Bạn đang đọc: Ác

Tập 2: "… Nỡ Lòng Nào… Đầy Đọa Con Tôi…"

26/12/2023
 
 

“Gửi mẹ kính yêu,

Dạo này mẹ ra sao rồi ạ? Các anh ở nhà vẫn khỏe chứ ạ? Con hy vọng bố đã khỏe hơn rất nhiều. Còn xin lỗi vì tháng này đã gửi tiền chậm và số tiền cũng ít hơn mọi khi, mong mẹ thông cảm và hiểu cho con. Thời tiết bây giờ đã chuyển lạnh, mẹ nhớ mặc ấm và giữ gìn sức khỏe mẹ nhé. Con biết mẹ đã hy sinh rất nhiều vì con và các anh, con thương mẹ nhiều lắm. Việc con bỏ lên thành phố làm việc mà không thèm nói với mẹ một câu thì con đúng là đứa con bất hiếu. Mẹ hãy ráng lên mẹ nhé, chỉ đúng một năm nữa thôi, một năm nữa thôi rồi còn sẽ lại về bên mẹ để giúp mẹ lo toan việc nhà, chăm sóc các anh và bố. Mẹ ráng đợi con nhé.

Yêu và nhớ mẹ nhiều lắm,

Con gái của mẹ.”

Nếu được chọn lựa, thì ai ai trong số chúng ta cũng muốn được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc với điều kiện sống đầy đủ. Nhưng đời không như là mơ, tôi sinh ra trong một gia đình không mấy được làm hạnh phúc và êm đẹp cho lắm. Mẹ tôi và bố tôi cưới nhau không được bao lâu thì ông lại phải lên đường nhập ngũ để tham gia vào chiến tranh biên giới. Trong thời gian bố tôi ở ngoài chiến trường khốc liệt thì mẹ tôi hạ sinh anh cả, một đứa con khỏe mạnh và rất thông minh. Cứ mỗi lần được nghỉ phép ngắn hạn là bố tôi lại về thăm mẹ tội, và cứ mỗi lần như vậy, là tôi lại có thêm một người anh nữa. Ngoảnh đi ngoảnh lại thì tôi đã có tất thẩy năm người anh lớn và tôi là đứa em út trong gia đình, tôi chính là dấu chấm hết cho sự ly cách của bố mẹ tôi, hay nói thẳng ra, ngày mẹ tôi mang thai tôi cũng là ngày mà cuộc chiến khốc liệt qua đi. Chiến tranh vốn dĩ không có thắng hay thua, mà nó chỉ để lại hoa hồng hoặc nước mắt mà thôi. Nó đã cướp đi bao nhiêu mạng sống của những người con, người anh, và người cha. Thế nhưng bố tôi đã quay trở về từ trong bom đạn khói lửa, và tôi thực sự biết ơn điếu đo, mặc dù hậu quả để lại đó là một viên đạn găm trong đầu bố tôi mà người ta không thể nào lấy ra được.

Cứ ngỡ rằng chiến tranh qua đi thì người lính năm xưa có thể về quây quần bên vợ con, náo ngờ đâu nụ cười chưa nở được bao lâu thì nước mắt đã tuôn rơi. Mẹ tôi như chết lặng người đi khi mà anh hai, anh ba và anh tư của tôi khi lớn lên thì lộ ra là không như những đứa trẻ khác, các anh bị mắc chứng bệnh tâm thần. Người anh trên tôi, là anh năm thì may mắn hơn khi mà tâm lý ổn định, thế nhưng mà do bạn bè trêu chọc và xa lánh thì cuối cùng anh cũng đã biến thành một con người khác, anh mắc chứng bệnh tự kỷ một cách trầm trọng. Anh trở nên ít nói và lầm lì hẳn, đôi khi mẹ tôi hay anh em tôi có làm gì không vừa ý anh là anh sẵn sàng lao vào cào cấu tựa như một con thú hoang vậy. Cái cảnh gia đình đông con đã gặp đủ đường khó khăn rồi, vậy mà giờ còn phải lo cho bốn người anh bệnh tật của mình, tài chính gia đình tôi thực sự kiệt quệ. Cha tôi, mỗi lần trời trở gió hay suy nghĩ quá nhiều là ông lại lên cơn đau đầu triền miên. Chính những cơn đau đầu đó, và nỗi lo toan gánh nặng gia đình gần như biến một người lính hiền lành năm xưa thành một người chồng vũ phu và dễ nổi nóng. Đã nhiều lần, tôi phải chứng kiến cảnh mẹ tôi khi không vô cớ bị cha tôi đánh đập dã man vo cớ. Biết được rằng chồng mình những lúc như vậy đã không còn là bẩn thân ông, nên mẹ tôi chỉ còn biết nuốt nỗi đau vào trong mà đưa tay che thân mình mà không giám kháng cự. Bản thân tôi cũng vậy, nhiều lần chứng kiến cha đánh mẹ, tôi không hề oán hận ổng, chỉ biết lao vào ôm lấy mẹ mình mà đỡ hộ những đòn đau vô cớ. Thế nhưng mà lần nào cũng vậy, mẹ tôi đều đẩy tôi ra, như thể bà không muốn tôi phải chịu cảnh khổ đau thêm nữa.

Cứ ngỡ rằng cái gia đình nhỏ bé của tôi đã ở tận cùng của khổ đau rồi, thế nhưng có lẽ nó chỉ rơi xuống vực sâu của sự nghiệt ngã khi mà một lần nữa, tai họa lại giáng xuống đầu gia đình của tôi. Người anh cả của tôi vốn khỏe mạnh bình thường đi làm phụ hồ thuê để kiếm thêm thu nhập giúp trang chải cuộc sống thì chẳng may bị một xô gạch rơi trúng đầu. Có thể tôi hơi ác khi mà nói rằng giá như anh cả tôi ra đi sau vụ tai nạn dó, thì có lẽ cuộc sống của gia đình tôi sẽ đỡ khổ phần nào. Tại sao tôi lại có thể nói như vậy ư? Vì giờ đây người anh cả của tôi đã thành một đứa trẻ ngây thơ mới lớn, cái tai nạn đó đã không cướp đi được mạng sống của anh tôi, mà nó đã lấy đi cái lí trí của ảnh. Để rồi giờ đây, gánh nặng gia đình lại một lần nữa đè nặng lên vai mẹ tôi và tôi. Cũng kể từ khi mà gia đình tôi chỉ còn có hai trụ cột, hai nguồn thu nhập chính là tôi và mẹ tôi thì cha tôi cũng như bệnh nặng lên, bằng chứng là ông thường đi biền biệt mấy ngày mới về. Lúc đầu thì tôi và mẹ còn chia nhau đi tìm đưa về, lúc thì hàng xóm bắt gặp cố thuyết phục và lôi về. Nhưng lâu rồi người ta cũng kệ, tôi và mẹ cũng quá bận với việc phải trang chải từng bữa ăn mà dần dần bỏ mặc ông, để cho ông cứ tự đi rồi tự về. Có lần ông đi hẳn một tuần mới trở về, bộ dạng đói rách bẩn thỉu mà mẹ tôi không cầm nổi nước mắt. Nhìn người cha già ăn ngấu nghiến bát cơm độn sắn với nước mắm mà ngay đến tôi cũng không cầm lòng được. Và rồi cứ như vậy, ông ở nhà được mấy ngày rồi lại đi mất, cha tôi bỏ đi cứ như thể là ông đang tìm kiếm lại cái quá khứ. Cái quá khứ chìm trong bom đạn khói lửa mà nó còn muôn vàn hạnh phúc hơn là cái cảnh đói khát nghèo nàn thời bình này.

Gánh nặng như ngày một nặng nề hơn khi mà các anh của tôi bệnh tình ngày càng trầm trọng. Người anh cả thì bắt đầu bỏ đi y như cha tôi, nên mẹ tôi bắt buộc phải buộc dây vào người anh vào với mình để đi đâu cũng trông nom và dắt được anh theo. Nhiều khi làm việc khá vướng víu và con mắt người đời dòm pha, thế nhưng mẹ cũng mặc kệ, vẫn cứ nước mắt chảy xuôi mà đưa anh theo, họa chăng mẹ không muốn anh bỏ đi như chồng mình để rồi chẳng may có chuyện gì, thì bà lại không thể tha thứ cho bản thân mình được, ba người anh mắc bệnh tâm thần thì được mẹ tôi nhốt trong nhà và cài then ngoài. Ba anh dù có tâm thần nhưng ít ra cũng còn hiền lành, không hề đập phá gì mà chỉ ngồi cười và nói chuyện một mình. Thương nhất là anh năm, cái tính lầm lì tự kỉ và hung dữ như ngày một nặng thêm, riêng anh năm thì mẹ tôi đã phải khóc lóc và xích anh ta vào chân cột ở một túp lều ngoài vườn. Tôi còn nhớ như in cái cảnh nhìn mẹ già yếu đuối cố gắng xích chân đứa con vào cột, mặc cho nó gào thét cào cấu và cắn vào tay vào người mình. Làm sao tôi có thể quên được cái hình ảnh người mẹ già yếu đuối chân tay run lẩy bẩy cố xích chân người con không bình thường của mình lại, mặc cho nó cào cấu cắn mình những bà vẫn khóc và nói trong nước mắt nghẹn ngào:

– Mẹ xin lỗi con… mẹ thưc sự xin lỗi con…

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một xuống dốc khi mà mẹ tôi càng ngày càng ít người mướn làm việc vì bà đã già và yếu hơn nhiều. Còn bản thân tôi, cái công việc phụ giúp lặt vặt từ các hộ gia đình cộng với việc bán báo dạo làm sao có thể gánh được gia đình cơ chứ? Và không biết từ lúc nào mà tôi đã thầm trách mình, trách bản thân là một đứa con vô dụng vì đã không lo được cho gia đình, không báo hiếu được cha mẹ và chăm lo cho các anh, khi mà … khi mà tôi là người duy nhất trong gia đình khỏe mạnh và lành lặn. Đã nhiều lần tôi có cái ý nghĩ muốn buông xuôi tất cả, muốn bỏ lại tất cả ở phía sau để tìm một kiếp mới tốt đẹp hơn, một cái kiếp mà tôi không còn phải nợ nần gì hết nữa vì kiếp này tôi đã trả đủ rồi. Nhưng, làm sao tôi có thể nhắm mắt mà bỏ cuộc dễ dàng như vậy khi mà những thứ tôi bỏ lại phía sau còn quá đỗi quan trọng trong tim tôi. Chứng kiến cái cảnh mẹ tôi mỗi lần đi làm dắt theo anh cả về là ba anh thứ bị nhốt trong nhà lại thò mặt qua khung cửa mà la ó tựa như những đứa trẻ ngây thơ mới lớn hớn hở khi thấy mẹ đi làm về, trên gương mặt các anh là một niềm vui mừng toát lên khôn xiết. Anh thứ năm khi thấy mẹ về thì cũng lồng lộn mừng rỡ và cố gắng giật mạnh cái xích ở chân như thể ra hiệu cho mẹ mình cởi xích, như thể cuối cùng thì cái giây phút tự do cũng tới. Hay như cái hình ảnh tôi và năm anh ngồi bên mâm cơm độn sắn độn khoai chan nước mắm ăn ngon lành. Còn mẹ tôi, cứ mỗi khi ăn cơm là bà chỉ ăn có độc nửa củ khoai rồi bỏ ra ngoài vườn, nhiều lần tôi tò mò lân theo thì chỉ thấy bà ngồi dưới cây chuối mà khóc nức nở. Tôi đứng nhìn bà mà như hiểu ra tất cả, bà bớt ăn đi là các con bà có thể no thêm được phần nào, bà đã già rồi, tương lai đã mịt mờ rồi, bà không muốn các con bà phải đói khi mà bà còn sống.

