—
3h sáng, trời lạnh cắt da cắt thịt. Đường vắng không một bóng người. Chỉ có đèn đường vàng vọt hắt xuống in bóng những hàng cây, Phước vứt đầu thuốc lá xuống đất, lấy chân day day rồi thốt một câu chửi thề:
– mẹ kiếp, nay chả thấy con ma nào lảng vảng đây cho ông kiếm chác.
Phước năm nay 30t, là một tên bài bạc có tiếng trong làng. Suốt ngày lăn lê bò trườn trên sơi bạc để kiếm ăn. Có tiền thì hắn lao vào đỏ đen, khi không tiền thì hắn theo mấy đàn anh kiếm ít tiền xâu bỏ túi. Hắn cũng có vợ, quả thực ông bà ta nói nồi nào úp vung ấy chẳng sai. Vợ hắn cũng máu bài bạc, từ khi lấy nhau chả bao giờ vợ hắn nấu được bữa cơm, hai vợ chồng cứ ăn bụi ăn bờ. Chồng thì đánh bài,vợ thì đánh tứ sắc. Có khi nào ở nhà đâu mà nấu cơm làm gì cho mệt ra. Chỉ gặp nhau lúc đêm về làm cái trò mèo vờn chuột, sáng ra lại mạnh ai người nấy đi.
Hôm nay hắn thua cháy túi, tiền xâu cũng chả có đồng nào thành ra hắn cay cú. Về nhà mà ko có tiền khéo vợ hắn lại nhiếc móc, nên hắn ra đây canh me xem có ai đi làm khuya hoặc giả có ai đi soi ếch đêm thì nhảy ra xin ít đồng. Xui cho sự nghiệp ăn cướp của hắn khi mới bắt đầu hành nghề lại gặp đêm nay lại chẳng có ai mó mặt ra khỏi nhà.
Nhổ toẹt bãi nước bọt toan quay lưng về thì xa xa hắn thấy có bóng người đang đi tới. Nấp vào bụi cây quan sát, hắn nhận ra đó là Hưng, đứa mồ côi ở túp lều cuối làng. Hắn nhủ thầm:
– nó đi đâu về giờ này nhỉ?
Rồi hắn chợt vỗ đùi cái đét, sau đó nhăn mặt vì vỗ hơi quá tay:
– À, đúng rồi. Nó đi làm công cho nhà lão Bá, chắc hôm nay nó về lại nhà với em nó. Phen này trúng mánh rồi. thể nào chả có tiền lương.
Đắc ý, hắn im lặng ngồi đợi trong bụi cây. Phía xa xa, Hưng vừa đi vừa ôm mớ bánh mua cho thằng Thịnh, lòng lâng lâng vui sướng vì vừa nhận được tiền công 3 ngày làm. Anh nghĩ thầm:
– Cu cậu ở nhà chắc đói lắm đây. Mình đi 3 ngày rồi, ở nhà chỉ có cơm với muối vừng, giờ mình về có bánh chắc nó thích lắm. cũng may bác
Bá thưởng thêm cho ít tiền, mai mình mua cho nó bộ đồ mới. Tội nghiệp!
Vừa đi, Hưng vừa lôi xâp tiền trong túi ra đếm. đợt này anh chăm chỉ nên lão Bá thưởng thêm cho anh hai tờ giấy năm trăm nghìn xanh xanh, đếm đi đếm lại, anh đút vội vào túi quần rồi vừa đi vừa huýt sáo. Đoạn đường về nhà còn một đoạn nữa thôi, nhưng anh không ngờ có thể đêm nay nó sẽ dài vô tận với anh. Bởi vì phía trước, đang có một tai họa đang chờ.
—
Hưng mồ côi cha từ khi 10 tuổi, khi ấy mẹ đang mang thai em trai Hưng. Một mình mẹ sớm hôm tần tảo nuôi anh. Bụng bầu nhưng bà vấn hàng ngày quảy đôi gánh rau đi chợ bán. Hưng ngồi quang gánh đằng trước theo mẹ đi chợ. Vì vậy, Hưng gặp đủ loại người tốt xấu trên đời. Mẹ luôn dạy Hưng con người ai cũng có phần thiện, chỉ là họ chưa được khai thông mà thôi. Sau phiên chợ, Hưng theo mẹ nhặt rác, gom phế liệu kiếm thêm cho nên Hưng không có điều kiện đi học như
đám nhỏ cùng trang lứa. thành ra, Hưng có phần mặc cảm lắm. Nhưng Hưng biết mình còn có em trai trong bụng mẹ nên luôn vui vẻ, nghĩ rằng mình không đi học thì em sẽ được no sữa khi chào đời.
Hai mẹ con cứ lầm lũi như vậy trong dòng đời tấp nập. mẹ Hưng cố gắng vác bung bầu ngày ngày bươn chải kiếm tiền lo cho Hưng và cu Thịnh sắp sửa chào đời, bà không quản ngại khó khăn làm trăm thứ việc trong xã hội. Vì con nên bà cố gắng gấp đôi người bình thường. Hưng thấy mẹ khó khăn nên cũng cố gắng đi từng nhà thu dọn ve chai để kiếm tiền, kiếm thêm ít thịt cho bữa cơm cũng như bồi bổ cho mẹ và em. Nhưng mẹ Hưng nào có nghĩ đến ăn ngon, bà chi tiêu dè sẻn nên mâm cơm chỉ độc rau luộc, chén mắm và nước lau luộc làm canh. Có lẽ vì vậy nên sức khỏe bà ngày một yếu đi, và bà đã ra đi trong một đêm mưa bão, sau khi hạ sinh cu Thịnh. Bà chỉ kịp nhìn cu Thịnh rồi thều thào vài từ với Hưng:
– Thay mẹ…chăm sóc…em nha…con!
