Bạn đang đọc: Đạo Mộ Bút Ký

Quyển 5 – Chương 10: Cầu Đức Khảo

25/12/2023
 
 

Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo

Beta: Earl Panda

.

.

.*****

.

(Chuyện tiếp theo chú Ba kể rất rắc rối, dính líu đến nhiều vụ việc ở Trường Sa thuở trước. Có điều, tôi lại rất có hứng thú với những chuyện như thế này, bởi từ khi còn nhỏ tôi đã rất thích những câu chuyện xưa cũ thoáng tanh mùi đất này, rất có cảm giác nặng tính lịch sử, nghe một chút cũng chẳng hề gì.)

Gã giáo sĩ được nhắc tới trong lời kể của chú Ba là Hendrie Cox, tên tiếng Trung là Cầu Đức Khảo, làm việc tại một trường Công giáo ở Trường Sa, là một trong số những người Mỹ vào Trung Quốc theo phong trào Đông tiến thời kỳ Quốc Dân Đảng. Nhưng người này từ nhỏ lục căn không thanh tịnh, thầy chùa Tây phương không thích làm, lại đi thích văn hóa Trung Hoa. Có lẽ trong quan niệm kinh tế của dân Mỹ, cổ vật cũng chỉ là một loại hàng hóa, có thể tự do mua bán thì dĩ nhiên cũng đem xuất khẩu được. Bởi vậy nên ở Trung Quốc đến năm thứ ba, thỉnh thoảng lão lại lén lút đánh một quả buôn lậu cổ vật. Năm đó lão mới mười chín tuổi.

10154320_675878045813448_2375599718092362696_nNhững phi vụ buôn lậu của lão vẫn luôn được tiến hành cẩn thận, chứ không tham ăn dày đánh lớn. Ở thời điểm đó, buôn lậu có hai kiểu: một là bán chác với bên quân đội, tẩu tán được số lượng hàng nhiều nhưng giá trả rất thấp, chơi theo kiểu năm ăn năm thua, vô cùng mạo hiểm. Còn kiểu của Cầu Đức Khảo gọi là “buôn nguội”, giá được trả cao, hàng có thể ít nhưng rất an toàn, làm vụ nào thắng vụ đó. Cách làm ăn của lão như vậy lại rất hợp khẩu vị ông tôi, cho nên hồi đó quan hệ giữa lão và ông tôi tốt lắm.

Nhưng cái tay Cầu Đức Khảo này lại không phải loại bạn bè đáng kết giao. Từ tận đáy lòng, lão chưa bao giờ xem ông tôi là bằng hữu, thậm chí còn chẳng buồn nhấc ông lên hàng bằng vai phải lứa. Về sau ông nội tôi mới biết, đằng sau lưng, lão lén gọi ông là đồ chấy rận.

Năm 1949, Trường Sa giải phóng. Quốc Dân Đảng hoàn toàn tan tác. Sau đó, năm 1952, Giáo hội bắt đầu rời khỏi Trung Quốc, nhiều người Mỹ từng sống ở Trung Quốc cũng bắt đầu hồi hương. Cầu Đức Khảo nhận được điện tín của Giáo hội, gọi lão trở về nhân lúc hãy còn an toàn.

Lão cảm thấy chuyện làm ăn ở Trung Quốc của mình sắp tới hồi xuống dốc, vì vậy bèn bắt đầu tiến hành những công tác chuẩn bị có liên quan hòng tẩu tán số tài sản của mình. Lúc trước khi đi, lão còn nảy ra một ý đồ nham hiểm. Lão và đồng bọn bắt đầu vung tay mua vét đồ minh khí, lợi dụng tâm lý tín nhiệm với quan hệ lâu năm của người Trung Quốc để thâu tóm một lượng lớn cổ vật chỉ bằng một số tiền đặt cọc rẻ bèo, trong đó có cuốn sách lụa Chiến quốc của ông tôi.

Năm đó ông tôi cũng không chịu bán món đồ mà cha chú mình phải đánh đổi tính mạng mới đem ra được này đâu. Chính là Cầu Đức Khảo đã nói láo rằng số tiền này sẽ được dùng để xây dựng các ngôi nhà từ thiện, ông tôi thấy đó là tích đức, mới miễn cưỡng ra tay. (Đương nhiên đó là ông nội tôi nói thế, chứ ai biết có thật hay không. Còn tôi thấy con người ông ít có khả năng đầy lòng từ bi kiểu đó lắm.)

Sau khi toàn bộ số hàng đã được chuyển lên tàu hết cả, Cầu Đức Khảo biết trong nhóm người này cũng có vài kẻ không dễ chọc vào, nên để tránh lưu lại hậu hoạ, khi đã ở trên tàu, lão liền gửi điện báo cho đơn vị kiểm soát thời đó, đem nhân thân của ông nội tôi và đại khái khoảng mười thổ phu tử khác tiết lộ hết cho quân Giải phóng đang đồn trú ở Trường Sa.

 
 

The comment box
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Loading...