Khoảng một tháng sau, có một gia đinh ba người chuyển đến đây, họ bỏ tiền ra mua một khoảnh vườn của ông nội tôi để dựng nhà. Chủ gia đình đó tên là Tự, kém ông tôi 2 tuổi, ông ta chỉ có một con trai tên là Bình, bằng tuổi bác cả nhà tôi. Có hàng xóm thì cũng vui đấy, thế nhưng vui thôi đừng vui quá. Cái nhà bên đó, nhất là ông Tự và bác Bình đều có cái tính táy máy, trộm cắp vặt. Từ ngày nhà nọ chuyển đến, thi thoảng trong xóm lại có con chó, con gà bị mất trộm.
Có lần con vện nhà ông tôi cũng suýt bị tóm, may mà nó khôn, thoát được nhưng cũng bị vết thương lớn ở đùi.Ông tôi cũng mấy lần sang nói chuyện, cảnh cáo nhà bên đó, ông Tự cũng vâng vâng vài câu ròi được vài hôm thì đâu lại đóng đó, chó gà trong thôn lại mất. Ông tôi cám cảnh đó nhưng cũng phải dựng cao bờ rào, không lại mất của như chơi.
Nói về bác Bình, năm chuyển đến đây thì bác bằng tuổi bác tôi là bác Giao tức 9 tuổi. Thừa hưởng cái tính táy máy của ông Tự, bác Bình lúc đó cũng là một thằng nhóc gian manh, hay trộm củ khoai, củ sắn ở ruộng nhà ông tôi. Mấy lần bị bác Giao tôi bắt được tận tay mà cứ chối thế là lại bị bác tôi đè ra tẩn.
Bác tôi thì tính cục từ bé, chả sợ trời, không sợ đất, chỉ sợ cái roi mây của ông bà tôi. Cứ mỗi lần bác Bình thằng hàng xóm, về nhà y rằng bác tôi lại bị bà tôi giáo huấn, bắt quỳ trước bàn thờ gia tiên mà xám hối. Có lần, bác tôi cũng cãi lại rằng:
– Thằng đấy trộm của nhà mình, con đánh nó thì có gì sai hả mẹ
Bà tôi cũng nghiêm nghị mà dạy bảo:
– Nó là cái phường gian manh, ăn cắp vặt thì mày chấp nó làm gì, kệ mẹ nó. Bố con tính táy máy như nhau có ngày nghiệp nó quật xuống nhà nó, lần sau không cần đụng vào nó nữa.
Bác tôi cũng cúi đầu nhận sai, sau lần đó, bác tôi cũng kệ. Và rồi điều gì đến cũng đến, chính cái tính tắt mắt, tay nhanh hơn não của hai bố con nhà đó mà những điều linh dị từ xảy ra khiến nhà đó vắng đi bóng đàn ông và còn làm ảnh hưởng đến cả nhà tôi nữa.
Tháng 7 âm lịch năm Đinh Tỵ (1977)….
– Ê… ê chuyền tao, chuyền tao…
Tiếng bác Giao tôi vang lên trong một buổi chiều tháng 7 âm lịch. Bác tôi đang cùng với mấy người bạn cùng với mấy đứa bạn trong xóm chơi đá bóng trong lúc chân trâu ngoài đồng. Bác tôi kể là hồi đó đá bóng không như bây giờ. Sáng sớm đi học hay chiều dắt trâu ra đồng, thằng nào đi qua vườn bưởi nhà người dân trong làng thì hái trộm lấy một quả bưởi để ra bãi đóng cọc trâu rồi đá bóng với nhau ngoài đó.
Chiều hôm ấy, lúc đang đá bóng ở cái bãi đất cạnh bãi đất có cây đa nhà tôi thì bác Bình sút một phát mạnh làm cho quả bưởi bay ra gốc đa đó. Cả đám mới hổn hển chỉ vào bác Bình mà rằng:
– Cái thằng này, sút gì mà mạnh thế? Đi nhặt đi, cho nhớ, nhanh lên. Đá lúc nữa rồi dắt trâu về.
Bác Bình thấy thế phải đi nhặt bóng thì lèo nhèo mãi, nhất định không đi. Đưa đẩy một hồi cũng phải đi. Bác Bình nhanh chân chạy qua gốc cây đa, loanh quanh, lòng vòng một hồi cũng tìm thấy quả bưởi mắc vào đám rễ nổi trên mặt đất của cây đa.
Thấy quả bưởi bị kẹt, bác Bình lựa lấy quả bưởi ra. Sẵn cơn buồn tè, bác mới vạch quần ra mà xả tồ tồ vào cái gốc cây đấy. Giải quyết xong, cầm quả bưởi lên và định quay người đi thì chợt bác Bình có một cảm giác rợn tóc gáy khi mà có một làn gió lạnh thốc từ phía gốc cây ra.
