Cơi trầu được để trên bàn. Em lại ngồi chỗ chõng tre lắng nghe thầy U và ông bà Quế nói chuyện. Cũng nhanh chóng sau đó, giọng của ông Quế cất lên :
– Gia đình tôi hôm nay sang thưa anh chị Cảnh.. Thôi thì cũng chẳng xa lạ gì, miếng trầu là đầu câu chuyện. Qua năm , hết tháng giêng gia đình tôi tới đón cháu Gấm về làm dâu con trong nhà.
Dứt lời, ông Quế bưng cơi trầu đưa lên, thầy em vội đỡ lấy :
– Vâng. Cứ quyết theo gia đình bên ấy. Cháu nó tuy lớn nhưng còn dại mong về bên đấy anh chị dạy bảo..
– Anh chị Cảnh an tâm, con Gấm vợ chồng tôi coi vừa là con dâu vừa là con gái. Chỉ mong sớm có cháu nối dõi tông đường..
Nghe tới đó em đổ mồ hôi thành dòng , vậy là em được gả đi rồi.! Nhưng còn anh Quỳnh và tình yêu của em phải làm thế nào? Có lẽ nhận thấy điều em lo lắng nên ở sát bên Lân khẽ hỏi :
– Gấm không sao chứ? Anh đã nói là sẽ làm được. Hãy một lòng một dạ với anh.
– Anh Lân đang ép tôi..
– Gấm sai rồi.! Là anh yêu Gấm..
– Tình yêu phải có từ hai phía. Anh muốn lấy người không thương mình ư?
Lân vờn vờn tay cái gấu áo em đang mặc, anh ta lắc đầu :
– Rồi Gấm sẽ yêu tôi! Còn không..
Lân ngập ngừng ở câu nói đó như cho em hiêủ là lời đe doa. Em ngồi xích ra xa một chút nhưng ngay lập tức Lân lại ngồi gần. Ở phía đối diện,
U thấy thế bèn hơi chau mày .. Em cúi xuống đành ngồi yên, Lân ở khoảng cách rất gần, em nghe được cả tiếng thở đều của anh ta cùng đôi mắt hằn đỏ nén sự tức giận nhưng vẫn gắng cười..
Cuộc nói chuyện kết thúc, ngày tháng cũng đã ấn định xong. Đợi ông bà Quế và Lân về, thầy cất lời :
– Gấm xuống lấy cho thầy cái đĩa .
– Vâng.
Thầy xếp từng lá trầu lên đĩa. Châm nén hương trên bàn thờ tổ tiên rồi khấn. Con gái lớn trong nhà được gả đi là phải lễ tạ tổ tiên. Sau nhiều lần suy nghĩ, em quyết định nói với thầy về ý kiến của mình.
– Thầy… Con có chuyện muốn thưa!
– Có chuyện gì vậy? Nói thầy nghe!
– Con..
Thấy em ngập ngừng , thầy vội hỏi :
– Có gì thì nói sao cứ như gà mắc tóc thế hử?
– Con..con chưa muốn lấy chồng đâu..
– Làng này ối đứa bằng con mà con lớn cả rồi đấy !
Em run giọng :
– Nhưng ..con không.. có tình cảm gì với anh Lân..
Thầy em cười cười :
– Ngày xưa thầy với U con lấy nhau có biết tình cảm gì, đến ngày cưới còn chẳng biết mặt nhau ấy vậy mà giờ đây..con nhìn đi!
– Thầy..hay thầy trả lại trầu đi!
– Trả là trả thế nào? Như vậy là con đã là dâu con người ta rồi đấy ! Còn tình làng nghĩa xóm nữa.. Thôi thầy mệt rồi..bung mùng cho thầy đi nghỉ
– Vâng…
Bung mùng cho thầy nằm nghỉ rồi em đi vào buồng. Trong lòng ngổn ngang tâm trạng. Em không còn có thể gặp anh Quỳnh nữa.. Cùng lúc, U em từ trong buồng đi ra, nhìn em vẻ buồn bã mà U thở dài. Đi tới chỗ thầy, U mở lời :
– Thầy nó này..