Hay là có những đợt cha tôi trở về, khi mà cả nhà đã ngủ say thì chỉ còn có mẹ tôi vẫn thức. Nhiều đêm tôi nằm đó hướng mắt nhìn cha tôi nằm gối đầu lên cặp đùi gầy của mẹ tôi mà ngủ ngon lành, mẹ tôi thì ngồi tựa lưng vào bờ tường ẩm mốc mà nhẹ nhàng đưa đôi bàn tay gầy gò vuốt ve làn tóc rối bời đã bạc mầu của ông mà thủ thỉ những chuyện đã từ rất lâu rồi, những lời hứa mà mãi mãi vẫn chỉ là lời hứa, là cái ước mơ thời bom đạn:

– Ông có còn nhớ… ngày đầu lên đường nhập ngũ… tôi mang bụng bầu thằng cả tiễn ông không… hồi đó ông hứa … hứa rằng trả nợ nước xong ông nhất định sẽ trở về. Sẽ đi làm tích cóp tiền để chăm lo cho tôi và thằng cả…

Không biết ba tôi có nghe thấy không, nhưng mẹ tôi cứ ngồi đó nói chuyện một mình, hai mắt bà lại nhòe đi vì lệ và nói:

– Đợt đó làng mình đi bộ đội chỉ có mỗi ông là đẹp trai nhất. Tôi … tôi thì chỉ sợ ông xa mặt cách lòng … sợ ông bị mấy cô bộ đội hớp hồn…. thế nhưng mà… những khi ông nghỉ phép về với tôi với thằng cả… thì cái nỗi lo sợ, nỗi ghen tuông đó lại như tan biến… tôi khi có ông ở bên có thể cảm nhận được cái tình yêu chân thật mà ông dành cho tôi… và trong tim ông chỉ có mình tôi thôi…

Nói đến đây, chợt mẹ tôi khóc nấc lên, rồi bà ôm chầm lấy dầu ông khóc nức nở, vừa nói vừa cố kìm nén cái tiếng khóc, cái tiếng nấc, và giọng nghẹn ngào vì sợ làm các con tỉnh giấc:

– Ông đã trả xong nợ nước rồi… và ông vẫn yêu tôi, chỉ yêu mình tôi… tôi không bao giờ trách ông đâu… không oán ông đâu… tôi dù có chết cũng không bỏ rơi ông đâu …. Bỏ rơi các con đâu. Ngày ông lên đường nhập ngũ … ông hứa sẽ trở về… và ông đã trở về…. Vậy thì bây giờ tôi hứa … tôi hứa với ông… tôi không bao giờ bỏ ông đâu…

Nghe tiếng mẹ tôi nói trong nghẹn ngào và nức nở mà tôi cũng cảm thấy đau lòng, tôi khẽ nhắm mắt lại như thể không muốn nước mắt chảy thêm ra nữa, cái thời bình này, quả thật là nó còn đen tối hơn cả thời chiến.

Cha tôi đợt này bỏ đi khá lâu, ông đã bỏ đi được hơn 2 tuần rồi, mẹ tôi và tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng, sợ rằng chuyện không may xảy ra với ông. Mặc dù cũng đã có đi tìm kiếm và nhờ bà con để ý, thế nhưng vì năm người anh ở nhà mà công việc vẫn phải làm. Trưa hôm đó, tôi đi làm mướn ở một nhà mà trong lòng cứ cảm thấy bất an và nóng ruột vô cùng. Linh tính có gì đó không hay sắp xảy ra ở nhà, tôi bèn xin với chủ cho chạy về nhà ít phút. Về đến nơi tôi thấy năm người anh đang ngồi quây quần bên mâm cơm trưa ăn uống ngon lành, cơm hôm nay không còn độn khoai độn sắn, mà là một nồi cơm trắng bóc thơm lừng cộng với mấy miếng thịt lợn. Cảm thấy quá là kì lạ, tôi vội vã lao vào buống trong tìm mẹ mình. Vào đến phòng chính, tôi như chết lặng đi khi thấy mẹ mình cầm một lọ thuốc trên tay đang lẩm nhẩm đếm số viên. Thấy tôi về, mẹ tôi có chút giật mình, bà hỏi:

– Sao … sao con lại về giờ này?