Bác Bình sợ quá, không dám quay đầu lại mà ba chân bốn cẳng chạy thẳng về chỗ đám bạn. Từ phía gốc cây đa, một đôi mắt oán giận sắc lạnh nhìn theo bóng lưng bác Bình rồi từ từ lẩn vào hốc cây.
Buổi tối hôm đó, trời đổ mưa to. Độ 11 giờ đêm, nhà ông tôi đang ngủ thì bất chợt một tiếng la lớn thảm thiết phát ra từ bên nhà ông Tự. Thấy trời mưa cũng đã ngớt, ông tôi vội vớ lấy cái nón mê, cái gậy tre, xách theo cái đèn pin Liên Xô chạy vội sang nhà ông Tự.
Sang đến nơi, thì thấy vợ ông Tự hốt hoảng đứng ở cửa nhà, trên tay là cái gậy, dường như là để tự vệ hỏi cái gì đó. Ông tôi đang đi vào nhà vì cổng không khóa thì ông Tấn cũng lục tục chạy sang hỏi:
– Thế có cái gì mà la oai oái lên thế chị Mùi, nhà có trộm à mà cầm cái gậy to thế?
Bà Mùi đang đứng run rẩy ở ngoài cửa, thấy ông tôi với ông Tấn với ông tôi đến thì nước mắt, nước mũi tèm lem mà rằng:
– Ối dồi ôi! Hai anh ơi! Cứu thằng Bình con em với, chả biết làm sao mà nó cứ trợn trắng mắt lên, leo trèo lồm ngồm trên xà nhà, lại còn phát ra tiếng đàn bà nữa. Ối giười ơi! Nó cứ nói gì mà.. mà “Phạm vào nhà tao, tao vật chết”.
Ông tôi với ông Tấn vội chạy vào xem thì thấy bác Bình đang bò lồm ngồm trên xà nhà thật, miệng đang cứ lẩm bẩm cái gì mà phá nhà tao, phá nhà tao, tao vật….
Ông tôi cũng thấy hãi về cái sự trước mắt vì từ trước đến giờ chưa nhìn thấy cái cảnh mà nó lieu trai như vậy. Ấy thế mà ông Tấn đứng sau bảo:
– Ma quỷ ở đâu? Tại sao lại theo làm hại người như này?
Cái thứ trong người bác Bình không thèm để tâm đến lời ông Tấn nói, ông Tấn tức lắm, ông quay người đi ra ngoài cổng đến chỗ bụi dâu tằm mà bẻ lấy mấy cành. Lúc đi vào nhà, do đi quá nhanh và sân đang trơn, lầy sau mưa nên ông bị ngã trẹo chân, không đi được.
Thế là ông Tấn gọi ông tôi đi ra, đưa mấy cành dâu cho ông tôi rồi bảo:
– Anh lấy cái này cứ nhè người thằng Bình mà quật, quật mạnh vào.
Ông tôi nghe theo rồi cầm mấy cành dâu tằm còn nguyên lá vào nhà, lúc ấy bác Bình vẫn đang đu trên xà nhà.
Ông tôi theo lời ông Tấn, cứ nhè người bác Bình mà quật. Cái nhà vách đất hồi đó thì khá là thấp, ông tôi cao 1m70 thì thừa khả năng với tay tới cái xà ngang cho nên ông quật bác Bình dễ lắm. Bác Bình, à không, phải là cái thứ trong người bác bị ăn mấy cái roi dâu thì đau đớm la oai oái. Nó đưa mắt nhìn xuống, nhìn thẳng vào mặt ông tôi mà rít lên rằng:
– Tao để yên cho mày trồng trọt trên mảnh đất của tao mà mày không biết điều, lại xía vào truyện của tao, mày có tin tao vật chết cả nhà mày không hả Bảo, hả…..
Cái thứ đó rít lên liên hồi, ông tôi cũng chả để tâm, cứ quật thật mạnh. Được một lát thì một bóng đen từ người bác Bình bay ra, tiếng nó cười man dại trong không trung làm mấy người ở đó sởn cả gai ốc:
– Đợi đấy, chúng mày không yên với tao đâu.
Ngay lúc cái thứ kia thoát ra, cơ thể nhỏ bé của bác Bình từ trên xà nhà rớt xuống, ông tôi vội đỡ tay lấy, đặt bác nằm lên giường. Bà Mùi thấy thế thì vội chạy vào, tay ôm lấy con mà khóc lên rằng:
– Ối giời ơi! Con tôi, con ơi! Con có làm sao không con ơi?
Ông Tấn ngồi ngoài sân nói vọng vào:
– Khóc vừa thôi, nó chưa chết đâu mà sợ, chị đi xuống bếp nấu ấy một nồi nước bồ kết, một bát canh gừng cho nó uống xong lấy nước bồ kết mà tắm cho nó. Đi làm nhanh lên không âm khí nó lại làm cho thằng cu Bình ốm vật ra đấy cả tháng giờ.