– U nó có chuyện gì nữa sao?
– Tính sang năm gả đi con Gấm tròn 19 . Thằng Lân lại ở gần . Tôi chợt nhớ lại lời chú kia hôm rồi nói.. tôi e là…
Thầy nghe rồi gắt giọng :
– U nó chỉ nghĩ lung nghĩ tung , lời vớ vẩn thế mà cũng tin được .Tôi quyết rồi. Đâu phải sống cho một mình mình. Còn tình nghĩa làng xóm láng giềng..
U không nói gì thêm, quay nhìn em rồi lắc đầu. Cả đêm hôm ấy không thể nào em chợp mắt được. Một đêm thức trắng..
………
Hôm nay trời se lạnh ,sắp vào đông rồi. Dậy sớm em dọn sạt cho U , vét được bát cơm nguội, mấy con cá rô kho khế cho vào trong cạp lồng em mang đi làm . Hợp tác xã có phát điểm lương thực nên em đến đó trồng ít rau rồi ra lĩnh..
Em hồi hộp lắm vì lần đầu tiên được chờ phát mà ! Mang về thầy U chắc mừng lắm ! thằng Tín thằng Trung chẳng nhảy cẫng cho mà xem.
Do hồi hộp nên em đi sớm, một phần tránh gặp Lân, một phần muốn trồng cho xong ruộng rau rồi khi lấy lương thực là em không ở lại nữa.
Bỏ cái nón tháo khăn em lau cái mặt , lạnh lạnh thế cũng ra mồ hôi chứ. Đi vào trong , có đám thanh niên trầm trồ :
– Ôi em nào mà xinh thế này!!
– Chắc mới tới hợp tác xã chúng mày ạ!
Em không đáp lại mà cứ thế bước đi.
Đúng lúc có cô Hoà ra tới, thấy đám con trai như vậy thì bật cười :
– Con Gấm chứ ai, ngày nào chúng mày cũng cấy hái cùng mà không nhận ra hử ?
– Ơ. Gấm đây hả cô? Mọi ngày cứ bịt kín như bưng bọn cháu không nhận ra! Xinh quá !em có người yêu chưa? Tối anh qua nhà nhá!
– Con dâu tương lai nhà bà Quế đấy!
Mấy thanh niên ồn ào cười cượt :
– Dâu nhà bà Quế thì cháu vẫn tới!
– Thôi cả đám về đi! Để cô còn phát lương thưc cho nó.
Nói đoạn, cô Hoà kéo tay em đi thì bỗng nhiên có tiếng quát tháo :
– Chúng mày bảo qua nhà ai?
Ra là Lân, anh trừng mắt với đám con trai kia. Nhưng một trong số ấy vội đáp :
– Mày là cái thá gì mà hỏi tao ?
– Gấm là người yêu tao,tao không ưa mắt đứa nào trêu nó!
– Người yêu là việc của mày còn trêu là việc của tao , tao thích Gấm tao trêu đấy!
Nói xong anh đó ra kéo cái nón em đang cầm.Lân đùng đùng nổi giận xông vào đấm đá.
– Tao cảnh cáo mày. Nhìn tao, nhìn con Gấm cho nhớ cái mặt mà tránh ra.
Anh kia cũng không vừa mà chỉ tay về phía em rồi lớn giọng :
– Mày có giỏi thì cá cược xem giữa tao và mày Gấm chọn ai..Mới là người yêu thì sợ gì đã cưới đâu.!
Thôi cô Hoà giữ hộ cháu cái điểm phát cháu lấy sau . Cháu về đây..bực cả mình..
Nói xong anh đó bỏ về. Ra tới ngoài là va vào người bà Quế.. Đoán có cãi lộn, bà Quế nhìn em và Lân vội vã :
– Ừ hai đứa bay tới rồi hử ? Mà có chuyện gì thế?
