành nằm xuống học cách
suy nghĩ như Muộn Du Bình, nghĩ tới những việc ngày mai cần làm.

Đêm đó không ai nói một lời, sáng hôm sau chúng tôi dậy từ sớm tinh
mơ. Nhân lúc mặt trời còn chưa mọc, tôi tranh thủ đi thám thính quanh hồ lần cuối để khẳng định ấn tượng của mình hôm qua. Bốn bề phủ sương mờ,
nhưng màn sương này chỉ lấp ló quanh quẩn ven hồ. Cha con Vân Thái đều
quen dậy sớm, bữa sáng đã chuẩn bị xong xuôi từ lâu. Đó là món cháo
loãng mà người như Bàn Tử có thể húp liền cả chục bát, nhưng đã là đồ
Vân Thái nấu thì đời nào hắn dám chê.

Bàn Tử cũng dẫn theo một con chó đến giúp, vừa đi vừa trêu nó: tìm
xương đi, tìm xương đi, tìm được xương tao cưới vợ cho mày. Con chó quay mông ra hồ uống nước đùa nghịch, hoàn toàn phớt lờ hắn.

Khi mặt trời lên cao, tôi cũng vừa dạo quanh một vòng hồ, xác định
gần như không thể tìm ra. Vân Thái tò mò muốn biết chúng tôi đang tìm gì nên cũng đi sau nghe ngóng, Bàn Tử bịa chuyện hai đứa đi tìm vàng, cô
bé nghe vậy thì nửa tin nửa ngờ.

Tôi bàn với họ rằng nhất định phải lặn xuống nước, nhưng cũng không
thể khơi khơi mà lặn được. Cả đám phải đợi đến chiều cho nước ấm lên
chút ít, lại cần chuẩn bị một sợi dây thừng thật dài, một cái bè nhỏ và
vài tảng đá nặng vừa phải.

 
 

The comment box
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Loading...