Truyện: TÂM LINH HUYỀN TƯỞNG KÝ
Người viết: Tuyết Minh (Khánh Vi)
#4 C.h.ế.t vẫn bắt theo.
X.ác ông Hương coi như phải để thêm vài hôm nữa mới được mang đi chôn. Nếu để thêm thì đây được coi là đêm thứ nhất.
Mọi người cùng đi ngủ hết, chỉ còn lại đám người làm thay phiên nhau thức canh hòm của ông Hương. Còn châm đèn thắp hương liên tục không để bị hụt nữa. Màn đêm tĩnh mịch, mọi thứ dường như trôi vào im lặng. Bỗng nhiên tiếng mèo ở đâu phía sau nhà kêu lên vài tiếng ai oán, tiếng kêu rõ là to, rõ thảm thiết. Mà cứ ngỡ đâu nó lại kêu sát bên tai mọi người:
— Meoooo… meo…
Những người ngủ trong phòng còn giật mình thức giấc, tim đập loạn vì sợ chứ đừng nói gì đến những người bên ngoài. Bà Lụa sợ quá, vội kéo cái mền trùm kín đầu, người chồm dậy, co rúm lại,toàn thân run lên như có luồng điện xẹt ngang sóng lưng. Bà gọi lớn:
— Con Mận đâu… con Mận…
Con Mận từ đâu bên ngoài xách cái đèn dầu nhỏ, vội vàng chạy vào bên trong, nó cũng hoảng sợ không kém bà chủ:
— Dạ, bà lớn gọi con.
— Mày xách cái chiếu mày vô đây, nằm ngay dưới chân tao. Bật đèn lớn lên cho tao, à không châm thêm đèn cho tao lẹ đi…
— Dạ, dạ…
Con Mận ra ngoài rồi, bà Lụa liếc mắt sang cái đồng hồ tây thì mới giật mình lạnh cả người. Đây… đây chính là giờ mà bà phát hiện ông Hương c.h.ế.t, có… có khi nào… Ánh mắt bà Lụa đảo điên liếc nhìn vào những góc tối,mồ hôi lấm tấm đổ ra ướt đẫm trán, ánh mắt bà cứ cố tìm kiếm gì đó. Nhưng ánh mắt từ tìm kiếm cũng nhanh chóng chuyển sang sợ sệt, lỡ đâu… lỡ đâu có gì đó xuất hiện thật thì sao? Hay là đang đang có gì đó ẩn hiện trong bóng tối đang nhìn chằm chằm vào bà thì sao? Nghĩ đến đó thôi, bà Lụa nhanh chóng chui vào mền, trùm kín đầu, còn miệng thì không ngừng hối thúc con Mận. Một phần nữa để cho bà Lụa bớt đi nỗi sợ hãi đang chiếm lấy tâm trí và thể xác bà. Tiếng mèo sau nhà lại kêu lên thảm thiết hơn:
— Meoooooo…meo…
Quá kinh sợ, bà Lụa phóng luôn ra khỏi phòng.
Đám người làm bên ngoài cũng sợ lắm, ôm cứng lấy nhau, xung quanh nhà tối om tối mò, nhìn xa xa bên ngoài đường cũng chỉ 1 màu đen kịt. Đám người làm mới thủ thỉ với nhau:
— Ê, ai ra sau đuổi con mèo đi coi, nó kêu quài chắc tôi đái ra quần quá.
Người khác lên tiếng:
— Mày đái còn đỡ, tao muốn ẻ ra quần luôn nè.
Ông Sáu làm thâm niên nhất ở đây mà còn sợ chứ nói gì đám trẻ, ông cũng lủi sát vào đám trẻ, không dám nằm mình gần hiên nữa:
— Xưa nay nhà này làm gì có chuyện này, nay lại có mèo kêu sau nhà ghê thiệt chứ.
