Bộ kimono xui xẻo
Một bộ kimono được nhiều người xem là mang lại điềm xui xẻo khi ba chủ nhân của nó, là ba thiếu nữ Nhật Bản, đều lần lượt qua đời trước khi có cơ hội mặc nó. Một thầy tu thấy nó quá “chết chóc” nên quyết định mang nó đi đốt vào tháng 2 năm 1657.
Khi bộ kimono đang bốc cháy, một trận gió lớn xuất hiện, thổi ngọn lửa vượt khỏi tầm kiểm soát của mọi người. Hậu quả là ngọn lửa từ bộ kimono này đã thiêu cháy 3/4 thành phố Tokyo, san bằng 300 đền đài, 500 cung điện, 9.000 cửa hàng, 61 cây cầu và thiêu chết 100.000 người.
Con búp bê bị nguyền rủa
Chuyện xảy ra vào đầu những năm 1900, khi đó vị bác sĩ giàu có Thomas Osgood Otto đang sống tại Key West cùng vợ mình – bà Minnie Elizabeth và 3 đứa con. Robert Eugene Otto là cậu con trai út của nên rất được cha mẹ quan tâm. Ông bà Otto đã thuê hẳn một cô y tá người Jamaica để chăm sóc cho cậu. Tuy nhiên, cô y tá này không được lòng bà Otto. Mối quan hệ của họ vô cùng tồi tệ. Bà Otto đã đuổi cô y tá ra khỏi nhà mình. Và mọi tai hoạ giáng lên những người trong gia đình ông bà bác sĩ cũng bắt đầu từ đây.
Trước khi ra đi, cô y tá kia đã tặng cho Eugene một con búp bê tự may mà cậu bé rất thích nó. Cậu thậm chí còn lấy tên mình (Robert) đặt cho búp bê còn bắt mọi người gọi mình là Eugene. Eugene không bao giờ rời ra Robert. Cậu yêu con búp bê đến nỗi mặc cho nó bộ quần áo giống hệt của mình, dành thời gian chơi với nó cả ngày trong phòng. Như bao đứa trẻ khác, Eugene cũng nói chuyện với búp bê rồi tự tưởng tượng ra việc Robert trả lời mình. Người ta thường nghe thấy Eugene hỏi chuyện Robert rồi tự trả lời bằng một giọng khác. Hàng đêm, cậu bé lại lẻn qua cửa sổ và đi lang thang trong đêm. Khi bố mẹ cậu bắt đầu để ý và phàn nàn cũng là lúc họ nhận thấy có chuyện không ổn. Eugene cứ luôn miệng nói: “Robert làm đấy!”.
Rồi một ngày, những đồ thủy tinh và vàng bạc trong phòng ăn tự rơi vỡ. Quần áo tự bị xé rách. Những bộ chăn đệm tự động co rúm lại, nhàu nát (?). Đêm đến, những món đồ chơi yêu thích khác của cậu bé (ngoại trừ Robert) không hiểu sao bị phá hỏng hoặc xé toạc ra. Người ta cứ nghe thấy văng vẳng tiếng cười lạnh lẽo trong những đêm như thế.
Hai ông bà Otto cảm thấy rất lo sợ, theo lời khuyên của người cô, họ lấy con Robert khỏi tay Eugene và vứt lên gác xép. Nhưng ngay đêm hôm sau, người ta phát hiện ra người cô của Eugene đã chết trong phòng. Nguyên nhân của cái chết là một cú đánh. Không bao giờ người ta biết ai là thủ phạm. Nhưng có một điều khiến tất cả đều sợ hãi tột độ. Ngay sau khi người cô chết, con Robert lại tự động quay về vị trí cũ, ngay bên cạnh Eugene…
Sau này khi ông bà (bác sỹ) Otto mất đi, Eugene ra sống một mình. Không giống bao chàng trai ở cái tuổi trưởng thành, Eugene vẫn giữ khư khư con búp bê đồ chơi bên mình. Nhưng theo những người bạn của cậu kể lại, không phải là cậu muốn như thế, mà là con Robert không bao giờ cho phép cậu bỏ nó.
Một ngày kia Eugene cưới vợ. Và rồi những chuyện kỳ lạ lại xảy ra. Ngay từ khi cưới nhau, Eugene đã thỏa thuận với vợ là phải luôn cho Robert theo cùng hai vợ chồng. Cho dù là ngồi ăn, cũng phải để nó ngồi cùng. Nhưng cho dù là thế thì tai họa vẫn ập tới. Robert chỉ muốn giữ Eugene cho riêng nó. Sau khi cưới, vợ Eugene hóa dại và chết không rõ nguyên nhân.
Khi họa sỹ Eugene (tức cậu bé Eugene ngày trước) qua đời, Robert được trao cho viện bảo tàng East Martello tại Key West. Tại đây, người ta từng ghi nhận chuyện một nữ khách tham quan thốt lên: “Ban đầu nó cau mày, rồi sau đấy nó cười, tiếp đến lại chuyển sang một nét mặt hoang dại (?)”.Có những người chụp ảnh con Robert còn không hiểu sao ảnh hiện lên chỉ toàn màu đen. Ngày nay, những người làm việc ở viện bảo tàng này vẫn sợ Robert. Chả ai muốn là người cuối cùng ra về vào buổi đêm cả.
Bức tranh “cậu bé khóc”
Bức tranh do họa sĩ Tây Ban Nha Bruno Amadio vẽ được sản xuất hàng loạt và biết đến với cái tên “Cậu bé khóc”. Nó trở lên rất phổ biến và được nhiều người mua ở Anh trong những năm 80.
Với người xem tranh, đây là một bức tranh khá bình thường, dù có gì đó phảng phất buồn và u ám. Tuy nhiên những người sở hữu bản copy của nó cho biết khi nhìn vào khuôn mặt của Cậu bé khóc, họ luôn có cảm giác sợ hãi và đau ốm.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1985 khi các tờ báo ở Anh đưa tin về hàng loạt các vụ cháy nhà bí ẩn. Điều mà những người lính cứu hỏa thấy lạ lùng và không thể giải thích nổi là trong tất cả các vụ cháy, mọi thứ trong nhà đều cháy rụi, chỉ có duy nhất bức tranh Cậu bé khóc vẫn không hề bị sứt mẻ tẹo nào. Rất nhiều người đã gọi cho các tờ báo để khẳng định rằng hỏa hoạn xảy ra sau khi họ mua Cậu bé khóc về.
Sự thật về nguồn gốc của bức tranh vẫn còn là điều bí ẩn. Một số nguồn tin cho hay người họa sĩ đã ngược đãi cậu bé trong bức tranh – một em bé mồ côi. Một số người khác lại nói rằng cha mẹ cậu bé chết trong một trận hỏa hoạn. Cậu bé trở thành kẻ mồ côi và giờ muốn gây ra các vụ hỏa hoạn để trả thù những người khác đã khiến cậu trở thành trẻ mồ côi. Còn một số nhà tâm linh học lại lý giải rằng linh hồn của cậu bé bị mắc kẹt bên trong bức tranh, chính vì thế mà nó phải phóng hỏa để được tự do. Nhiều người lại nói rằng họa sĩ đã ký “hợp đồng tội lỗi” với Quỷ Xa tăng nhằm giúp bán các bức tranh của ông.
Chiếc áo của người anh trai
Trong cuộc tấn công ngày 25/1/1787 vào kho vũ khí liên bang ở Springfield trong cuộc nổi loạn của tướng Shay, chàng lính Jabez Spicer, ở Leyden, Massachusetts (Mỹ) đã bị giết chết bằng hai viên đạn của kẻ thù. Nhưng điểm đặc biệt là vào lúc đó, Jabez Spicer đang khoác trên người chiếc áo của ông anh ruột Daniel đã mặc. Daniel đã bị bắn chết bởi hai viên đạn vào ngày 5/3/1784. Hai viên đạn giết chết Jabez Spicer đi chính xác vào các lỗ trên chiếc áo khoác do lần trúng đạn trước (của người anh Daniel) tạo nên. Chính xác từng viên một mặc dù ông anh Daniel đã bị bắn chết trước đó 3 năm.