Lân vẫn còn giận dữ, anh không đáp mà quay mặt đi. Em gật đầu :
– Con chào bà Quế! Con mới tới..
Không để em nói hết, bà Quế chạy xộc vào gian phát lương thực :
– Cô Hoà có chuyện gì vậy?
Cô Hoà thở dài rồi nói nhỏ với bà Quế. Sau ấy cô gọi em :
– Của cháu đây Gấm. Đưa lại cho cô cái phiếu tính điểm nhớ!
Em vui mừng xách cái túi bên trong đựng đầy thứ bỏ vào quang ghánh..
Cô Hoà quay sang Lân :
– Của cháu đây!
Lân lại gần nét mặt vẫn hầm hầm , anh không đỡ lấy túi đồ rồi bỏ đi. Bà Quế vội gọi :
– Chờ U về cùng! Xách cả cho phần của U nữa . Mày cư xử như đứa trẻ con thế hả Lân?
Lân không đáp mà nhìn sang em, lúc này cũng xếp gọn đồ, ghánh đôi mủng em xin phép về trước. Lân cũng liền đi theo thì bà Quế hét lớn :
– Đã nói chờ U về cùng mà không chịu nghe?
Lân khó chịu :
– Con về với Gấm..
– Cứ để nó về trước ! Làm gì mà anh kè kè như sam ?
Lần này Lân buộc phải nghe lời bà Quế. Em vội quẩy ghánh mủng về. Có bao nhiêu là thứ.. làm ở hợp tác xã thích thật..
Xong công việc với cô Hoà, bà Quế đi tới chỗ Lân :
– Hôm nay mày làm sao ấy con ?
– Con có làm sao đâu U.
– U nghe cô Hoà kể rồi.! Mày cứ thế trai làng nó càng trêu.
– Đứa nào dám con sẽ..
Vỗ vai con trai, giọng bà Quế chắc nịch :
– Ông Cảnh đã nhận trầu , chắc như đinh đóng cột rồi mà mày còn thế nữa..
Lân lắc đầu :
– Biết là như vậy nhưng thấy đứa khác chọc ghẹo Gấm là con không chịu được..
– Mày chưa gì đã ghen ! Rồi lấy nhau về còn làm ăn gì được, cả ngày ở đấy mà ghen..
– Con không nói với U nữa ! Đứa nào động đến Gấm con không tha!
– Cái thằng này!
Lân nói rồi vụt bước đi, anh ngó ngó coi xem còn thấy bóng dáng của Gấm ở phía trước hay không? Cảm giác người mình yêu bị kẻ khác chọc ghẹo khiến cho anh mong thời gian trôi nhanh cho mau tới ngày cưới..
Về tới sạt , chào U xong em đặt quang gánh xuống xà vào múc bát nước chè xanh mà uống ừng ực .
– Lấy chồng đến nơi rồi mà chả giữ ý gì cả. Người ta trông thấy lại chê cười..
Lau mồ hôi rồi em đáp :
– Con muốn người ta chê.. Con không muốn lấy chồng đâu. U xem này ! Con đổi điểm được nhiều đồ quá ! Có mỡ, có đường có muối mà có cả cả kẹo đầu ông sư nữa !
U em cười :
– Cha nhà chị ! lớn mà không nghĩ, người ta chê cười thầy U không biết bảo ban con cái. Nhà Quế mà thôi không hỏi nữa là có mà lấy được ai. Mà nhiều thứ thế cơ à?
– Nhiều lắm U! dưới túi có xà phòng nữa này U ơi !
– Cả xà phòng hả ? Nhà có người làm ở hợp tác xã đổi điểm được nhiều thứ quá! Thôi con gánh về đi..
———–
Tối đến, em bung mùng cho thầy U rồi đi sang làng bên giao lưu văn nghệ. Thay áo quần rồi em nói với U :
– Con đi giao lưu văn nghệ với làng bên với đám cái Mây. Thầy U đi ngủ trước cứ khép cửa ạ .
– Ừa. đi đứng cẩn thận !
– Vâng ạ !
Nói rồi em qua chỗ cu Tín cu Trung đang học bài :
– Hai đứa học xong đi ngủ luôn nhớ! Chị đi mang quà về cho .
Cu Tín vỗ tay :
– Có quà có quà! Chị Gấm nhớ mang quà về nhá!
Em gật đầu rồi vào mở hòm lấy ra bức thư đã gói cất cẩn thận. Bức thư này em sẽ trả lại anh Quỳnh. Tình cảm của em thôi đành như vậy.. Em buồn lắm..
Chợt bên ngoài có tiếng của Mây ,em vội đi ra ngay sau đó . Thấy em, nó giục cuống :
– Nhanh lên hội cái Lụa đang chờ !
– Tao xong rồi!
Em và Mây hai tay xách hai đôi guốc mặc áo dài tân thời phải đi guốc chứ nhưng mà đi bộ xa mỏi lắm nên đi dép lê đến nơi diễn mới xỏ vào.
Giao lưu văn nghệ đông vui quá, toàn lứa tuổi bọn em..đội làng em lên hát, múa . Bên dưới tiếng vỗ tay không ngừng cùng với tiếng xì xào :
– Gái làng Sỏi xinh lại hát hay quá !
Kết thúc em và Mây ra về , đội văn nghệ để lại ấn tượng nên bọn em vui lắm. Vẫn xách đôi guốc lên rồi loẹt quẹt dép lê. Trai làng bên lẽo đẽo đi sau buông lời đưa đẩy :
– Em ơi cho anh biết cái tên đi ! Nhìn em mà anh phải lòng rồi..
Mây dừng lại :
– Ai vừa nói gì đấy? Nói lại tôi nghe !
– Cho anh biết tên đi! Làm gì mà em khó tính thế?
Mây nguýt dài rồi quay qua em , khe khẽ;
– Giờ tao với mày chạy ! Tao hẹn anh Quỳnh đấy ! Đứng đây quanh co với đám này có mà muộn giờ.
– Ừ. Cảm ơn mày !
– Ơn huệ gì ! Bắt đầu chạy nhớ!
Dứt lời, hai chúng em bám tay nhau chạy một mạch bỏ lại sau lưng bọn con trai đứng nghệt mặt.
Chạy khá xa, tới gần gốc cây gạo tán rộng, Mây giữ em đứng lại :
– Anh Quỳnh đang đợi ở đó! Mày vào đi! Đi vòng sau gốc cây ..
– Cảm ơn mày!
– Thôi vào đi! Cảm ơn tao mãi lại muộn giờ về. Tao đứng đây canh cho.
Em gật gật rồi thật nhanh bước đi. Phía sau gốc cây, anh Quỳnh đã tới từ bao giờ.
– Gấm ! Anh đợi em rất lâu rồi !
Quỳnh nói đoạn rồi ôm em trong vòng tay! Thật ấm ! Em nghe thoang thoảng mùi hương quen thuộc. Anh thì thầm :
– Anh..nhớ..em.. !
– Em ..cũng..nhớ ..anh! Em có chuyện muốn nói..
– Cho anh ôm thêm một chút ..
Khẽ đẩy Quỳnh ra ,em ngập ngừng :
– Anh cầm lại thư đi! Chúng ta không có duyên nợ..
Quỳnh ngạc nhiên :
– Tại sao em lại như vậy?
– Thầy U em…nhận trầu nhà người ta rồi! Em không thể không nghe lời !H ãy giữ lại tình cảm này ..
Quỳnh im lặng giây lát rồi bất ngờ đặt nụ hôn lên môi em…Nụ hôn say đắm không muốn dừng lại ! Em cảm nhận có vị ngọt..
Quỳnh lấy tay em vòng qua lưng anh ấy .. Bọn em cứ lặng yên như thế cho đến khi nghe tiếng động xoạt xoạ phát ra từ rặng cây gần đó. Quỳnh rời môi em..
Em đưa mắt nhìn nơi có tiếng động mà giật thót :
– Anh Lân ?