Buổi sáng hôm ấy trên con đường đất cát hai bên cỏ cây mọc um tùm dẫn vào trong làng Túc Trưng từ phía xa có một chiếc xe hơi 4 chỗ đang chạy đến khói từ sau xe toả ra cùng với bụi cát bay lên mù mịt, xe chạy được một đoạn thì dừng lại trước một căn nhà nhìn khá khang trang sân truoc vuờn sau cây cối tươi tốt, vài phút sau từ trong xe có 3 người bước ra thì cũng vừa đúng lúc từ trong con hẻm bên hông nhà có tầm 6 đứa nhóc trai gái chạy ùa ra đứa thì cởi trần đứa không mang dép đứa cầm cái nỏ bắn chim vừa chạy vừa cười nói la hét
—- “Aaa..haha, chạy đi tụi bây ơi, bà còng chạy ra kìa. Nhanh lên”
Lúc này vợ chồng anh Việt ngơ ngác nhìn về hướng lũ nhóc đang chạy đi rồi bước đến con hẻm nhìn vào thì thấy ở phía xa xa có một bà lão tuổi ngoài 60 tóc tai bù xù mặc áo bà ba màu đỏ quần đen đã úa màu tay đang cầm cây chổi tre đã nhàu nát giơ lên vẫy vẫy miệng nói vọng ra câu gì đó nghe không rõ nhưng Việt biết chắc là bà ta đang chửi đám nhóc lúc nãy, anh lắc đầu ngao ngán rồi thúc giục vợ con mình đi vào nhà. Vừa mở cửa sân đi vào thì Việt cất giọng nói vọng vào trong
—- “Cha ơi, tụi con về rồi nè”
Việt vừa dứt lời thì từ trong nhà một người đàn ông độ gần 60 bước ra trên tay đang cầm một cây búa gương mặt hớn hở rồi vui vẻ đáp
—- “Việt đó hả bây, trời ơi vợ chồng bây về lúc nào sao hông báo sớm cho cha biết để chuẩn bị đồ ăn thức uống? Đi đường xa chắc mệt lắm hông bây?”
—- “Hềhề. Dạ, tại tụi con muốn làm cho cha bất ngờ đó mà. Ủa? Mà cha cầm cái búa để làm gì vậy?”
—- “À, bàn thờ của má bây hơi bị nghiêng tao định đóng lại cho ngay ngắn đó mà. Thôi, có gì vào nhà rồi từ từ nói chuyện ở ngoài nắng gần chết luôn kìa”
Vợ chồng Việt nghe vậy thì vui vẻ xách hành lý của mình vào trong nhà, ông Mai bước đến ghế ngồi xuống rót cho vợ chồng anh ly nước rồi lại nói
—- “Đâu, thằng cháu đích tôn của ông đâu rồi lại đây ông hun cái coi”
Ngọc nghe cha chồng mình kêu đứa cháu thì liền dẫn nó đến chỗ ông đang ngồi rồi đáp
—- “Dạ, nó đây nè cha. Nè Lễ ông gọi kìa, chào ông đi con”
—- “Dạ, con chào ông nội”
—- “Hềhề ngoan, ngoan lắm cháu của ông lớn chừng này rồi đó à?”
Sau khi cả nhà trò chuyện được một lúc vợ chồng Việt đi ra sau nhà tắm rửa thay đồ rồi Ngọc đi nhanh ra chợ tìm mua một ít đồ ăn về nấu nướng cho cả nhà. Đến chiều thấy bên ngoài không còn nắng nữa gió lùa mát mẻ Ngọc dẫn con mình đi dạo một vòng xung quanh làng chào hỏi tặng một ít quà cho bà con hàng xóm, khi hai mẹ con đi đến cuối con hẻm ngang qua một căn nhà gạch đổ nát mái ngói đã bị thủng vài chỗ, bên ngoài được bao bọc bởi một hàng rào dây leo mọc um tùm bất chợt thằng Lễ thấy sau ô cửa sổ của căn nhà có một đứa nhóc cũng trạc tuổi như mình, bên cạnh đứa nhóc còn có một bà lão lưng còng cả 2 đứng lặng im hướng ánh mắt nhìn ra ngoài như theo dõi hai mẹ con vậy. Nhưng lạ thay mặc dù đang là buổi chiều trời vẫn còn sáng nhưng thằng Lễ không thể nào nhìn rõ được gương mặt của 2 bà cháu kia, nó cứ mờ ảo như được che phủ bởi một lớp sương vậy. Nó cứ chăm chăm nhìn 2 bà cháu lạ mặt kia đến khi tầm nhìn của nó bị che khuất bởi một gốc cây ổi đến khi tò mò ngước nhìn lại thì nó không thấy 2 bà cháu kia đâu nữa. Vừa lúc đó tiếng của Ngọc cất lên cắt ngang ánh mắt tò mò của nó
—- “Nè Lễ, con nhìn cái gì vậy?”
