Ngày cuối cùng của tháng 2 âm lịch năm 1985 . Ông Cảnh sau thời gian ngắn lâm bệnh, biết mình không qua khỏi, ông cho gọi vợ con dặn dò trước lúc từ giã cõi đời , ông thều thào :
– Tôi không thể cùng U nó đón những cái tết nữa rồi. Cả một đời ..điều làm tôi day dứt nhất là chuyện của con Gấm..
Bà Cảnh khóc sụt sùi :
– Thầy nó chớ có nói như thế. Rồi sẽ khoẻ lại..
– Tôi biết sức của mình lúc này.Tôi phải xuống đấy tìm gặp con..Lỡ mai này vẫn mãi như bây giờ thì U nó và các con cũng đừng trách các cháu ngoại..
Ở bên cạnh, Tín và Trung nhìn nhau ,cất giọng buồn :
– Hai đứa nó đối xử với nhà mình như vậy mà thầy còn nghĩ tới chúng..
Ông Cảnh đưa tay bám lấy con trai :
– Hãy hứa với thầy! Nếu chúng biết lỗi lẫm thì ..các con và U nó hãy bỏ qua..
– Chuyện đó để sau bàn tới . Bây giờ anh chị em con chỉ lo cho sức khoẻ của thầy..
Ông Cảnh không nói thêm gì nữa, hơi thở bỗng trở nên gấp gáp , cái nấc cục phát ra tiếng rõ mồn một rồi im bặt..
Sau khi lo đám tang cho ông Cảnh. Bà Cảnh suy sụp tinh thần , bà tìm đến cửa Phật tụng niệm kinh mỗi ngày và ở cùng với vợ chồng Tín ngay tại căn nhà ấy. Anh chị Na vẫn ở mảnh đất sát bên cạnh và cùng cu Tín theo nghề nhà đòn mà ông Cảnh truyền lại, còn cu Trung xin làm công nhân ,sau đó không lâu sau amh lấy vợ và sinh sống tại làng khác..
Thư cũng vậy! Cô lấy chồng có con , thi thoảng đưa con về thăm U và các anh chị . Mỗi khi đến mùa hè là Thư và chị Na lại hái những quả chay chín đỏ, kí ức lại hiện về, Thư nhớ như in lần cuối cùng chị Gấm căn dặn lo việc nhà giúp U. Hình ảnh Gấm với thùng phân ghánh để ở góc vườn, rửa vội tay mang rổ chay đi bán mà Thư không kìm được nước mắt..
Đã quá lâu rồi kể từ ngày Gấm chết, Cuộc sống nơi làng quê có nhiều đổi mới. Linh không còn theo nghề đan thúng bán mẹt nữa mà chọn đi buôn chiếu. Theo mối lái đi vào Thái Bình lấy tận gốc. Nhưng không may mắn ngay từ lần thứ hai vì gặp tai nạn. Mạng sống ngàn cân treo sợi tóc nhưng cuối cùng cũng thoát lưỡi hái tử thần.
Trong lúc điều trị cho liền vết thương , Linh ở nhà phụ giúp vợ nuôi gà nuôi lợn . Buồn bực vì chuyện làm ăn không đến đâu cộng với việc cưới bao năm nay mãi giờ mới có được mụn con sắp chào đời khiến cho Linh nghĩ mình như bị ma quỷ ám. Đang háo hức chờ chuyến đi này về sẽ có mớ tiền thì tay hỏng bỏng không.
Ngả mình xuống ,thiêm thiếp vào giấc ngủ thì Linh giật mình bởi tiếng gọi của vợ :
– Mình ơi ra xem ..xem đàn gà lăn ra chết rồi..hhuhu
– Mình nói cái gì? Đàn gà lắn ra chết là sao?
Mai tay ôm bụng chửa vượt mặt, tay chỉ ra vườn:
– Em vừa cho ăn xong, cả đàn ăn rồi lăn ra như thế! hic hic..
Linh lồm cồm bò dậy, xỏ đôi dép mà
vội vã .Đàn gà con nào con đấy giơ hai chân lên giẫy đạp trông như thể có ai đó dùng tay bóp cổ chúng. Không thể tưởng tượng những gì mình thấy, Linh hốt hoảng :
– Sao lại như thế được chứ? Hay cho ăn nhằm phải cái gì lạ.
– Em cũng không biết nữa ! Chỉ có thóc có gạo thôi..