Tôi tiến tới kéo lấy tay mẹ mà nhìn vào lọ thuốc đó, tôi giật thột người hỏi:

– Mẹ … đây là thuốc ngủ của bố mà … không lẽ mẹ…

Mẹ tôi không nói gì chỉ im lặng, tay run run nhìn tôi. Tôi đã hiểu ra rồi, hóa ra mâm cơm hôm nay đầy đủ là vì đó chính là bữa cơm cuối cùng trên cõi đời này. Mẹ tôi muốn các anh được ăn no trước khi bước sang thế giới bên kia. Cái cảm giác cay cay trên mũi bắt đầu sộc lên, hai mắt tôi rưng rưng lắc đầu nhìn mẹ nói:

– Mẹ … không… không thể nào…

Mẹ tôi lấy tay kia túm lấy vai tôi run run nói trong nước mắt:

– Cha con … ổng … ổng chắc không hay rồi… Mẹ… mẹ và các anh sẽ đi theo cha con… còn con… con còn khỏe mạnh … còn tương lai…

Tôi lắc đầu hất tung cái lọ thuốc trên tay mẹ tôi ra mà gào lên trong nước mắt:

– Không! Con không cho mẹ làm vậy đâu! Mẹ định giết chết các anh ý sao?!

Mẹ tôi sụt sùi nói:

– Mẹ sẽ đi theo các anh ý mà … mẹ khổ đủ rồi… còn con… mẹ không muốn con phải như mẹ…

Nghe những lời mẹ tôi nói mà tựa như ngàn nhát dao đâm vào tim. Tôi mếu máo nói:

– Mẹ … đã bao lâu nay… mẹ chưa hề bỏ cuộc … vậy tại sao… bây giờ… mẹ … mẹ lại…

Mẹ tôi không biết nói gì chỉ biết quỳ phục xuống đầu gối mà khóc nức nở, khóc cái tiếng khóc ai oán, những giọt nước mắt đè nén bao lâu nay như tuôn ra. Tôi cũng quỳ xuống ôm lấy mẹ tôi mà khóc, tôi nói:

– Mẹ yên tâm… con tin… con tin cha sẽ trở về… trở về như lời cha đã hứa… mẹ không được bỏ cuộc… còn có con gái mẹ… con gái mẹ vẫn luôn ở đây cơ mà…

Hai mẹ con tôi đã ôm nhau mà khóc nức nở trong phòng, mặc cho các anh ở ngoài vẫn ăn bữa cơm thịt ngon lành, cái bữa cơm mà họ không biết suýt nữa là bữa cơm cuối cùng của mình trên đời này.

Trong cái thời kì đất nước đổi mới này, cái thời mà “củi quế gạo châu, người khôn của khó” thì ai mà sẵn lòng có thể cứu giúp một gia đình đông con nghèo mạt hạng như gia đình tôi cớ chứ. Họ lo miếng cơm manh áo cho gia đình nhà họ đã là cả một vấn đề, huống chi là cưu mang gia đình tôi. Ở cái thời này, thì ranh giới phân chia giầu nghèo đã quá rõ ràng, người nghèo thì nghẹo mạt hạng, còn người giầu thì lại giầu vô cùng. Để cứu vớt lấy cái gia đình bé nhỏ của mình, tôi đành phải nhắm mắt mà bước chân sang một bước ngoặt của cuộc đời. Có thể cái bước ngoặt này đã cứu sống được gia đình tôi phần nào, thế nhưng có lẽ cũng chính bước ngoặt đó đã thay đổi bản thân tôi. Đôi với một cô gái mới vào nghề như tôi thì có lẽ là của ngon vật lạ cho những kẻ có tiền và thích kiếm tìm cảm giác mới, cũng nhờ vậy mà gia đình tôi hồi đầu đã có cuộc sống khá khẩm hơn một chút. Tuy nhiên, cái gì cũng có thời gian của nó, lâu dần rồi thì tôi cũng chỉ như những cô gái bán thân khác, cũng là một thứ hàng không còn gì là mới mẻ. Cuộc sống của gia đình tôi lại trở về gần như ban đầu, và tôi dù có cố thế nào cũng không thể vực lên được. Chuyện tôi đi làm gái bán thân được giấu tiệt đi, mẹ tôi không hề biết rằng cô con gái của mình đã nhúng chàm. Bà luôn tin tưởng tôi và nghĩ rằng con gái đang nai lưng ra làm việc để giúp cho gia đình, chính vì thế mà mẹ tôi luôn giành những miếng ngon nhất cho tôi kể cả là khi đến đêm tôi mới về nhà ăn cơm, bà luôn sẵng sàng đợi tôi. Và có lẽ việc tôi bỏ đi không hề nói với mẹ tôi một tiếng nào là cái tội lớn nhất trong đời của tôi, tôi nghĩ rằng có lẽ đến bây giờ bà vẫn không bao giờ tha thứ cho tôi mặc dù biết tôi chỉ vì gia đình mà phải bất chấp, phải hy sinh tất cả ở chốn phồn hoa đô thị để cái gia đình nhỏ ở quê có một cuộc sống ấm no đầy đủ hơn.