—- “Dạ, hình như con thấy trong nhà kia có người đó mẹ, có 2 bà cháu đứng nhìn con đó”
Vừa nói tay nó vừa chỉ hướng cái căn nhà đã đi ngang qua, Ngọc cũng đưa mắt nhìn theo nhưng tầm nhìn của cô lại bị che khuất bởi lớp hàng rào dây leo bao quanh. Đoạn cô nhìn nó nghiêm mặt rồi nói
—- “Nè con mai mốt nữa nhà của người ta con đừng có tò mò nhìn vô nghe chưa? Bất lịch sự lắm đó”
Nó nghe mẹ căn dặn thì dạ một tiếng rõ to rồi cả 2 mẹ con lại cười nói vui vẻ bước đi tiếp. Tối đến cả nhà ăn cơm xong thì vợ chồng Việt về phòng nghỉ ngơi vì anh thấy hơi mệt khi chạy suốt một quãng đường khá dài, tuy ở một nơi hẻo lánh dân cư thưa thớt như vậy nhưng nhà của ông Mai sau khi được tu sửa lại thì cũng rộng rãi thoáng mát lắm không còn chật chội như lúc xưa nữa. Thằng Lễ lúc này cũng được cho ở riêng một căn phòng vì dù sao nó cũng đã 10 tuổi rồi không cần vợ chồng Việt phải kè kè theo sau nữa,
Nửa đêm khi cả nhà đang chìm trong giấc ngủ thì từ bên ngoài con hẻm tiếng của một người đàn bà cười lên lanh lảnh nghe đến rợn cả người, ở trong phòng Việt bị đánh thức bởi tiếng cười bí ẩn đó thì liền ngồi bật dậy chân mày khẽ nhíu lại khó chịu nhìn ra cửa sổ xem ai đang đêm hôm cười nói ồn ào phá vỡ giấc ngủ của mình như vậy. Đoạn anh rón rén kém tấm mùng xỏ dép bước ra sau nhà xem đó là ai, khẽ đưa ánh mắt phóng to tầm nhìn anh thấy bên hông hàng rào gỗ nhà mình có một bà lão lưng còng tay cầm cái chổi tre rách nát vừa đi vừa quờ quạng lên trời cười nói như người bị tâm thần, anh nhìn bà ta nhưng nghĩ mãi không biết bà ta là ai ở trong cái làng này thấy vậy anh mới thở dài thông cảm từ từ tiến lại chỗ bà ta rồi nhẹ giọng nói
—- “Bà..bà ơi, tối rồi sao bà hông về nhà ngủ đi mà còn ra ngoài đường làm gì vậy? Hay để con đưa bà về nha”
Bà già lưng còng nghe anh nói thì liền khựng lại quay sang nhìn anh với gương mặt lấm lem bùn đất đầu tóc rũ rượi rồi cười đáp
—- “Cái gì? Về..về nhà hả? Hông..tao hông về đâu. Tao thích ra ngoài chơi với đám con nít à. Chơi với tụi nó vui lắm. Tao hông về đâu”
Nói xong không chờ cho Việt có phản ứng gì bà ta liền nhấc chân lên chạy đi miệng cười lên khanh khách giữa đêm gió lạnh buốt. Thấy bà ta đi xa rồi Việt không để ý nữa liền đi đến nhà vệ sinh để giải rồi quay trở về phòng của mình. Sáng hôm sau anh đem câu chuyện đêm qua kể lại cho cha mình biết, nghe xong ông Mai cầm miếng bánh đậu phộng lên cắn một cái ung dung uống một hớp trà rồi mới thở dài não nề ra kể lại câu chuyện đã xảy ra cách đây lâu lắm rồi khi mà Việt vừa mới đặt chân lên thành phố lập nghiệp
Thuở ấy sau khi Việt cùng với vợ lên thành phố được một ngày thì ở trong làng mọi người nghe tiếng la hét ở cuối hẻm vọng ra, khi chạy lại thì mới biết tiếng la ấy phát ra từ trong nhà của bà Quách lưng còng, lúc này những người xung quanh đó chạy vô xem có chuyện gì thì ai nấy đều ngỡ ngàng khi thấy cháu trai của bà ta lên cơn co giật dữ dội vài phút sau thì không đứa nhóc ấy không còn thở nữa, trong lúc mọi người xúm lại phụ giúp bà lão tội nghiệp ấy thì có một ông chú phát hiện ra dưới mắt cá chân của đứa nhóc ấy có 2 cái lỗ nhỏ như là vết kim đâm. Nhìn kỹ lại thì dưới mắt cá chân của nó bắt đầu sưng phù lên có một màu tím bầm chợt ông chú đó liền nói