Vừa dứt lời, luồng gió ở đâu vút ngang qua khiến những miếng vải trắng bay lên phấp phới. Nó cuốn qua thổi tắt đèn nơi quan tài ông Hương. Cả đám nhìn theo ngỡ ngàng, không ai giải thích được việc đèn dầu quả trứng đã có đồ che thì sao mà tắt dễ dàng quá. Sợ thì rất sợ nhưng lại sợ mất việc hơn, nên họ nhanh chóng lại đó thắp lại đèn, cũng không quên chắp tay khấn ông Hương lia lịa:
— Lạy ông… con biết ông c.h.ế.t linh c.h.ế.t thiêng… nhưng ông tha cho tụi con, đừng hù tụi con… tụi con sợ lắm…
Lời khấn vừa dứt, tiếng mèo sau nhà kêu thêm 1 lúc mới thôi.Nằm thếm một lúc coi bộ mọi chuyện cũng êm êm, họ lại trấn an nhau:
— Thôi ráng ngủ chút đi, mai phải dậy sớm mổ heo mổ bò nữa.
— Từ lúc ông chủ mất, đã mổ biết bao ngày rồi. Không biết chừng nào mới ngưng đây.
— Chừng nào chôn thì hết mổ, còn để là còn khách, còn khách là còn đãi. Hỏi nhiều quá, ngủ đi.
Họ lại trùm mền kín đầu, mặc dù thời tiết nóng, nhưng trùm như thế lai khiến họ an tâm hơn nhiều.
[…]
Ngày tiếp theo, dù gà chưa gáy họ đã phải dậy, ai ở lại canh quan tài thì ở, ai đi làm việc gì thì đi, nhưng không giống mọi ngày, họ đi cùng nhau thành nhóm cho an tâm. Tuy nói cho an tâm, chứ cứ mỗi bước đi là ánh mắt họ luôn xem xét về mọi hướng cho chắc. Ra phía sau nhà, bọn họ lại dắt bò dắt heo ra mà mổ, nhìn ra xa xa mấy bụi chuối lung lay cứ tưởng đâu ai đứng đó. Khi con trâu to vật vã bị hạ, người làm mới dùng con dao nhọn mổ thẳng vào bụng trâu, m.áu trong bụng nó đổ ào ra, chảy đỏ cả sân sau, người làm lại mạnh tay làm thêm vài nhát sâu hoắm nữa để lôi bộ lòng phèo bên trong ra. Ai nấy tay chân người ngợm gì cũng dính m.áu, tanh nồng. Đang loay hoay bỗng nhiên có cái gì đó rớt cái bịch xuống chỗ bọn họ, một người nhặt lên xem rồi mới nhìn lên tán cây lớn phía trên, nghĩ chắc con chim nào không thấy đường bay lạc nên rơi. Rồi những con chim khác lại thi nhau rơi xuống, người làm ở đó hoảng thi nhau đứng dậy, một người co ro hỏi người kia, mắt vẫn liếc nhìn điên đảo:
— Cái gì ghê vậy mày, sao tự nhiên chim nó rớt ghê vậy?
— Mày hỏi tao rồi tao hỏi ai? Thôi lo làm cho xong chứ mà không xong tụi mình cũng rớt như chim thôi.
Dù rất sợ nhưng họ vẫn cố làm cho xong, cái công đoạn mổ cũng hết mấy tiếng, xong việc còn phải chùi rửa thiệt kỹ, rồi còn rắc vôi sống để khử mùi nữa.
Mệt mỏi cả ngày, đêm đến chỉ mong được giấc ngủ ngon, dù chỉ được thời gian ngắn.
Cậu hai Huy 2 hôm nữa thôi là tròn 16 tuổi, má cậu tuy cực, mang danh phận bà ba nhưng cũng bị coi là người làm kẻ ở trong nhà. Nhưng riêng cậu thì sướng nha, ai cũng yêu thương cậu dữ lắm, bà Lụa cũng thương nữa, tại lúc nhỏ không hiểu sao cậu cứ bám lấy bà Lụa không rời. Còn gọi tiếng má nghe nó thân thương dữ lắm đó. Tối nay cũng như mọi khi, cậu hai Huy xong việc cũng về phòng mình nằm ngủ, chiếu mền được trải sẵn, lúc vừa ngã lưng xuống, đưa tay kéo chăn thì có cái gì nặng nặng lăn qua cậu. Cậu hai liếc mắt qua nhìn rồi hoảng sợ la toáng lên, vùng ra khỏi giường, miệng kêu không ngừng:
— Có chó c.hết… có ai không… qua đây… cứu tao…
Nghe tiếng hét của cậu hai Huy, ai nghe được cũng chạy qua, bà hai Lành ôm lấy cậu:
— Sao vậy Huy, có chuyện gì vậy con?