Một dòng nước mắt lăn dài trên gương mặt đen sạm vì nắng, bà năm tay Hưng, nhìn cu Thịnh rồi từ từ nhắm mắt. Hưng đau lòng khóc cạn cả nước mắt, vì giờ đây Hưng không còn ai thân thích trên cuộc đời này nữa. Cu Thịnh thì khát sữa cứ khóc ngặt trên tay người mẹ đã không còn hơi ấm. cứ như thế hai tiếng khóc hòa vào nhau giữa đêm bão làm ai chứng kiến cũng mủi lòng mà rưng rưng nước mắt.
Không còn cha mẹ, Hưng phải là trụ cột chính và chỗ dựa cho em trai bé bỏng mới chào dời, Hưng không cho phép mình gục ngã dù bất cứ giá nào. Hai anh em cứ vất vưởng giữa dòng đời, cu Thịnh đói sữa cứ khóc váng lên, Hưng phải mang em bên mình đi khắp nơi xin sữa, mọi người thấy thương cho hoàn cảnh nên cũng giúp đỡ khi thì bát cơm, khi lại vài củ khoai luộc, có khi được cho nắm gạo Hưng mừng lắm vì hôm đó được no bụng, cu Thịnh thì lại có nước cơm bú cho qua cơn đói. Ngày này qua ngày khác, Hưng cắp em bên mình đi lang thang nhặt ve chai, hoặc
có ai sai bảo gì thì làm rồi họ trả công, tối lại ngủ vạ vật ở chợ. Hưng luôn để ý xem nhà ai có người mới sinh thì mon men lại xin ít sữa cho em, có người thương tình thì cho, lắm kẻ ác thì lại xua đuổi như đuổi tà ma, thành ra cu Thịnh cứ bũa đói bữa no. có hôm lại phải uống nước thay sữa. Ấy vậy mà cu cậu vẫn lớn nhanh như thổi, có lẽ do trời thương mà cu cậu chả mấy khi ốm đau.
Một đêm nọ, trời mưa như trút nước, hai thân hình bé nhỏ co ro dưới một sạp hàng ở chợ. Hưng ôm em vào lòng cố ủ ấm cho em còn mình thì cắn răng chịu đựng từng hạt mưa lạnh buốt trút xuống cơ thể. Sau đêm ấy, cu Thịnh lăn ra ốm. Hưng mếu máo bế em đi khắp làng xin giúp đỡ. Thấy thằng bé sốt cao mặt mày tím tái, người làng hốt hoảng mang nó đến nhà thầy Lang Hà, nhờ thầy khám giúp. Thầy Lang Hà khám qua một lượt cho cu Thịnh rồi đẩy cái gọng kính đang trễ xuống lỗ mũi hắng gọng bảo:
– Hèm, nó sôt do cảm lạnh thôi. Không có gì đáng lo. Chắc hôm qua mưa to quá hai đứa mày ngủ ngoài chợ bị ướt phỏng? thôi để tao kê cho mấy thang thuốc về mà uống. tao khôn lấy tiền đâu. Khổ!
Hưng rối rít cảm ơn thầy Lang rồi ôm em khóc mếu máo:
– Em không sao là được rồi. cu Thịnh phải ngoan, phải khỏe mạnh nhé. Sau này lớn đi làm cùng anh, nhé!
Thầy Lang Hà ôm mớ thuốc ra đặt lên bàn rồi chép miệng bảo:
– Rõ khổ! Có khi lớn lên mày đi làm nuôi nó ấy. chứ nó mà đi làm gì nổi. Tao khám sơ qua thấy sức khỏe nó yếu lắm. chắc do từ nhỏ không có sữa mẹ, cộng thêm thiếu chất nhiều quá. Thôi cứ để nó nằm đấy, vào trong mà canh thuốc cho em đi, tao sắc sẵn một thang trên bếp rồi đấy!
Hưng dạ một tiếng rồi lủi thủi đi vào bếp, ngồi trước lò than hồng, Hưng rưng rưng nước mắt:
– Con xin lỗi cha mẹ, con chăm em không tốt để em ốm, huhuhu.
Hưng ngồi khóc thút thít, nghĩ tới lời thầy Lang nói lúc nãy, Hưng cảm thấy mình thật vô dụng khi không chăm sóc cho em được tốt để sức khỏe em yếu như vậy. Nhưng Hưng cũng đã cố gắng hết sức rồi, tủi thân nó lại bật khóc rưng rứt, tiếng thầy Lang vang lên làm Hưng giật mình:
– Thuốc được rồi đấy! rót ra cái bát mang lên đây!
Hưng đứng dậy, lau nước mắt rồi rót thuốc ra cái bát thầy Lang để sẵn, bưng chén thuốc bốc khói nghi ngút lên nhà trên, đặt lên bàn rồi nhìn thầy Lang chờ đợi. thầy Lang Hà quay sang bảo:
– Lại bế em đi, tao bón thuốc cho nó.