—- “Thôi xong rồi thằng Sồi nó bị rắn cắn chết rồi. Mọi người nhìn cái chân của nó đi kìa”
Vừa nói ông vừa chỉ vào mắt cá chân thì đúng thật ai nấy đều tin là nó bị rắn độc lẻn bò vào nhà cắn chết, khi này có 2 bà hàng xóm đang dùng rượu bôi lên khắp người tẩy trần cho nó chợt một bà đang xoa ruou lên cánh tay cho xác thằng Sồi cất tiếng thở dài
—- “Haiz, khổ thân cho nó quá nó còn nhỏ vậy mà đã..Mà nè ai đó mau mau chạy đi mua vải xô để may áo tang cho bà Quách đi rồi mỗi người trong làng gom góp lại một ít mua một cái quan tài để thằng nhỏ được mồ yên mả đẹp. Nghĩa tử là nghĩa tận mà”
Người đàn bà vừa dứt lời thì có một phụ nữ lên tiếng
—- “Ờ thím Minh nè để con đi mua áo tang cho”
Riêng bà Quách từ khi biết chắc đứa cháu duy nhất của mình đã chết bà như người thất thần hai mắt lờ đờ không một chút sức sống cứ ngồi nhìn lăm lăm cái xác mà không biết làm gì cả. Sau khi chôn cất cháu mình xong bà Quách không còn là người bình thường nữa bà khóc cười điên loạn không còn tâm trí nào đi đánh bắt cá trên ghe của bà nữa, sáng bà lủi thủi xin ăn ngoài chợ tối muộn thì chạy ra mộ cháu mình ở khu nghia địa trong làng ngủ lại đó. Cứ như vậy thời gian trôi qua bà hay đi ra chợ gặp gì ăn đó nhìn bà không khác một người ăn xin cả, đám nhóc trong làng nghịch ngợm thấy bà như vậy thì xúm nhau lại trêu trọc bà vừa đi theo sau cả đám vừa nghêu ngao hát cái bài đồng dao
—- “Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà tới quãng đường cong
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau. Aaa..haha”
Bà Quách nghe vậy thì theo bản năng bà quay lại cầm cây chổi miệng chửi rủa rượt theo đám nhóc, cả đám bỏ chạy nhưng thấy thích thú lắm vậy nên hết đám này đến đám khác mỗi khi thấy bà đi lầm lũi một mình thì kéo đến chọc bà ngay. Những người lớn trong xóm thấy vậy cũng nhiều lần nhắc nhở lũ nhóc nhưng rồi đâu lại vào đấy riết không ai thèm để ý đến nữa, cũng có một số người cho rằng bà ta bị kết cục này cũng đáng lắm bởi trước đây bà ta nhiều lần gây phiền hà đến bà con trong làng như trộm vặt đồ ăn hoặc tệ hơn là đi nói xấu kích động những người nóng tính đánh nhau cho bà ta xem để giải trí. Riêng gia đình ông Mai trước kia cũng nhiều lần giúp đỡ cho 2 bà cháu có bữa cơm no, vậy mà bà ta đã không biết ơn lại còn quay lưng nói xấu gia đình ông hết lần này đến lần khác nhưng với bản tính lương thiện ông Mai không chấp nhất cái việc ấy lại còn thỉnh thoảng đem ít gạo muối qua cho 2 bà cháu. Một vài người hiểu chuyện thì có trách nhẹ ông nhưng ông Mai chỉ cười rồi đáp một câu
—- “Có gì đâu, bà con trong làng hiểu được tui là tốt rồi, còn ai nói xấu mình cái gì thì mặc kệ đi. Cuộc sống này ngắn lắm, chiến tranh nổ ra lúc nào hông hay nên mình thù ghét nhau làm cái gì hông biết nữa. Hề hề”