“Hả?” Tôi sửng sốt ngẩn ra. Nghĩ thầm, anh mà quen ông ta á, ông ta là thằng bố anh à?
Sau đó Muộn Du Bình nói một câu, tôi lập tức nhận ra mình đã hiểu
nhầm ý hắn ta rồi. Hắn nói: “Tám thớt ngựa này, người này là Chu Mục
Vương.”
“Chu Mục Vương? Cái người viết ‘Mục thiên tử truyện’ á?”
‘Mục thiên tử truyện’ tôi cũng nghe hết sức quen tai, trước khi đến
đây nhóm kia vẫn hay nhắc đến nó. ‘Mục thiên tử truyện’ chủ yếu ghi chép lại câu chuyện Chu Mục Vương suất lĩnh bảy nhóm sĩ phu, cưỡi tám con
tuấn mã Xích Ký, Đạo Ly, Bạch Nghĩa, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lưu, Lục Nhĩ, do Tạo Phụ đánh xe, Bá Yểu dẫn đường, xuất phát từ Tông Chu,
vượt qua sông Chương, đi qua các vùng núi Hà Tông, Dương Hu, núi Quần
Ngọc, hướng về phía Tây, đến đất Tây Vương Mẫu, cùng Tây Vương Mẫu yến
ẩm.
Nói cách khác, ông ta ngồi xe tám ngựa kéo, đến cung Tây Vương Mẫu chơi, rồi được Tây Vương Mẫu thịnh tình khoản đãi.
Nhưng xem bức phù điêu thì Mục thiên tử này không giống tới thăm thú, lẽ nào truyền thuyết có sai lầm rồi, năm đó quả thực Chu Mục Vương có
tới nước Tây Vương Mẫu, nhưng là tới để đánh chiếm?
Tôi lập tức tiếp tục xem các bức phù điêu, bức tranh tiếp theo khiến
tôi lạnh cả người, chỉ thấy đội quân của Chu Mục Vương xông vào chém
giết một tòa cung điện, trong tranh xuất hiện rất nhiều đàn bà đầu rắn
mình người, những người đàn bà này đang đổ cái gì đó vào trong các lỗ
vuông của loại tháp kia, sau đó có vô số rắn mào gà trườn ra từ trong
tháp, xồ vào cắn xé với quân Chu Mục Vương.
Xem đến đây, tôi mới hiểu ý nghĩa của những tháp đá trong rừng mưa:
“Xem ra, năm xưa Chu Mục Vương quả thực đã tiến đánh nơi đây, nhưng đã
bị rắn độc ở đây đánh bại. Có lẽ để che giấu sự thất bại của mình, ông
ta đã phịa ra câu chuyện kia. Lũ rắn độc đã bảo vệ nước Tây Vương Mẫu,
thảo nào bọn họ chăn nuôi cúng tế lũ rắn như thần thánh. Cũng giống như
tục không giết quạ đen của người Mãn vậy.”
Suy nghĩ một chút lại cảm thấy sự việc không chỉ có thế, bên dưới
những tháp đá này chắc chắn thông với nhau, lũ rắn sống trong những
thông đạo bên dưới tòa thành, được người ta nuôi bằng đầu người, mà khi
gặp phải nguy hiểm thì sẽ dùng thứ gì đó dẫn dụ lũ rắn ra ngoài nghênh
địch, đây là một phương pháp phòng thủ đã được thiết kế hoàn hảo. Loài
rắn này độc đến thế, tốc độ lại nhanh đến thế, không ai có thể chống đỡ
nổi.
Nói cách khác, người thì sống trong thành, rắn thì sống dưới thành,
giờ người đã chết hết, rắn liền chui lên mặt đất. Nền văn minh Tây Vương Mẫu này cũng giống như văn minh Amazon vậy, người Amazon dùng cá ăn
thịt người để phòng kẻ địch và thú dữ, cũng cúng tế cho cá ăn thịt người bằng người sống và động vật sống. Còn ở đây thì dùng đầu người để tế.
Càng suy ngẫm tiếp lại càng phù hợp với suy luận của chúng tôi. Khái niệm về nơi này của tôi cũng dần rõ ràng hơn.
Đang âm thầm sung sướng, tầm mắt của Muộn Du Bình chợt ngừng lại ngay giữa trung tâm vách tường đá. Bức phù điêu ở đó chạm khắc một hình vẽ
to tướng còn nguyên vẹn, rõ ràng là phần trung tâm của bố cục bức phù
điêu khắc đá trên vách tường đá này. Trên đó chạm khắc cảnh tượng một
con rắn khổng lồ bị vô số con rắn mào gà nhỏ vây kín xung quanh, ra sức
đánh nhau. Trong đó, con rắn khổng lồ kia đang quấn lấy một thân cây to
tướng, rắn mào gà uốn lượn vây khắp bốn phía xung quanh như những đường
hoa văn trang trí.
“Đây là cảnh loài mãng xà song lân đang đánh nhau với lũ rắn mào gà ở nơi này, xem ra dưới thời kỳ Tây Vương Mẫu nơi đây đã có hai loại rắn
rồi, loài mãng xà song lân này có thể chính là thiên địch của lũ rắn mào gà.” Tôi nói.