Danh tiếng Kiên Bạch Xà đã lan xa khắp cả miền Bắc, ai ai cũng kể về những việc mà Kiên có thể làm, tuy là nghiêng về thuốc chửa bệnh nhiều hơn là thứ bùa ngải cậu ta có thể thi triển, nhưng mà người đời vẫn đồn thổi ông ta lên như một thầy tà lừng tiếng có một không hai. Hy vọng rằng tài phép của Kiên có thể cứu giúp gia đình mình, hoặc như là giúp bản thân Hiền có thể hút thêm nhiều khách làng chơi. Hiền đã nhịn ăn nhịn mặc, tích cóp đủ số tiền lên tới gần một triệu để tới nhờ Kiên. Để có được một triệu đó, Hiền đã phải tự đầy đọa thân xác mình mà mua vui cho những kẻ biến thái. Cái ngày mà cô tới gặp Kiên thì nhìn Hiền không còn ra hình người nữa. Hiên ngồi trước bàn thờ tổ của gia đình Kiên mà khóc lóc kể về cái hoàn cảnh gia đình éo le của mình. Cô cũng không ngần ngại mà nói thẳng với Kiên rằng cô đang làm gái bán thân, và nhờ Kiên giúp đỡ trong việc thu hút được nhiều khách làng chơi hơn. Sau khi đã bày tỏ nguyện vọng đồng thời là vượt qua được thử thách bạch xà, Hiền móc trong túi, đôi tay gầy còm run rẩy đưa tiền về phía Kiên cúi đầu nói:

– Con biết việc con đòi hỏi là khó, thế nên con mong thầy nhận chút lễ mọn này. Nếu như còn thiếu bao nhiêu, con xin mang mạng sống ra mà đảm bảo với thầy con sẽ giả đủ.

Kiên ngồi đó nhìn Hiền không chớp mắt, thế rồi ông ta thở dài thườn thượt, Kiên đưa tay nắm chặt lấy tay Hiền và đẩy tiền lại về phía Hiền. Hiền thấy Kiên đẩy tiền lại thì giật thót mình, cô ngửng mặt lên nhìn Kiên mai mắt rơm rớm với vẻ mặt tái mét. Hiền sợ rằng Kiên chê ít còn chưa kịp thưa thốt thì Kiên đã nói:

– Đời là bể khổ, chị đã hy sinh vì gia đình, thì thử hỏi làm sao tôi dám cầm tiền của chị được?

Hiền miêng run rẩy nói:

– Thầy …

Kiên tiếp lời:

– Chị phải hiểu, mọi thứ trên đời này đều có quy luật tự nhiên của nó. Mọi thứ đều phải lệ thuộc vào nhân quả luân hồi, cái gì cũng có cái giá của nó, nối từ kiếp này sang kiếp khác để cân bằng. Người trần mắt thịt như chúng ta chỉ có thể thấy tường tận được cái kiếp hiện tại mà tự hỏi lòng mình rằng kiếp trước đã làm gì để kiếp này lại như vậy. Và chúng ta cố sống cho trọn kiếp này để hy vọng rằng cái kiếp sau sẽ tốt đẹp hơn mặc dù biết rằng, chúng ta sẽ không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra ở kiếp này nữa.

