Bạn đang đọc: Đạo Mộ Bút Ký

Quyển 5 – Chương 11: Lò luyện đan bằng đồng thau

25/12/2023
 
 

Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
Suốt đó giờ, về hình vẽ bí ẩn này, tra thế nào cũng không ra được một chút manh mối. Giờ vừa nghe nói như vậy, Cầu Đức Khảo liền phấn chấn
hẳn lên, lão lập tức gọi một ấm trà ngon, cung kính đưa lên mời vị học
giả già kia kể rõ ngọn nguồn.

Vị học giả già kia vốn cũng không bận rộn gì, thấy lão có hứng thú
đến vậy thì cũng hào hứng lây, liền kể cho Cầu Đức Khảo nghe sự việc
mình đã trải qua ngày ấy.

Đó là chuyện từ ba mươi năm trước. Thời đó, ông cụ này còn làm giáo
sư giảng dạy ở khoa Văn hóa Trung Hoa tại trường Đại học Bắc Kinh, là
một Đảng viên Quốc Dân Đảng, còn con rể là một lữ đoàn trưởng[1] dưới trướng Trương Linh Phủ. Sau khi sư đoàn chỉnh biên số 74[2] bị tiêu diệt, tàn quân Quốc Dân Đảng tan đàn xẻ nghé, con rể ông liền dẫn tàn quân chạy vào núi Kỳ Mông[3] làm thổ phỉ, lẩn trốn trong núi suốt ba năm. Về sau, quân Giải Phóng tổ chức một cuộc càn quét với quy mô lớn, con rể ông bị bức đến đường
cùng, phải móc nối với đặc vụ của Quốc Dân Đảng, định trốn sang Mỹ.

Mua được một lối thoát rồi, người con rể liền đón ông cụ và gia đình
vào trong núi chờ tin thuyền. Vì sợ tin đồn lan nhanh, mang gia quyến
theo bên mình không tiện, cho nên trong khoảng thời gian này, người con
rể đã thu xếp cho bọn họ ở trong một Đạo quán, giả trang thành đạo sĩ,
chờ bên đặc vụ tiếp ứng.

Tuy mang danh Đạo quán nhưng thật ra đó chỉ là ngôi miếu dân gian thờ thổ địa của người địa phương mà thôi. Duy có một điều không giống với
những ngôi miếu địa phương ở vùng núi khác, đó là tòa Đạo quán này được
xây giữa hai vách núi cách nhau không đến năm mươi mét, mặt dưới lơ lửng giữa tầng không, vô cùng kỳ lạ. Cả tòa Đạo quán giống như một cái cầu
thang khổng lồ, từng bậc từng bậc một, tổng cộng có bảy tầng. Bốn vách
đều là tường đất phết sơn vàng, cực kỳ đơn sơ. Bốn tầng trên cùng chính
là hai tấm ván gỗ gác giữa hai vách núi, ngay đến lan can cũng chẳng có. Trong mấy điện thờ đều đặt tượng Tam Thanh nặn bằng đất, cũng có tượng
Quan Âm và thổ địa, rất đậm nét đặc sắc của văn hóa Trung Hoa.

Toàn bộ ngôi miếu Đạo quán chỉ do hai vị đạo sĩ già nua chăm nom,
người cao tuổi là cha của người ít tuổi hơn. Năm đó đang thời chiến
tranh loạn lạc, khói nhang thưa thớt, con rể ông bèn đưa bọn họ ít tiền, nhờ họ che chở giúp.

Thế là người giáo sư già liền sống trong Đạo quán suốt hai tháng
trời. Nơi này nằm tít trong núi sâu, leo lên leo xuống bất tiện, cho nên ông chẳng có việc gì để làm, bèn bắt tay vào nghiên cứu những món đồ cổ bên trong Đạo quán. Chính vào lúc đó ông đã phát hiện ra một thứ rất kỳ quái. Trong Đạo quán này có rất nhiều đồ vật, đều là những sản phẩm địa phương thô sơ được sản xuất hàng loạt, chẳng có giá trị gì, tuy thỉnh
thoảng có tòi ra vài món đồ cổ nhưng cùng lắm chỉ là đồ thời Minh. Ấy
vậy mà, trên tầng cao nhất của Đạo quán lại có một cái lò luyện đan bằng đồng thau, hình dạng vô cùng kỳ lạ, trông như một búp sen bị lật úp,
niên đại lại càng cổ xưa, hoàn toàn khác với những món đồ còn lại ở đây.

Vị giáo sư tuy không theo chuyên ngành lịch sử, nhưng những lão phu
tử thời đó đều phải từng trải, từng tiếp xúc với những vấn đề như thế
này không hề ít. Ông cảm thấy rất hứng thú, bèn hỏi vị đạo sĩ già xem lò luyện đan này đến từ đâu.

Vị đạo sĩ già kia liền khen ông có ánh mắt tinh đời. Lò luyện đan này quả đúng là không phải vật bình thường, mà là trong một trận địa chấn
hồi trước Giải phóng, núi bị lở ra mới bắt gặp được đấy. Hồi ấy, cùng
với nó còn có biết bao nhiêu là xương người chết cũng bị lở ra nữa.
Người dân trong thôn thấy vậy mà sợ hãi, bèn khiêng cái lò luyện đan này lên đây để thần linh trấn yểm. Chuyện xảy ra đã sáu mươi năm rồi, hồi
ấy ông vẫn còn nhỏ, tình hình cụ thể thế nào cũng không được rõ lắm.

Vị giáo sư nghe xong lại càng thêm hứng thú, song khi đó đang chiến
tranh loạn lạc, thân phận của ông lại đặc biệt nên cũng chẳng có cách
nào điều tra thêm được nữa. Ông ở trong Đạo quán nghiên cứu nghiền
ngẫm trong một khoảng thời gian, nhưng vẫn không có kết quả gì. Có điều
cảnh ngộ và điều kiện lúc đó khiến cho ông khắc ghi như in những ký ức
về sự kiện này. Hình dáng và hoa văn của chiếc lò luyện đan kia ông cũng nhớ cực kỳ rõ ràng, cho nên vừa thấy Cầu Đức Khảo đưa cho mình xem là
ông đã nhận ra ngay.

Ông cụ nói với Cầu Đức Khảo rằng, hoa văn này là ở cái nắp đậy phía
trên lò luyện đan, giống hình vẽ nọ như đúc, không thể nhớ nhầm được.
Nếu muốn biết nhiều hơn nữa thì có thể nghĩ cách đến Đạo quán kia tìm
hiểu một phen. Chỉ có điều, bao năm trôi qua, vật đổi sao dời, hiện giờ
chốn kia đã còn hay mất, còn phải trông vào duyên số của lão.

 
 

The comment box
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Loading...