— Má… má nhìn kìa…
Cậu hai Huy chỉ tay lên giường, trên đó là xác con chó mới c.hết, cơ thể nó cũng còn hơi ấm nữa, nhưng cái chất nhầy nhụa trên x.á.c nó thì không ai biết là gì. Bà Lụa cũng nhanh chóng qua đây, hỏi han :
— Có sao không con, có bị gì không?
— Con không sao…
— Mày la lớn làm má sợ lây à.
Cậu hai Huy lên tiếng:
— Má coi sao kiếm thầy nào giỏi giỏi chứ nhà mình sao gặp chuyện gì đâu không? Từ lúc huyệt mộ của cha bị phá, rồi mèo hoang kêu đêm, giờ thì hết chim c.hết, giờ chó mèo cũng c.hết. Mà chó mèo đâu ra mà vô nhà mình c.hết ghê vậy má, con sợ muốn phát điên lên.
— Thôi ráng di con, mày tưởng mình mày sợ, má cũng sợ c.hết khiếp đây, ráng đi, mốt là chôn rồi.
Mọi người trong nhà, ai nấy cũng mệt mỏi, khuôn mặt họ còn hằn lên những sự hoảng sợ nữa, ai cũng mong đến ngày chôn cất ông Hương cho rồi. Phòng này không ngủ được nữa, cậu hai đành qua phòng khác. Ai cũng về chỗ của mình, bà Lụa lại mệt mỏi lên giường nằm, mắt mới nhắm có chút à, tiếng rột roạt làm bà ấy khó chịu mà mắng, mà đay nghiến:
— Con Mận, mày nằm im cho tao ngủ coi, tao đánh gãy giò mày giờ.
Con Mận giọng run run, nó co rúm người trong chăn từ bao giờ, thậm chí nước mắt nó cũng tràn ra khắp mặt:
— Không.. không phải do con bà ơi…
Tiếng cào vách lại vang lên, nó sát ngay bên tai bà, ánh mắt bà sợ hãi nhìn tấm vách ngăn. Bà còn chẳng biết phía bên đó có gì nữa, một cái gì đó vô hình hay hữu hình?
Rột… roạt…
Hai chủ tớ bà Lụa lại hét lên rồi phóng ra khỏi phòng, đêm đó dù không thích nhau nhưng bọn họ phải cố gắng ở cùng nhau, ít nhất họ nghĩ số đông sẽ hơn số “ít”.
[…]
Sáng hôm sau, mới vừa mở mắt ngồi dậy, còn chưa súc miệng đã có người làm chạy vào thưa chuyện:
— Bà ơi bà ơi… lại có chuyện nữa rồi…
Bà Lụa nghe lại có thêm chuyện là bà thấy mệt ngang hông, bà lên tiếng:
— Chuyện? Bộ cái nhà này còn chưa đủ chuyện nữa hả? Đưa tao đi coi…
Bà Lụa đi theo người làm đến các các nơi, từ tường, cửa đến cả bàn thờ gia tiên cũng có vết cào, những vết cào lại to nhỏ khác nhau. Ban ngày nhìn mà ai nấy chân tay rụng rời chứ đừng nói chi ban đêm. Bà Lụa trấn an mọi người:
— Ráng đi tụi bay, ngày mai chôn rồi… coi kiếm đồ che lại đừng để khách đến thấy đó…
— Dạ.
Mọi người trong cái nhà này đúng là đang cố gắng chịu đựng cho mọi việc đi qua, chứ ai cũng đợi chôn ông Hương xong mới rời đi nơi khác. Nhưng mọi chuyện trong nhà này, bà cấm tuyệt không cho ai hé răng nữa lời.