Nói rồi Kiên đứng dậy chiết rượu ra một cái lọ nhựa tầm 30 ml. Cậu ta ngắt 3 lá cây ngải cho vào trong cùng với một miếng da rắn và 3 giọt máu rắn tinh khiết. Kiên cầm cái lọ đó lắc thật đều rồi cậu tiến tới đặt trước mặt Hiền và nói:

– Mê hồn hương này sẽ giúp cô có được nhiều khách hàng hơn. Mỗi lần cô chỉ cần nhỏ một giọt và thoa đều lên môi mình, mỗi giọt có công hiệu một tuần. Nhưng nhớ khi ăn nên làm ra rồi thì nên thường xuyên cúng kiến ông thần mày bạc râu bạc.

Hiền thấy vậy vội vã cúi đầu nói:

– Con đội ơn thầy. Con đội ơn thầy.

Kiên nói tiếp:

– Còn việc gia đình của chị, tôi không thể can thiệp sâu. Nhưng tôi sẽ chỉ cho chị cách, chị hãy lên thành phố và cách ly với gia đình mình. Và trước khi rời đi, tôi sẽ đưa chị một cây ngải con khô, hãy trôn nó trước cửa nhà. Bác trai sẽ quay về, và các anh của chỉ sẽ khuyên giảm bệnh tình, đặc biệt là người anh cả. Nhưng để thứ bùa trấn này thành công, chị không được phép quay về nhà hay như gặp mặt người nhà trong vọng 10 năm. Chỉ có như vậy, thì cái hạn của gia đình sẽ chuyển biến được phần nào.

Nói rồi Kiên chuẩn bị nốt cho Hiền một cây ngải con khô gói kĩ vào một miếng vải đen có mùi tanh nồng lên y như mùi máu. Hiền có đưa tiền cho Kiên nhưng cậu ta nhất định không nhận và bảo Hiền hãy cầm số tiền đó mà lo cho cuộc sống ở chốn phồn hoa đô thị. Hiên đưa tay với lấy lọ thuộc mê hồn hương và cây ngải con thì bất ngờ Kiên túm chặt tay Hiền và nói:

– Như tôi đã nói, cái gì cũng có cái giá của nó, mê hồn hương này sẽ giúp chị toại nguyện, nhưng nó cũng sẽ thay đổi tính cách con người của chị. Chị đã nghĩ kĩ chưa?

Hiền khẽ gật đầu đáp:

– Con chấp nhận cái giá đó thầy ạ.

Kiên nhìn thẳng vào cái đôi mắt của Hiền, cái đôi mắt chan chứa sự tuyệt vọng tột cùng kia, thế nhưng sâu thẳm là một tia sáng của hy vọng, tia sáng đến từ ngày mai tốt đẹp hơn.

Làm theo lời Kiên, Hiền đêm hôn đó sau khi chôn kĩ cây ngải con khô trước cửa đã bỏ đi ngay trong đêm lên thành phố mà không một lời từ biệt. Quả nhiên là thứ mê hồn hương mà Kiên đưa cho Hiền có sức mạnh vô hình, nó biến Hiền trở thành một gái bán thân đắt khách nhất Hà Thành, và không ít kẻ xếp hàng chen chân để được trăng hoa với cô. Số tiền mà Hiền gửi về hàng tháng không những đủ trang chải cho cuộc sống của gia đình mà còn kiêm khem luôn dược cả thuốc men cho các anh. Điều còn đáng mừng hơn nữa đó là quả như lời Kiên nói, cây ngải con đó đã đưa được cha của Hiền tìm đường mà quay lại với gia đình. Bệnh tình của các anh cũng đã khá lên rất nhiều, nhất là họ không còn nghịch như xưa. Người anh cả và cha Hiền sức khỏe cải thiệt tốt nhất, và hai người họ có thể giúp mẹ Hiền lo việc nhà cửa. Tuy là không được quây quần bên gia đình, nhưng cầm những lá thư mà mẹ mình gửi cho mình thì Hiền khóc hết nước mặt, cô thực sự cảm thấy vui sướng khi gia đình mình đã cải thiện hơn xưa. Đêm Đêm, Hiền thường để những lá thư mẹ mình gửi dưới

 
 

The comment box
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Loading...