Linh tức điên vì cả đàn gà này ngày mai có người tới lấy. Lần này lại mất trắng nữa rồi. Tiếc của đến tối hết mặt mày khi nhìn đàn gà chết không nguyên nhân . Cả đêm đó, Linh mất ngủ!
Sáng sớm ngày hôm sau, chịu không được cơn đau bụng. Mai lay lay người chồng :
– Em đau bụng quá ! Có khi con muốn ra rồi.
– Để anh đưa mình tới bệnh viện!
Linh cuống quýt đưa vợ đi bênh viện trong vui mừng vì sắp được gặp đứa con bao ngày trông mong ..
Cửa phòng bật mở, thấy bác sĩ đi ra là Linh vội chạy tới :
– Bác sĩ ! Vợ tôi có sao không ? Còn.. Con ..con tôi?
Vị bác sĩ lắc đầu :
– Mời anh vào trong này..
Linh run run bước theo vị bác sĩ tới một gian phòng ở gần đó. Vào tới nơi, vị bác sĩ cất lời :
– Chị nhà mang song thai nhưng bị chết lưu rồi. Anh ký vào đây , chúng tôi tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ nói rồi đẩy lại phía Linh một tờ giấy.
Anh ta đọc dòng chữ như chết lặng mà ký ” đồng ý ” .
Từ sau khi từ bệnh viện về , vợ chồng Linh như người mất hồn, làm ăn vào việc gì cũng thất bại . Đường con cái cũng mãi không thấy có cho dù đi cầu đi xin. Nghe ai mách gì cũng xách làn đi tới. Cũng là thuốc thang, cũng là tâm linh nhưng nhà khác thì có, còn với vợ chồng Linh – Mai như không hiệu nghiệm .
…….
Bệnh lao phổi đã khiến Lân ngày một trầm trọng . Lúc tỉnh lúc điên cộng với bệnh mà người ta gọi là hủi ,đã chẳng còn ai dám đến gần . Giờ đây, một mình ở trong bệnh viện như thân tàn ma dại.Trừ những lúc điên điên khùng khùng nói lảm nhảm thì lúc tỉnh ông luôn nhớ đến Gấm. Nỗi nhớ ấy trở nên cồn cào như có người hối thúc. Lại gần tờ lịch trên tường, Lân giật mình :
” Ngày 5 tháng giêng rồi sao? ” ngày tết gia đình quây quần ! Còn ông lại ở đây một mình? ” Lân rầu rĩ bước ra ngoài hành lang bệnh viện. Vắng vẻ quá! Chắc mọi người cũng đã về hết cả rồi! Nghĩ đoạn, ông gục xuống..
Bất chợt có bàn tay của ai đó đặt lên vai ,tiếng gọi khe khẽ :
” Anh Lân! ..
Lân ngước lên, dù hình ảnh trước mắt không được rõ lắm nhưng ông vẫn nhận ra đó là Gấm. Ông vui mừng mà đáp lại :
– Gấm! Là Gấm đúng không?
– ” Là em, em và con tới đón anh!
Lân đưa mắt nhìn xuống, bên cạnh Gấm là một đứa bé gái, nó chớp chớp mắt :
– ” Thầy..! Con là con của thầy.. Sao thầy gọi con là con hoang? ”
Lân run sợ, ông co rúm người :
– Con là con của thầy? Nhưng thầy chưa gặp con bao giờ!
– ” Thầy gặp sao được. Khi ấy con còn trong bụng mẹ. Trong cái xác trương phình. ”
– Trời ơi! Là thầy vu oan cho mẹ con !
Lân ôm đầu, ông quỳ xuống :
– Gấm hãy tha lỗi cho tôi! Con hãy tha lỗi cho thầy..
-” Em và con không còn giận anh nữa. Qua đến ngày mai chúng ta sẽ được sum họp rồi ” . Anh đứng dậy đi! Quỳ mãi chân sẽ đau đấy!
Lân khóc như một đứa trẻ, ông nghẹn giọng :
– Tôi ân hận vì ngày ấy ghen ghen vô cớ, có lỗi với thầy U có lỗi với Gấm. Tôi.. tôi thương Gấm..!
– ” Em cũng thương anh Lân.. ”
– Gấm..Gấm ơi.. !
Lân chới với tay trong không trung , dụi mắt ông mới biết rằng mình nằm mơ. Dọc đường hành lang không có một ai cả . Chậm chạp trở vào phòng, nhìn đồng hồ đánh chuông 12h đêm , cơn ho bỗng kéo đến . Lân ôm ngực vật vã trong đau đớn, kết thúc bằng vũng máu đỏ dưới tấm dải giường màu trắng..
Mỗi năm mỗi tuổi, bà Quế đã về già, nghĩ tới Lân trong bệnh viện lao không sống được bao lâu nên bà quyết định chia tài sản cho hai đứa cháu. Mồng 6 tết là ngày đẹp , bên mâm cơm bà bắt đầu mở lời . Nhưng nghe xong, thằng Long tức giận :
– Bà chia đất kiểu gì thế hả ? Để lại phải công bằng chứ?
Bà Quế còn chưa nói gì thì Linh đập bàn, quát lên :
– Tao là trưởng, mai sau còn thờ cúng! Mày lại đòi bằng tao hả?
– Mẹ chó! Anh em thế đấy ! Chưa gì đã hơn thua.
– Mày nói ai mẹ chó!
Linh xông đến hùng hổ chỉ tay chỉ chân.
– Mày là mới là thằng chó !
Bà Quế bực bội, đi lên cái phản gụ mà gào khóc :
– Chúng bay có thôi đi cả không? Đã vậy tao chẳng cho đứa nào hết. Bà còn sống đây mà đã giở thói tranh với giành.
Thằng Linh nghe thế, lạnh tanh đáp :
– Thế mai sau ai thờ bà? Cháu là con trưởng tất nhiên phải phần hơn chứ!
– Mày…mày…! Hic hic
Hai tay ôm ngực, bà Quế ngã xuống, đôi mắt trợn trợn, giẫy chân yếu ớt rồi nằm thẳng đuỗn. Mai khóc rưng rức bên bà nội của chồng mà không dám nói điều gì . Lúc này, hai anh em Linh mới hoảng sợ mà chạy lại :
– Nhanh ! Nhanh gọi xe kéo đưa bà đi bệnh viện.
Linh cuống cuồng ra ngoài gọi xe kéo. Cũng là lúc có giọng nói cate lên:
– Anh cho tôi hỏi đây có phải là nhà Bà Quế không?
– Anh tìm bà tôi có việc gì?
– Tôi là người bên bệnh viện lao, mời anh đến làm thủ tục nhận xác. Ông Lân đã đi rồi..
– Sao lại như vậy chứ.? Tôi ..tôi còn tìm xe kéo đưa bà tới bệnh viện. Chúng tôi sẽ tới đó sau..
– Tôi..sẽ giúp anh tìm xe kéo.
Dứt lời, người của bệnh viện lao người cùng Linh đi tìm xe kéo, người thì chạy vào xem tình trạng của bà Quế .
Bắt mạch tay mà mấy người đó lắc đầu :
– Mạch này tôi thấy không ổn..
Mai run rẩy :
– Bác sĩ nói vậy là..
– Không có tai nghe thăm khám nên chúng tôi không thể chắc chắn . Nhưng gia đình nên chuẩn bị tinh thần ..
Cuối cùng , tất cả bọn họ cũng đưa được bà Quế vào tới bệnh viện và bà trút hơi thở cuối cùng khi vừa được sơ cứu.
Lễ an táng của bà Quế và Lân diễn ra cùng lúc ở nhà đòn. Người lo phần kèn trống là anh cả Na và Tín. Cậu cháu gặp nhau trong tình cảnh này cũng chẳng buồn hỏi han. Trong mỗi người chuyện trước kia đã ngấm vào trong máu, hận là không thể làm gì ..
Người đã khuất đã mồ yên mả đẹp, đến người sống lo giành gia tài. Linh lấy danh nghĩa mình là cháu nối dõi nên tự chia tài sản mà bà nội để lại. Long nghe xong thì tá hoả :
– Anh bảo sao ? Muốn chia đều thì xây lại cái nhà cũ cho anh? Tôi nhổ toẹt! Khôn hết phần của người khác ? Thế thì đấy ! Tôi cho hết ! Bắt đầu hôm nay chúng ta không còn là anh em nữa. Tôi từ anh…
Long bực bội bỏ đi, ra tới ngoài đầu đường làng. Tức giận mà đạp cái cổng rầm rầm khiến bức tường đổ xuống..
E nhận vô nhóm đọc full + ngoại truyện + được thấy những hình ảnh tư liệu tới hết chap 23 nha. Phí vẫn là 20k nhé mn.