Cố gắng lắm cũng đến ngày hôm nay, ngày mà ông Hương được mang đi chôn. Chôn xong họ sẽ không còn phải nghe tiếng mèo khóc đêm nữa, họ sẽ không bị những hiện tượng kỳ lạ hù doạ nữa, nhất định họ sẽ được bình an mà sinh sống như mọi khi.
Đến giờ lành, 6 người to con mới xúm vào khiêng quan tài của ông Hương đi chôn. Khi họ chuẩn bị ràng dây qua quan tài, bỗng nhiên quan tài rung lắc dữ dội, ai nấy cũng sợ mà né ra một bên. Bên trong còn phát ra tiếng gõ đều đều:
“ Cộc… cộc… “
Khỏi phải nói, những người khiêng hòm và những người đang đứng gần đó co chân chạy 8 hướng, vừa chạy vừa hét thất thanh. Mặt ai nấy trắng bệch, cắt không ra giọt máu:
— Ma… có ma…
Người đã c.h.ế.t mấy ngày, hòm cũng đóng cứng không một chút hở, đã vậy còn được canh giữ cẩn thận, thì bên trong có thể lọt vào con gì được chứ. Có người chạy nhưng cũng có người hiếu kỳ đứng lại xem hiện tượng lạ. Lắc một lúc, nắp quan tài bị bung lên, x.ác ông Hương ngay lập tức đứng bật dậy, áo quan bọc ông cũng bị xé rách tả tơi. Mùi hôi của cái x.ác đang phân huỷ bốc lên kinh tởm, ai ngửi được cũng ói xanh mặt. Cái x.ác ông Hương quay qua nhìn mọi người, họ còn nghe rõ cả tiếng xương kêu lên răn rắc. Đám đông bắt đầu chạy loạn thoát thân, tiếng la hét kèm theo tiếng đồ đạc rơi vỡ, nó tạo thành thứ thanh âm hỗn tạp.
Cậu hai Huy đứng ngay đối diện, lại còn gần nhất nữa. Nhìn thấy x.ác cha như vậy, cậu sợ lắm, sợ đến nỗi chân cứng đờ tê dại, toàn thân run lên, cứ như sóng điện chạy dọc hết sóng lưng. Muốn chạy, nhưng chân không thể nào xê dịch nỗi. Mặt mũi cậu tái xanh hết thảy, mồ hôi lấm tấm túa ra, cố gắng dữ lắm cậu mới bình tĩnh chút mà hét lên:
— Chạy đi mọi người… chạy đi…
Cậu hai Huy mới quay người mà bỏ chạy, cậu cố gắng chạy nhanh nhất có thể, cố gắng đạp đổ hết chướng ngại vật cản đường mình. Nhưng cậu hai đâu có ngờ, khi cậu vừa di chuyển thì cái x.ác cũng bắt đầu nhảy đuổi theo cậu hai Huy. Nhìn thấy x.ác cha đang nhằm về phía mình, cậu hai Huy vừa chạy vừa khóc, vừa van xin:
— Cha ơi… con xin cha tha cha con… lúc còn sống cha thương con nhất mà…
Sợ con trai gặp nguy hiểm, bà Lành mới hô lớn:
— Tụi bay đâu, mau qua đó cứu cậu hai đi…
Bà Lụa cũng lên tiếng:
— Đúng vậy… mau chân lên đi tụi bay…
Không một ai dám lao qua đó, ai cũng sợ, cũng cần tính mạng mà. Bà Lụa lại lên tiếng tiếp:
— Cứu được cậu hai, tao xoá nợ cho nhà đó, cho thêm ruộng đất, trâu bò…
Vài thanh niên to khoẻ, kiếm dây kiếm gậy gộc để tìm cách cứu. Nhưng x.ác ông Hương đã nhảy thẳng vào cậu hai Huy, đưa hàm răng gớm ghiếc cắn thẳng vào cổ của cậu. Vừa cắn, cổ họng vừa phát ra những âm thanh gừ rừ không khác thú đói. Giòi nhặn lúc nhúc rớt từ miệng x.á.c ông Hương, đổ sang cả cổ cả người của cậu. Bị cắn đau, cậu ba Huy cũng không làm cách nào tách được x.ác cha ra, chỉ đành kêu cứu trong vô vọng:
— Cứu… cứu con má ơi… cứu…
Bà hai Lành nghe tiếng con kêu mà đau thắt ruột gan, nước mắt dàn dụa cả khuôn mặt. Nhìn quanh bà lượm ngay cục đá to rồi nhanh chóng chạy lại chỗ con, dùng sức đập vào người vào đầu của x.á.c ông Hương. Tiếng khóc kèm theo tiếng van xin nghe sao não lòng:
— Thả con tôi ra… ông c.h.ế.t rồi sao ông còn muốn bắt nó theo… ác quá ông ơi…
Những cái đập mạnh, mạnh đến nỗi đầu sọ vỡ toác, những chất đen nhầy nhậy từ trong sọ đổ xuống áo quan đen nhẻm, hôi thúi cực kỳ. Nhưng tuyệt nhiên không hề làm cho x.á.c ông Hương dừng lại chút nào. Bà hai Lành cố chấp, chạy xuống bếp kiếm lấy con dao sắc nhọn nhất rồi chạy lên, đâm nhiều nhát từ phía sau lưng x.á.c ông Hương:
— Thả nó ra… mau thả ra… nó là con ông đó…
Cậu hai Huy dường như đã c.h.ế.t tươi từ bao giờ, những tiếng kêu khóc của cậu cũng dần im lại. Nhát cắn của cái x.ác đó đúng ngay động mạch cổ kia mà.
Thấy cậu hai Huy cũng đã c.h.ế.t, mọi người cố gắng ngăn cản bà hai Lành:
— Bà ơi, dừng lại đi bà ơi… ông chủ… ông chủ đã dừng lại rồi. Mà… mà cậu hai cũng… c.h.ế.t rồi…
Câu nói đó khiến bà hai Lành không thể nào chấp nhận được, bà rút con dao chỉa về phía những người cố gắng ngăn cản bà:
— Tụi bay nói láo…con tao đang khoẻ mạnh sao mà chết được… đừng có cản tao…
Những người kia mới lùi lại phía sau, chỉ có bà Lụa là còn chút bình tĩnh mà nhìn nhận ra sự việc. Bà là người cũng đau lòng không kém, bà cũng là người mất mác không kém. Bà ra lệnh:
— Kéo bà hai ra…
Bà hai Lành cố gắng vùng vẫy, cố gắng la hét, khi nhìn trực diện con trai mình thì bà hai Lành ngất luôn tại chỗ.
Cắn c.hết thằng con trai duy nhất, nhưng x.ác ông Hương vẫn không chịu buông x.ác con ra. Cho dù bao thanh niên to khoẻ có làm cách nào cũng không thể tách được bọn họ. Chỉ đành cột chung 2 x.ác lại với nhau. Đau thương chồng chất đau thương, x.ác chồng chưa được chôn cất thì nay lại thêm x.ác con.
Bà Lụa chân đi không vững, may sao có đứa người làm đỡ thì bà mới kiếm được chỗ ngồi. Đầu tóc rối bời, quần áo xộc xệch, khuôn mặt mệt mỏi, ánh mắt mệt mỏi nhìn quanh một lượt, mọi thứ bị xô đổ ngổn ngang, tơi tả. Tâm trạng bà Lụa đi xuống nhiều, chỉ mới mấy hôm thôi nhưng mọi chuyện đau lòng, khó hiểu cứ liên tiếp xảy ra. Có ai nói cho bà biết là nhà bà đã phạm phải điều gì không? Hoặc ai đó tiết lộ thêm một chút gì về chuyện sắp đến để bà chuẩn bị tinh thần đón nhận được không? Chứ mọi chuyện cứ ập đến bất ngờ như vậy thì sao mà bà chịu nổi.
Từ dưới bếp, bà Ổi mới mang lên cho bà Lụa ly nước cam, rồi hai tay đưa ra trước mặt bà Lụa:
— Bà lớn… bà lớn uống chút nước đi bà lớn. Tôi thấy bà mệt mỏi nhiều rồi…
Bà Lụa hướng ánh mắt đang nhìn xa xăm nhìn sang bà Ổi, thở dài ra rồi cầm lấy ly nước uống vài ngụm. Cam ngọt nhưng cổ họng bà đắng ngắt, nghẹn cứng, đến nước mà bà Lụa cũng không nuốt nổi nữa. Bà Ổi lưỡng lự nhưng lại mở lời:
— Ở dưới xóm con có bà già Nậm, bà ấy coi bói hay lắm, nhưng không làm thầy,ai cần thì bà ấy giúp thôi, hay bà qua đó xem sao. Chứ tôi thấy bà đi coi mấy thầy có tiếng có tăm mà… mà… không được gì…
Lời bà Ổi nói không phải là không có lý, giờ trên sân đã 2 x.á.c chết, không xử lý thì cũng không biết làm sao. Bà Lụa mệt mỏi trả lời:
— Bà dẫn đường cho tôi.
— Dạ.
Họ cùng nhau lên xe ngựa rồi cùng nhau đến tìm bà Nậm. Lúc bà Lụa tìm đến để nhờ vả, bà Lụa cũng không còn thái độ kiêu căng sau bao sự việc xảy ra nữa. Thái độ khúm núm lên tiếng:
— Tôi xin bà, xin bà xem cho tôi, tại sao nhà tôi lại xảy ra nhiều việc đến như vậy?
Bà Nậm năm nay cũng ngoài 70 tuổi, khuôn mặt hằn lên nhiều vết nhăn của sự cực khổ, đói kém. Nhưng đặc biệt đôi mắt sáng như sao, và vần trán rộng. Bà Nậm cầm tay bà Lụa lên xem, sau đó thong thả nói với bà Lụa:
— Bà lớn về cột xác vào cái cột giữa sân. Đúng ngọ rồi thiêu hết, sau đó mang mà chôn. Sau này nhà bà cũng không còn gặp chuyện nữa.
— Bà cho tôi biết tại sao nhà tôi lại gặp nhiều chuyện như vậy?
Bà Nậm chỉ lắc đầu lên tiếng:
— Nghiệp duyên cả.
— Rồi tôi có phải cúng chùa, rồi làm việc thiện gì không? Như bố thí chẳng hạn, để mà giải nghiệp?
— Tâm sinh tướng, tướng sinh hào quan. Bà làm việc thiện không từ tâm cũng không có kết quả. Làm việc thiện không đúng nơi, cũng coi như công cốc. Thôi bà lo về đi, sắp ngọ rồi.
Bà Lụa mới để lại một túi tiền trên bàn:
— Đây là số tiền tôi gởi cho bà, cảm ơn bà.
— Bà lớn mang tiền về, tôi xưa nay không lấy tiền của ai, gặp được nhau là hữu duyên rồi.
Bà Lụa mới nhanh chân quay về cho kịp giờ. Đúng ngọ, bà Lụa cho người châm lửa đốt hai x.ác cùng nhau. Khi ngọn lửa bùng lên 1 lúc, bà hai Lành mới trong nhà chạy ra định lao vào ngọn lửa ôm lấy con, nhưng bị cản lại. Tiếng khóc ai oán thấu tận trời xanh, ai nấy cũng điếng người nhìn vào ngọn lửa. Cháy lâu lắm họ mới thu lại được 2 cái x.ác cháy khô, rồi nghe lời thầy mà mang đi chôn. Chôn xong, không ai nói ai cùng nhau rời khỏi đây, ở đây quá đáng sợ và đau thương với họ. Căn nhà lớn giờ đây không khác gì nhà hoang, chỉ tội cho bà hai Lành trở nên điên dại, khóc cười không chủ đích. Về phần bà ba Thương cũng được thả đi. Mọi chuyện về gia đình ông Hương được đồn đoán đủ chuyện, nhưng không một ai biết sự thật diễn ra thế nào.
The comment box
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý