Dị Kinh 4 – Nuôi Tằm Dệt Lụa

25/12/2023
 
 

“Sư tỷ à. Đừng uống nữa mà.”- Tôi giật lại vò rượu nói.

Trong quán ai cũng dòm chúng tôi. Thiệt là ngại ghê, nữ lưu ai lại ra quán rượu thế này còn mua rượu. Vậy sao mà kiếm được chồng chứ. Tôi thấy ba tên sư huynh kia bèn quắt họ lại giải vây. Họ lại lảng tránh kìa. Tức ghê mà. Sư tỷ Khả Linh còn vừa uống vừa khóc. Ai cũng dòm mà cũng mặc. Nhưng mà chuyện của sư tỷ chắc cả phủ Trường Yên này đều biết rồi. Cũng lắm nữ giới trong phủ có cùng tâm sự với sư tỷ nên dân chúng chẳng thấy có gì lạ. A… Tích ca chịu xuất đầu lộ diện rồi.

“Sư tỷ. Sư tỷ ngồi đây là mất mặt sư môn đó.”

A.. tưởng hắn khuyên gì chứ nói còn khích sư tỷ đó. Đó… sư tỷ đập bàn 1 cái. Tôi vội chặn miệng sư tỷ nói:

“Sư tỷ uống say rồi. Nơi đây đông người qua lại. Hay là mua vò rượu với mấy món tỷ thích về ha. Tỷ đừng tự làm khổ mình. Quán Sơn sư huynh thành thân cùng công chúa Phù Dung là chuyện cũng lâu rồi. Không lấy người này thì có người khác mà.”

Cố gắng khuyên giải thôi. Sư tỷ mà nóng lên thì nói mấy lời khó nghe xúc phạm tới vua Đinh chứ không giỡn chơi đâu. Mấy cô nương muốn gả cho sư huynh giờ cũng gả đi hết rồi, họ có chồng có người còn có con luôn rồi. Có mình sư tỷ Khả Linh này là còn cố chấp thôi. Thấy sư tỷ chịu đi ai cũng mừng. Tôi quắt mấy tên đó giúp thu dọn rồi về, trả tiền cho chủ quán.

Võ phái của chúng tôi do môn chủ Trương Ma Ni sáng lập. Môn chủ theo phò tá Đinh Tiên Hoàng vào sinh ra tử lập ra đất nước Đại Cồ Việt. Nên môn phái được rạng danh. Nam nữ đều có. Đông đảo gia nhập môn phái. Các thời trước bao tấm gương các nữ anh hùng nên nữ nhân bây giờ nhiều nữ nhân tự rèn luyện gươm giáo hay tới các môn phái để học võ. Như vua Đinh đó, trong 5 vị hoàng hậu cũng phải kén có hoàng hậu giỏi việc binh đao có công trạng theo vua chinh chiến. Công chúa cũng thế. Sư huynh Trương Quán Sơn là con ruột của môn chủ. Lại là người văn võ song toàn, khôi ngô tuấn tú, còn có khí phách, lại am hiểu âm luật. Cùng cha theo phò tá vua lập được nhiều công trạng. Nữ nhân thì ai chẳng muốn gả cho người xuất chúng chứ.

“Hức… Nếu công chúa Phù Dung là quốc sắc thiên hương hay có tài thì không nói gì. Đằng này công chúa Phù Dung đó vừa già vừa xấu người lại thô. Ta cứ tưởng cô ta có phần giống Trinh Minh hoàng hậu mẹ của mình, vừa là giai nhân, tài nữ tinh thông văn chương, có tài cưỡi ngựa bắn cung có công cùng Đinh vương dẹp loạn 12 sứ quân. Ai ngờ… Ta không phục. Sao Đinh vương lại đem công chúa xấu xí gả cho công thần chứ. Lúc đi qua đây… Thiệt là xấu mà. Sao người như Quán Sơn lại lấy 1 nữ nhân xấu xí như thế.”- Sư tỷ vừa khóc vừa nói.

Cả đám không biết nói sao luôn.

“Nè… sư tỷ. Ăn nói đàng hoàng. Công chúa Phù Dung vậy là tốt lắm rồi. Không phải cùng Quán Sơn đi đánh giặt Chiêm Thành sao. Cũng là bậc nữ trung hào kiệt hiếm có đó chứ. Lấy chồng theo chồng. Hương thân phụ lão đều ca tụng cơ mà. Nhan sắc thì.. nữ nhân già rồi thì ai cũng như nhau thôi. Cần nhất là cái đức… hiền lương thục đức là được rồi.”- Uông ca nói.

“Vậy công chúa đó có sinh được con trai cho Quán Sơn chưa? Chưa chứ gì? Tức là đâu phải là vợ gì. Đã làm tròn trách nhiệm của người vợ đâu. Theo luật chồng cũng có quyền bỏ vợ nếu hơn 3 năm chưa có con mà. Nghe đồn công chúa không thể mang thai.”- Sư tỷ chống nạnh quắt lại tụi sư huynh.

“Sư tỷ thiệt đâu thể nói thế được. Nghe nói công chúa vốn đã mang thai. Có điều vì đi đánh giặt Chiêm Thành nên bị mất đứa bé. Rồi không thể mang thai nữa. Thì… Nhưng tóm lại công chúa là công chúa. Sao sư tỷ nói lời càn quấy bất trung như thế?”- Tích ca nói.

“Hứ, công chúa gì? Tưởng ta không biết sao. Thái tử Đinh Hạng Lang mới bị hoàng tử Đinh Liễn giết chết. Trong cung giờ tranh quyền đoạt vị. Dương hoàng hậu với Lê tướng quân 1 tay che trời. Các hoàng hậu với công chúa khác chính là bị đuổi đi hay sợ quá phải bỏ chạy. Làm liên lụy tới Quán Sơn ca, vừa phải về quê vừa phải trấn thủ thành trì. Tức là hở chút là phải đi đánh giặt hay dẹp loạn. Đâu phải mình ta bức xúc. Trong môn phái nhiều sư huynh đệ bất bình. Cứ tưởng thành công thần rồi cả bọn được vào trong triều, không được làm quan thì cũng được cai quản 1 vùng hay ban đất hay mở môn phái. Ai ngờ… Không có được gì hết. Công chúa Phù Dung đó thất sủng rồi. Các người còn theo nói tốt cho cô ta. Không thấy bất bình cho Quán Sơn huynh sao?”- Sư tỷ giận đến đá văng cái ghế nói.

Hèn gì trong môn phái nhiều người mới vô đã bỏ đi. A.. sư tỷ nhìn đến tôi. Tôi vội lắc tay nói:

“Em là cô nhi. Lại là phận nữ nhi. Sao cũng được. Em thấy giờ cũng tốt mà. Với lại nghe nói công chúa Phù Dung đâu có xấu. Chẳng qua vì thái tử qua đời, công chúa đau buồn đến hoa dung thất sắc. Ui..”- Tôi vừa mở miệng thì bị sư tỷ nhéo lỗ tai.

Đau… Cứ nói tốt cho công chúa thì vậy đó. Tích ca giải vây cho tôi.

“Sư tỷ đừng gây chuyện nữa. Cứ suốt ngày ra đường kêu ca vậy, mấy người trong thành nghe còn hại đến thanh danh của môn phái với hại đến danh dự của Quán Sơn ca thì làm sao? A.. không lẽ tỷ muốn… để đồn đến tai công chúa. Tỷ thật quá đáng lắm rồi.”- Uông ca nói.

Cái gì? Hả? Sư tỷ cười thích chí nói: “Ờ. Đúng đó. Ta còn muốn để công chúa nghe hết. Biết bản thân mình không xứng còn làm hại đến tiền đồ của Quán Sơn ca. Môn chủ công trạng hiểm hách đâu có thua gì tướng quân Lê Hoàn. Ấy vậy mà Đinh đế chỉ ban thưởng, là gả có công chúa cho con trai môn chủ thôi. Còn gả 1 công chúa vừa xấu vừa không có gì hết. Giờ còn bị đuổi về đây. Vừa phải đi thủ thành quanh năm vừa chẳng nhận được lợi lộc gì. Không có con nối dõi luôn. Trinh Minh hoàng hậu cũng chỉ có mình công chúa đó không có hoàng tử nào. Thế tức là sau này không có thể thành hoàng thân quốc thích gì. Các ngươi cùng lắm chỉ đi thủ thành thôi. Tự bản thân công chúa phải biết mình làm hại bên chồng chứ.”

Sư tỷ tính toán ghê thiệt. Đầu óc sư tỷ khôn lanh lắm nên mới được làm sư tỷ. Sao ai cũng muốn lên triều vậy chứ ta? Có gì tốt chứ? Nghe nói có cung vàng điện ngọc hay có thể kêu người ta xây dinh thự cho mình. Nhưng nghe nhiều tướng sĩ bảo là biên thùy nhiều trận chiến lắm. Quân Chiêm Thành rồi trên là nhà Tống đều nhâm nhe tới nước ta. Không có người trấn giữ không được đâu. Môn chủ cùng lão tổ đều ra lệnh cho trên dưới môn phái rèn luyện võ công làm theo lệnh vua. Lệnh vua truyền xuống sai dân khai khẩn đất hoang lập ấp lập xã.  Còn cho khắp tỉnh thành xây thành đắp lũy, rèn đúc vũ khí với tích trữ quân lương chuẩn bị cơ mà. Bao việc cần làm. Tôi là cô nhi do loạn lạc mất hết người thân, thiệt chỉ muốn góp sức cho thiên hạ thái bình. Tôi đẩy 2 sư huynh kêu họ khuyên sư tỷ.

“Ta thấy công chúa chỗ nào cũng tốt. Tốt hơn sư tỷ nhiều. Quán Sơn huynh hay bảo kiếp sau cũng muốn thành thân cũng công chúa thôi. Còn môn chủ rất thích cô con dâu này, lấy làm hãnh diện đó chứ.”- Tích ca nói.

“Các ngươi nói gì. Nhảm nhí. Sao Quán Sơn ca nói thế được. Còn môn chủ… chẳng qua cả 2 phải ca tụng vì cô ta là công chúa thôi. Có chỗ nào tốt. Trong châu phủ ta cũng là người đẹp có tiếng. Bao quan trong triều còn muốn rước ta về, tại ta không thích thôi. Ta còn có tài cung kiếm, am hiểu binh thư. Các ngươi nói công chúa đó sao hơn ta. Chỗ nào chứ?”- Sư tỷ quát lên.

“Sư tỷ không nghe truyền thuyết Ngũ Long công chúa sao? Nghe nói Đinh vương sinh được 5 vị công chúa đều là thần tiên giáng thế giúp thiên hạ thái bình, dân chúng sinh cơ lập nghiệp thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Nhất là có truyền thuyết về 2 vị công chúa Phù Dung và công chúa Liên Hoa. Mẫu thân của công chúa Liên Hoa nghe nói là tiên nữ được sai xuống trần để thành 1 thôn nữ tên Nguyễn Thị Sen chỉ dân chúng nghề may. Vua Đinh đem lòng ngưỡng mộ phong làm tứ phi hoàng hậu. Bà nằm mộng thấy có rồng vàng trên trời bay xuống, tiếc là lúc chạm vào thì biến thành 1 đôi chim công nếu không đã có thái tử rồi. Bà bèn chia cho Trinh Minh hoàng hậu thân thiết với mình 1 con. Rồi bà nằm mơ thấy tiên đưa mình ra ao sen tắm cái bẻ 1 nhành hoa sen đưa cho mình. Sau này Trinh Minh hoàng hậu sinh ra công chúa phù dung. Còn bà sinh ra công chúa Liên Hoa. Nghe nói công chúa đều được thần tiên phù hộ. Như công chúa Liên Hoa, giúp Đinh đế thoát khỏi vòng vây của sứ quân, còn làm nên công to, được trấn thủ 1 vùng, đâu thua gì tướng quân. Công chúa Phù Dung không chừng cũng thế.”- Uông ca nói.

Sư tỷ chống nạnh tức khí nói: “Đều là mấy cái thêu dệt thêm. Công chúa Liên Hoa là công chúa Liên Hoa. CÔng chúa Phù Dung nếu đã có tài hay được tiên giúp gì đó thì đã lập công rồi. Cô ta cũng đi đanh giặt mà, sao không nghe nói làm được công trạng gì đi. Nghe nói còn đau ốm trên đường đi.”

Cả 2 vị sư huyng nhìn nhau rồi cùng nói:

“Chà.. công chúa Phù Dung thiệt là mẫu mực đó ha. Nghe nói được chân truyền của Tứ phi hoàng hậu tay nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải còn có tay nghề may. Tứ phi hoàng hậu là tiên nữ trên trời, xuống trần chỉ dạy thì coi như là tiên thuật rồi. Nghe nói cung nữ hay các công chúa đều được bà chỉ dạy. Phụ nữ mà may vá với biết dệt vải là nhất rồi. Nam tử giờ không phải đều ao ước lấy được các cô nương giỏi nghề dệt may sao. Giờ cả con nít hát đồng dao cũng hát là ‘chồng cày cáy, vợ dệt lụa’. Đám nam tử trong châu phủ chúng ta đêm ngày túc trực để đi đưa đón các cô nương đi hái lá dâu hay đi dòm các cô nương giặt lụa cho thõa lòng mong nhớ ấy. Nhìn họ thiệt xinh đẹp thanh lệ.”- Uông ca nói.

Tĩnh ca gật lấy gật để nói: “Phải rồi đó. Giờ khắp nơi phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm cho nữ lưu. Ba cái cuộc thi trong hội làng thi mỹ nhân cũng phải thi dệt lụa đó mà. Hay nói cứ dệt lụa giỏi là được phong tặng mỹ nhân. Công chúa Phù Dung có tiên thuật khiến ruộng dâu tươi tốt, tằm nhả tơ tạo kén liên tục, vải được ra thiệt là tuyệt phẩm không đâu so bì được. Cái áo tỷ mặc hay vải vóc thượng đẳng đều từ công lao của công chúa mà ra. Cái này còn hơn ra trận. Sư tỷ có tài cung kiếm chứ cũng bình thường thôi. Còn nhan sắc thì cũng độ tầm ưa nhìn. Nhưng mà so ra thì đâu có gì đặc biệt. Tỷ đâu có biết nuôi tằm dệt vải gì. Thiếu hẳn cái tài quan trọng nhất của nữ lưu. Công chúa Phù Dung hơn xa tỷ. Người ta có tài hơn người, đâu ai sánh kịp. Vậy là nhất rồi.”- Tích ca nói.

Sư tỷ hết nói được gì còn mín môi tức giận lắm. Sư tỷ mau chịu buông bỏ đi là tốt. Sư tỷ khoát tay nói: “Chỉ ba cái trồng dâu nuôi tằm dệt vải chứ gì. Dễ ẹc đó mà. Đám thôn nữ còn làm được huống gì là kỳ nữ như ta. Hứ, ba cái con tằm thì để lá dâu nó tự ăn thôi, rồi tạo kén xong lấy kén của nó. Có quái gì mà tài với nghệ. ‘Tiên thuật’ gì chứ. Ba cái tầm thường chẳng đáng kể. Ta khinh.”

“Vậy thì tỷ thử làm đi. Dù sao cũng có lệnh là chúng ta giúp dân chúng rèn sắt, xây thành dắp lũy, cày cáy dệt vải để tích trữ.”- Uông ca nói.

“Ha. Làm thì làm. Còn không sợ hơn công chúa đó sao? Ta nghe nói cô ta sắp thị sát việc nuôi tằm dệt vải, rồi sắp có hội. Cũng có thi thố tài nghệ. Đến lúc đó. Ta làm ra được loại tơ thượng hạng hơn xa bên công chúa mang ra để coi các người với hương thân phụ lão còn không phục. Để coi cô ta mất mặt ra sao?”- Sư tỷ khoanh tay cười nói.

Sư tỷ đi rồi còn cao hứng lắm. A… xem ra yên ổn được 1 thời gian rồi. Thiệt cám ơn 2 vị sư huynh… Hay là 2 vị sư huynh… Cả 2 la á kìa.

“Thôi dẹp đi. Kêu chúng ta lấy sư tỷ đó hả? Còn lâu.”- Uông ca cảm thán.

“Phải đó. Sư tỷ tuy có nhan sắc, cá tính mạnh mẽ. Chứ kiêu ngạo quá. Mà không chỉ có kiêu ngạo thôi. Lúc trước ta còn tưởng sư tỷ Khả Linh này si tình với có phần ngạo khí. Chứ xem ra cô nương ta còn có tham vọng với tính toán nữa. Còn muốn vào triều kìa. Quán Sơn sư huynh lấy cô nương ta mới là hỏng. Cô ta vừa dữ vừa đanh đá lại tham vọng. Sợ suốt ngày nói này nói kia không dèm pha cũng ỉ ôi. Kêu nam nhân đi tranh quyền đoạt lợi hay đi khi dễ các cô nương khác, còn chẳng coi vua chúa ra gì. Thiệt quá lắm rồi.”- Tích ca nói.

“Nhưng mà sư tỷ…”

“Lo làm gì. Sư tỷ làm sao nuôi nổi tằm lấy tơ gì được. Sư tỷ sớm muộn cũng gây họa.”

Thì là do lo sư tỷ gây họa tự hại bản thân đó. Nhưng chắc là không sao. Ba cái việc nuôi tằm dệt lụa thôi, đâu có thể gây họa gì lớn được.

—-

Sư tỷ mắng cả bọn hết. Hả? Sao vậy chứ? Khó lắm mới có mẻ tằm nuôi không bị chết đó. Sư tỷ không biết nuôi tằm, còn…

“Sư tỷ. Bọn muội ngày đêm trong coi tằm. Lần này chúng đều khỏe mạnh lắm đó. Coi nè…” – Thanh Ngọc mở cho sư tỷ coi.

“Á… sâu. Ngươi đừng dí sát mặt ta vậy. Không được… Vừa nhỏ vừa ốm. Cũng ra mấy cái loại tơ bình thường. Ta cần tơ thượng đẳng. Tuyệt phẩm. Mau đổ hết chúng đi cho ta.”- SƯ tỷ quát.

Hả? Trời.. công lao của cả bọn. Đúng là nuôi tằm vất vả thiệt. Sư tỷ còn tính quăng.

“Cấm tỷ động tới. Không cho.. Tránh ra. Số tằm này bọn em nuôi. Tỷ không biết gì thì thôi đi. Nuôi tằm đâu dễ đâu. Bọn em còn phải ra vườn dâu hái lá dâu. Sư tỷ thật quá đáng, cứ khoe khoang còn đi nói khắp phủ là sắp thắng công chúa. Rồi tằm thì bắt bọn em nuôi. Chắccũng bọn em kéo tơ với dệt với nhuộm luôn chứ gì.”- Kim Thoa tức giận nói.

Cả đám quyết bảo vệ số tằm. Tiểu sư muội nhỏ nhất vừa khóc vừa đem tằm dấu. Lần trước sư tỷ đi thị sát còn lấy nhiều kén tơ của người ta đem về để rửa mặt với dùng làm bông đánh phấn.

“Ngươi.. các ngươi.. Vì số tằm này mà dám chống lại ta. Gì chứ… Ta chỉ cần loại tằm to tạo ra kén tơ to lại chắc thôi. Tự ta đi tìm. Không phải nhiều phường dệt cũng đi tìm mua kén tơ đó sao? Còn từ khắp nơi chở tới. Không tin không thắng được công chúa.”

“Tỷ nằm mơ đi. Công chúa có tiên thuật. Nghe nói khiến vườn dâu lá dâu xanh tươi. Tằm ăn khỏe, tằm nào cũng to lớn lạ thường. Tơ vừa mịn vừa chắc. Nghe nói dệt ra lụa còn linh động như có sức sống.”- Thanh Ngọc nói.

Sư tỷ lôi tôi đi còn tức giận nói cả đám chờ đó. Sao lại là tôi chứ? Thôi kệ. Dẫn tỷ đi 1 vòng để chị ấy bỏ ý định đi vời lại hiểu ra công việc nuôi tằm dệt lụa vất vả thế nào, khuyên chị ta đừng ác nghiệt với nhộng tằm, kén tằm như thế.

—-

Cả mấy người thương buôn còn lắc đầu với sư tỷ luôn. Sư tỷ còn phá hàng của người ta. Khi thì bóp nát luôn kén tơ khi thì đòi lấy đi làm bông rửa mặt. Còn chê lên chê xuống.

“Nè.. sư tỷ kia. Tôi không nể tỷ đâu. Cha tỷ tuy có công trạng rồi qua đời chứ tỷ đừng cậy thế đó. Dân chúng với sư môn chẳng qua nghĩ công lao của cha chị thôi. Giờ tỷ ở đây ỷ thế như vậy ai mà chịu nổi. Phò mã còn lâu mới thèm tỷ.”- Dương ca đi vào bụi bặm còn mắng sư tỷ.

A… Dương ca bôn ba vất vả lắm. Được đi theo môn chủ với Quán Sơn sư huyng nữa. Tôi vội rót nước cho sư huynh.

“Cả ngươi nữa. Đừng có ai có công lớn hay cha mẹ người ta có công mà theo hầu như thế. Sư tỷ quá quắt thì phải nói.”- Dương ca la luôn tôi.

Nhưng mà cha của sư tỷ thiệt cứu tôi mà. Sư tỷ như vồ lấy túi của Dương ca đó.

“A.. ngươi có kén tằm. Sao không nói sớm. Tránh ra. Sao số kén này chưa từng thấy.”- Sư tỷ vồ lấy túi với xe ngựa bên ngoài.”

“Ta theo lệnh đi giám sát xây dựng Đền Chùa động Am Tiên với dựng bia đá ở trên núi. Có 1 số dân núi ở trên đó. Theo lệnh phát triển nghề trồng dâu. Họ có nuôi tằm. Không ngờ lá dâu xanh tươi, tằm con nào cũng khỏe. Ta mới mang về đây tính dâng lên để cho phò mã với công chúa coi. Trên đó thổ nhưỡng…”- Dương ca nói.

Sư tỷ chẳng thèm nghe còn hô hoán đòi hết số kén tằm đó chứ chẳng để cho công chúa. Dương ca ất tay nói: “Bây đâu. Có dân nữ điêu ngoa, đòi lấy cống phẩm kìa. Mở miệng là đắc tội triều đình vậy. Có nên tát vài bạt tai cho ả không?”

A… mấy người lính thiệt ra chờ tát. Tôi vội bảo vệ sư tỷ xin Dương sư huynh đừng làm thế. Tôi bị sư tỷ lôi đi.

“Các ngươi chờ đó. Ta nhất định sẽ thắng công chúa Phù Dung. Bộ ta không biết tự đi lên động Am Tiên sao.”- Sư tỷ nói

“Á… động Am Tiên… Không đi đâu.”- Tôi la hét sợ hãi.

Chỗ đó là pháp trường đó mà. Còn là pháp trường rất khủng khiếp. Thời trước loạn lạc, 12 sứ quân rồi chiến tranh liên mien. Khắp nơi giặt cỏ, cướp bóc nổi lên. Lại lắm kẻ dù đã có vua lên trị chứ chúng vẫn quen thói càng quấy làm loạn không theo luật pháp mới. Nên vua Đinh đề ra nhiều hình phạt khủng khiếp để dân chúng sợ mà nghe theo làm theo luật định. Động đó ở trên núi gần đây thôi. Sơn cốc động Am Tiên quanh co, vừa có hồ vừa có thạch động. Là pháp trường mà môn chủ với phò mã cai quản để giúp vua trị nước. Pháp trường trảm thủ loạn thần tặc tử, còn hồ thì thả cá sấu nuôi với có chuồng nuôi hổ báo. Kẻ nào phạm tội bị mang tới đó thả xuống hồ hay để cọp beo xé xác. Dân thường ai mà dám lên đó.

“Ngươi sợ gì chứ. Hồi trước ta còn nhỏ hay chạy lên đó chơi. Trên đó có lắm huynh đệ trong môn phái. Dân thường cũng lên đó hái thuốc hay đốn củi đó thôi. Trên đó mấy năm nay xây dựng thiệt lớn. Nghe nói còn có bảo khố. Vua lệnh cho đem nhiều của cải sản vật tới đó tích trữ. Xây điện với chùa. Nghe là biết hoa lệ rồi. Lâu rồi không lên đó. Chưa xong nhưng chắc cũng ở được. Dương hoàng hậu chẳng phải từng tới sao còn khen dữ lắm kêu xây dựng thêm. Chắc là giờ ở trên nguy nga lắm. Sẵn lên chơi 1 chuyến rồi kiếm kén tằm, coi qua hết cống phẩm.”- Sư tỷ nói.

Dương ca mặt đen kịch kìa. Không dám lên đó đâu. Nghe nói vẫn còn xử bọn giặt cỏ trên đó mà. Thấy bọn họ bị áp tải qua đây. Trông dễ sợ lắm. Mấy sư huynh đệ đi trên đó về đều kể nhiều chuyện khủng khiếp lắm. Hồ ở đó có cá sấu mà… thi thể còn nổi lềnh bềnh… Thi thoảng có khúc xương hay cái đầu người nổi lên. Sư tỷ nắm tôi đi… A… đừng mà…

—-

Thì ra họ chỉ là mấy hộ thôn dân của tiều phu hay mấy người thu nhặt dược liệu thôi. Có 1 bà hiền hậu ra mời chè chúng tôi bảo:

“Già rồi, còn ở nhà trông cháu. Cũng may nhờ ơn đức của công chúa. Già ở nhà cùng con dâu với các cháu trồng dâu nuôi tằm. May phò mã lấy được công chúa. Vùng này mới có phúc vậy.”

Nghe vậy là sư tỷ nổi trận lôi đình. Thấy mớ tằm của họ thì sư tỷ hét lên. Rồi đòi lên núi.

“Dạ phải. Bọn tôi cũng là thu nhặt tằm với lá dâu trên núi. Sau rồi có mấy người bảo có thể trồng. Bèn trồng ở nhà.”- Vị phu nhân đó đang cho con bú cười nói.

“Mẹ… mạ.. con thấy ở trong động có quá chừng con tằm. To bằng cổ tay luôn. To lắm…”- Chú bé nhỏ tuổi đang bám chân mẹ nói.

“Hả.. to thế sao?”- Sư tỷ nói.

“Chắc cháu nó nói quá. Chồng tôi thi thoảng dẫn tụi nhỏ đi cùng lên núi để chỉ cho tụi nó dược thảo. Khu vực trước động với cả sơn cốc nhiều dược thảo lắm. Cháu nó ít tuổi nên ít chữ. Nhưng đúng là tằm trong tự nhiên to lắm. Tôi từng thấy con ngài rất to.”

Đứa bé xòe 2 bàn tay ra nói: “Con thấy kén tằm to bằng quả trứng ngỗng luôn đó mạ ơi. Trong hang sâu đó… Hôm nọ đang đi cái có mưa… Cái bố dẫn tụi con vô động trú… Cái hang sâu còn có bậc thang. Chú Sào đi bị té ngã, anh Thường đi gọi tới giúp, cái bố đi giúp kêu con trông thằng Tí trông động. Nó chạy xuống bậc thang, con chạy theo. Cái con thấy quá chừng tằm luôn, trắng bốc như tằm của mạ. Con tằm to ăn con tằm nhỏ. Có người ngồi trông tằm rồi họ ngồi với nữa mặt mày dữ lắm. Con sợ kêu thằng Tí đi. Cái bố với anh Thường vác bác Sào về động kêu tụi con ngồi yên đó. Xong mưa tạnh kêu tụi con về cùng. Con quên mấy con tằm.”

Dễ thương ghê. Tôi bế nó. Sư tỷ tới nói: “Hang nào…”

Mẹ nó sợ sư tỷ quá chỉ tay nói: “Chắc là cái hang mà mấy người họ trú mưa. Cũng trên động. Gần hồ nước. Chỗ sau núi nơi họ xây Chùa ạ.”

Sư tỷ mừng rỡ đòi lên ngay kìa. Tôi thì hãi lắm. Toàn gần mấy nơi tử hình hành hình không mà. Mà tằm sao ăn tằm chứ. Còn có người canh giữ.

“Có lẽ thằng bé nói bừa… À, hay là mấy người cũng lên rừng hái lá dâu rồi bắt tằm về cũng ngồi trú mưa không. Nghe nói hang động thông với nhau. Hang này hang kia. Tụi con sâu này vô hàng đừng đi lung tung coi chừng đi lạc đó.” – Bà bác nói.

Sư tỷ đòi lên hẳn động. Tôi nhất định không đi. Cũng may sư tỷ thấy tôi nhát gan chẳng được tích sự gì nên bỏ qua nói lên đó sai sử các sư huynh đệ khác. Tôi thì chắc ở đây đợi tỷ ấy quá. Mà tằm của người ta.

“Ha… ta biết rồi. Là khu hang động dùng để làm kho giữ cống phẩm đó thôi. Ta vâng lệnh triều đình đi thu thập kén tằm không được sao? Tìm được mấy người dân đó rồi ta lấy kén của họ. Khùng lắm thì sai họ tìm thêm con tằm dâu tằm cho các người. Không chừng là mấy người dân tộc sống trên núi. Vậy thì càngtốt. Kỹ thuật dệt vải nhuộm vải của họ là số 1. Nhờ họ giúp sức. Triều đình bao năm muốn chiêu hàng họ mà họ đâu có chịu. Công chúa kia khùng lắm chỉ có sợ tơ với lụa thôi. Chứ làm sao có mấy loại màu sắc sặc sỡ với hoa văn đẹp như của mấy người dân tộc kia.”- Sư tỷ hí hửng nói.

Sư tỷ quả quyết rồi thì chẳng ai nói được gì đâu. Tôi chờ ở đây vậy. Dù sao ở đây chơi cùng mấy đứa nhỏ rồi giúp mấy hộ này làm việc. Họ bảo nam giới đi lên rừng cả rồi. Một lần đi vậy đi hết mấy ngày. Tôi ở đây cũng tiện. Với lại ở đây rất đông đúc. Đường núi giờ đâu như hồi trước, nào nhân công nào các đoàn xe ngựa chở hàng hóa chuyển tới kho tấp nập. Bà cụ ở đây mở hàng nước chè 1 ngày bao người ghé uống như bọn tôi ấy.

—-

Thế mà chờ mấy ngày rồi chưa thấy sư tỷ trở lại. Cả mấy người nam nhân đi lên núi trở về cũng bảo chẳng thấy. Quái lạ không. Nhưng có 1 đoàn mấy người từ triều đình vận chuyển đồ tới kho bảo có thấy sư tỷ. Còn bảo nữ nhân đó đanh đá đòi coi cống phẩm. Nghe bảo có 2 người đi theo sư tỷ nên tôi yên tâm. Nghĩ chắc sư tỷ ham chơi lên đó rồi ở trong mấy cái chùa đang xây. Nghe nói phòng ốc ở đó rất đẹp. Sau có 1 sư huynh đi xuống núi tôi bèn hỏi tin sư tỷ.

“Ta có thấy nàng ta. Nhưng toàn gây sự. Nên ta đuổi đi. Nàng ta khoe tìm được con tằm gì rất to, chờ nó nhả tơ tạo kén rồi sẽ về. Ta bận việc nên không để ý. Thì chắc là đợi mấy ngày nữa cho tằm nhả tơ thành kén rồi cô ta lấy kén về thôi chứ gì.”- Sư huynh Thừa nói.

Ờ… Cũng phải. Nhưng mà tôi thấy lo lắng sao sao đó nên nhờ người lên tìm giúp sư tỷ. Có điều toàn là gặp phải nhóm sư huynh không ưa tỷ muội bọn tôi. Với lại họ đều có công vụ đâu thể lơ là. Nên tôi đánh liều xin đi cùng đi lên đó. Nghĩ bụng thấy sư tỷ để yên tâm rồi mới về. Mấy phụ nữ này bảo trên đó có mấy nơi tuyệt đối không thể tới. Cái này tôi biết mà. Tôi tuyệt đối không tới mấy nơi họ chôn xác hay pháp trường gì đâu. Có đi qua hồ cũng phải mang theo mấy cây nhang rồi nhắm mắt. Có nghe ai gọi cũng tuyệt đối không quay đầu lại. Hu hu… chưa gì mà sợ khiếp vía rồi. Sư huynh Thừa còn bảo có cần gọi Tích ca giúp tôi đi không. A… không… Mất mặt lắm. Đâu thể làm phiền sư huynh khác vậy chứ.

—-

Sư tỷ thật ra đang ở đâu chứ? Có 2 cụ ông cụ bà chuyên lo cơm nước cho nhân công ở đây bảo là sư tỷ mấy hôm rồi không thấy đâu, bình thường sư tỷ đi chơi về cũng ăn cơm 3 bữa ở chỗ họ còn đòi ăn trước nhân công để ăn đồ ngon mà dạo này không thấy, nên tưởng sư tỷ về rồi. Đâu có đâu. Tôi ở dưới chân núi mà… Sư tỷ về sao không ghé qua gọi tôi chứ. Tôi có tìm 2 vị sư huynh đi cùng tỷ ấy. Cả 2 còn đang bị phạt vì tội trễ nãi với dám để tỷ ấy vô phòng cống phẩm. Tôi nhờ bà cụ với mấy nhân công dẫn đi coi hết mấy chỗ đang xây dựng rồi. Rồi hỏi hết nhân công coi có thấy sư tỷ không. Họ chỉ qua chỉ lại còn chỉ sau núi. Thấy con đường lên núi đó cũng gần đây thôi. Họ bảo mấy người hái cây thuốc hya đi lên đường đó lắm, cũng có nơi có lá dâu dại. Tôi có hỏi qua nhiều người họ bảo trên đó có nhiều thạch động, cũng tính là để làm kho, còn có tin đồn đã xây dựng mật thất để giữ cống phẩm chi bảo. Thế là tôi quả quyết sư tỷ tò mò vậy cũng tìm lên đó để coi rồi. Nghe thì cũng phu hợp với lời của cậu bé kia. Thế là tôi cầm đèn lồng đi lên đó coi. Trời mới chiều còn sáng chứ trong động thì tối lắm. Nhưng thấy có nhiều người qua lại nên tôi yên tâm đi lên đó.

—-

Trước cửa động còn có rất nhiều nhân công đang cưa đốn cây gỗ tôi có hỏi qua họ. Họ bảo chẳng biết do mới tới đốn cây hôm nay thôi.

“Cô nương cẩn thận đi. Dạo này có 1 số nhân công bị mất tích. Người ta bảo là nhân công thấy việc khó nhọc nên bỏ đi, chứ có 1 người tôi quen tự dưng biến mất. Anh ta không phải loại người ngại khó nhọc.”- Một người đốn cây nói với tôi.

Tôi chỉ ừ ừ thôi. Nam nhân mà.. trên này không lẽ có vong tà như mấy sư huynh bảo. Tôi hỏi họ có thấy ma gì không.

“Hừm.. mấy kẻ bị xử tử hình là đáng tội. Ở đây toàn là mấy kẻ phản tặc hay đồng đảng của phản tặc. Theo các sư bảo thì chúng chết rồi âm hồn bị quỷ sai kéo xuống âm tàu địa phủ trừng phạt. Không cho chúng nhiễu loạn nhân gian. Nhưng lắm kẻ trước khi chết còn nguyền rủa triều đình với đại vương. Còn bảo chúng mà có cơ hội sẽ xưng vương. Thiệt đúng là phản nghịch lắm. Khiến Định Quốc Công Nguyễn Bặc nổi giận bảo chém đầu chúng còn quá nhẹ, ông ấy còn đề ra hình phạt bắt phanh thây bọn miệt thị triều đình rồi cho dân ăn. Mà Trương đại nhân Trương Ma Ni thấy tàn ác quá nên chỉ phanh thây rồi quăng xác chúng xuống hồ cho cá sấu ăn thôi.”

U hu… Nghe cũng ghê rồi. Cũng may là lên núi chứ không tới gần hồ đó. Thấy đường tiếp theo chỉ là đường núi hình như rất ít người đi, cây cối mọc um tùm, chắc sư tỷ cũng không đi tiếp đâu. Vậy chỉ có khu hang động này. Cửa hang nhỏ hơn tôi nghĩ, còn rất hẹp nữa. Nhưng chắc là cái hang này thôi vì tôi thấy có dấu củi lửa. Có nghe qua 2 sư huynh bảo có dắt sư tỷ lên hang này xem qua mà họ ngại cô nam quả nữ ở 1 mình, sư tỷ còn bắt họ chờ ngoài kia rồi 1 mình đi vô xong đi ra sư tỷ còn hý hửng lắm. Bộ tằm ở đây thiệt sao? Tôi không rành cho lắm. Có nghe chúng làm tổ tạo kén hay tìm những nơi tối.

Á… á.. Một đống đen kịch ào vào người tôi. Ui.. cha.. Dơi à? A… Tôi chạy ra lại. Trời ơi.. có dơi. Có 1 nhân công có lồng tốt đối hẳn cây đuốc cho tôi. Ờ.. giờ hiểu sao mà họ vô hang phải cầm đuốc. Tôi quăng nhiều hòn đá trước vô hang rồi mới dám vô. Có dơi… nó còn bay ra. Thiệt xin lỗi quá…

Rạo.. rạo..

Bên trong hang chắc còn dơi. Lối vào chật chứ đi 1 lúc thì hang khá rộng. Có lẽ là thông đến hang khác thiệt. Ui.. Trong sơn động này có mùi trứng thối. Còn có khói nữa. Tôi từng vào trong 1 số động rồi… Cái này sợ bắt lửa đó. Nên tôi để dựng đuốc ở cửa động đốt hẳn ở chỗ củi lửa lửa cho sáng rồi cầm lồng đèn đi vào. Thấy có gió hướng ngược lại. Tức là ở lối đó có đường thông thiệt. Tôi soi đèn thấy lối hang động lại hẹp lại rồi. Chắc không nên đi tiếp. Lúc quay trở ra thì tôi đạp trúng khuyên tai của sư tỷ. Nó óng ánh nên thấy ngay. À… là khuyên tai mã não của sư tỷ. Còn có.. Một xác con gì như con tằm bị đạp chết khô dưới đất. Thế là.. sư tỷ ở đây nuôi tằm thiệt à? Hay bên kia thông qua bên kia núi chăng? Ở bên kia có làng của người dân tộc miền núi? Nhiều dân tộc chưa quy phục triều đình chứ họ thích giao thương với người Kinh. Hay tỷ ấy đi học nghệ ở làng trong núi rồi? Tôi là cô nhi được đưa tới đây sinh sống chứ sư tỷ ở đây từ nhỏ tới lớn, có bảo hay tới núi chơi. Hẳn là sư tỷ thông thuộc trong vùng này rồi.

“Ưm… ai vậy? Tới đây đi… Hi hi.. mau tới đây.”

Một tiếng lảnh lót vang ra từ bên trong hang. Làm tốt dựng tóc gáy. Phù… Giọng của sư tỷ thôi mà. Có điều vọng từ trong hang sâu ra nghe âm vang rền rền sao sao đó thôi. Phù… phù… sư tỷ ở bên kia hang à? Sao giọng nghe có vẻ… ừ… dung tục quá vậy… Như lả lướt mời mọc đó.

“Mau tới đây.. giúp ta.”

“Là em đây… Sư tỷ ở trong đó sao?”

“Là.. là ngươi à… Cũng được. Mau vô đây giúp ta.”

Giọng giờ đổi khác rồi nhưng sao nghe đứt quãng như nói lấp với như trũng xuống.. Tôi bước vô vài bước ngửi mùi trứng thối nồng nặc. Còn có khói… Khụ khụ…

“Sư tỷ… mùi khói hôi quá… Sư tỷ có việc gì không?”

“Ma… mau vào ngay giúp ta… Giúp ta.. nuôi tằm… tằm… tằm to lắm.. to bằng bàn chân của ta.. bằng bàn tay.. bằng đùi.. bằng bắp tay… Kén tằm.. ra sợi rồi… nhiều lắm… cứ càng kéo càng ra nhiều sợi… đẹp quá chừng…”

Hử? Sư tỷ nói gì lộn xộn thế? Thì ra là giúp tỷ thôi. Mà trong đó tối om…

‘Ngọ nguậy… Ngọ Nguậy..’

Hình như tôi nghe tiếng như tiếng hát…

“Chúng đang ngọ nguậy.. tằm đang ngọ nguậy..”

Ờ.. ra là sư tỷ hát… Tôi đành lấy khăn tay bịt miệng lại che mũi để vô chứ sao. Khe hẹp quá… Hèn chi mà chỉ có mấy đứa con nít vô được chứ mấy người đàn ông đi lấy thảo dược bảo họ còn không để ý có cửa hang nào trong hang này không nữa. Nữ nhân như tôi với sư tỷ thì thân hình nhỏ mới đi vô được. A… chắc thôi quá… Đã khó len vào rồi còn thấy ngạt thở. Kiểu này khó ra lắm đây. Với lại..

Lục rục… lục rục..

Tôi nghe tiếng gì ở đó nữa… Tiếng gì như nhiều con sâu… À, chắc tiếng tụi tằm chui rút ăn lá. Nhưng tiếng này nghe rõ quá…

“Sư tỷ à… Em không vô lọt… Hay tỷ ra đây đi có gì nói chuyện. Em chỉ ghé qua coi tỷ có ổn không thôi.”

“Ngươi.. mau vô đây cho ta. Vô đây ngay. Cần thêm người giúp ta.”

Giọng sư tỷ càng lúc càng lạ. Nghe như bị nghẹt mũi đó. Ở đây ẩm thấp với toàn khí lưu huỳnh vậy không nghẹt mũi mới lạ. Hèn gì tỷ ấy chịu nổi. Mà tôi nghe có tiếng gì như tiếng nước rồi có vẻ lạnh lạnh. Mấy bờ đá này rong rêu đầy. Động thạch nhũ đâu có vậy? Như trong đó có nguồn nước thì phải. Mũi tôi còn ngửi thấy mùi tanh mùi thối. Tôi ráng men vô. Nghe tiếng lục rục ngọ nguậy ngày càng rõ đó ha. Nghe tiếng sư tỷ đang cười rõ ràng.

“Công chúa Phù Dung… phen này nghe thua cho ta… Ta mới là phượng hoàng… ta sẽ như tằm phá kén thành phượng hoàng.”

Chà… sư tỷ thiệt còn có hão vọng. Cũng nên lựa lời khuyên giải sư tỷ. Sư tỷ không biết chứ tằm hóa nhộn rồi thành con ngài, hình thù đáng sợ lại là loài vật gây hại. Thà hóa kiếp cho chúng thành tơ tằm, tạo ra lụa đẹp giúp người vậy mới là tốt chứ. Ui.. Đúng là có bậc thang. Tôi xém trượt chân té. Thấp đạp lên rất nhiều bậc đá. Soi đèn thì thấy chỉ là mấy bậc đa tự nhiên. Không lẽ chỗ này từng là hồ ngầm trong hang sao trời? Nghe bảo trước khi xây dựng động Am Tiên này họ có khởi tạo lại vùng hồ đào cho n1o rộng ra… rồi chắc là nước từ hồ ngầm này rút sang bên ngoài à? A… đừng nói chỗ này cũng thuộc 1 phần nước đó. Á… Bình tĩnh… chắc.. chắc cũng trước vụ xây dựng pháp trường. Nên.. chắc cũng không sao đâu.

“Sư tỷ… muội không dám đi vô đâu. Muội sợ ma lắm. Ở đây là 1 phần của hồ đó.”

“Vào ngya.”

A.. tiếng sư tỷ loạn xạ như gào lên. Hết cả hồn. Đi xuống dưới… Tôi thấy chỗ trũng chỗ gập gềnh nè. Như miệng giếng thì đúng hơn. Trèo thì xuống được chứ… lên thì lỡ bám không chắc trượt tay đó. Tụi con nít vùng núi quen leo trèo nên chắc lên xuống dễ chứ tôi vụng về lắm. Sao giờ? Thôi đành..

“Sư tỷ.. muội tới rồi đó.. Muội xuống đây. Tỷ đỡ muội được không?”

Tôi ráng tới bờ mép dòm xuống rồi thả cái đèn xuống trước. À.. cũng tầm nửa người thôi, không sâu lắm. Được rồi.. chờ sư tỷ tới đỡ tôi thì tôi nhảy xuống. Để khởi động cái đã mắc công lúc đó trẹo chân. À quên… thả cái cái tai nãi hay mang theo bên mình xuống. Tôi thấy bóng sư tỷ tới qua ánh đèn rồi. Hay quá. Nhưng tôi vừa thả cái tai nãi xuống thì sư tỷ nhào tới kéo cái tai nãi đó.

Hả? Tôi thấy sư tỷ kỳ dị sư tỷ bò bằng bốn chân hay như lếch đi… Tay cào vào tai nãy xé rách. Khiến nó bị xé làm đôi rồi sư tỷ tiếp tục cào cắn vào đó. Tiếng của thứ gì như cả hang động đang bò lộn ngổn.
Á… Tôi hét lên.. Ngọn đèn bị cái thứ gì cuồn cuộn dâng lên rồi 1 màn đen bao phủ lấy. Rồi chúng bò lên… Sư tỷ cũng bò lên. Chúng như dâng lên ngập miệng hang. Tôi hét lớn cố bỏ chạy. May mà tôi không nhảy xuống đó.

“Ra mày ở đó…”

Ưm… Tôi nhào chạy… Chẳng thấy gì hết… Tôi quăng đại cái hòn đá cầm trên tay để quăng tụi dơi. A.. tiếng động ào vào hướng hòn đá. Tôi vừa chen vào khe hẹp trong hang vừa thầm kêu. Trên người có đồ vật gì tôi đều quăng hết về phía sau. Tôi nhào được ra hang chính. A… ưm.. Tôi thấy rõ trong khe hẹp đó là sư tỷ… Tỷ ấy bò theo. A.. ánh lửa từ củi lửa bên ngoài rọi vào. Khủng khiếp quá… Tỷ ấy người lở loét đầy dòi.. miệng tỷ có thứ như con rết bò ra. Rồi rết bò từ tai tỷ ấy ra… Người tỷ ấy đầy nhớp và mủ.

“Giúp ta… cho tằm của ta ăn.. Đẹp chưa… tơ của ta đẹp chưa… Đẹp quá rồi… Thế này ta như tranh tiên nữ hạ phàm.. khắp người đầy tơ lụa…”

A.. á.. tôi cuống cuồng chạy ra ngoài. A.. sư tỷ bò theo. Tôi vấp phải hòn đá. Không… Giờ nhìn rõ toàn thân sư tỷ toàn là rết với dòi nhun nhút. Chúng đang ăn sư tỷ… Á…

“Cứu tôi…”

Sư tỷ nhào tới rồi. Có số tiếng kêu hét bên ngoài rồi nhiều tiếng chân chạy vào. Sư huynh Thừa chém bay đầu sư tỷ. Á… Tôi ôm tai hét to… Thấy đầu sư tỷ văng hẳn vào trong hang. Khủng khiếp quá. Tích ca sư huynh khiếp đảm hơn ôm tôi nói: “Sư muội..”

Sư huynh… Hu hu.. sư tỷ… Thân sư tỷ còn co giật còn bò tới kìa. A.. rết rồi dòi từ  cái cổ trào ra… Á.. Ai cũng la hét.

“Đổ dầu… đốt hết hang.”- Thừa sư huynh hét.

Nhiều nhân công chạy tới quăng đuốc trước vào cái xác đó. Họ còn kéo tôi ra hẳn hang. Tôi thấy cái thân của sư tỷ giẫy dụa trong biển lửa. Một hồi sau khi ra khỏi hang tôi còn nghe tiếng sư tỷ hét rú lên “Tơ của ta.. kén của ta…”.

Rồi tiếng lúc nhúc của bọn rết hay dòi đó. May Tích ca ôm tôi trong lòng nếu không tôi chịu không nổi.

—-

Sau đó các sư ca thỉnh ý của môn chủ. Khắp vùng đồn có ma nữ rết thành tinh còn gây hại. Họ đốt cả hang rồi thiêu đến mấy ngày xong tẩy uế rồi đi vào. Tôi sợ quá kêu mấy sư ca đừng có vô. Họ vào rồi nói cả đám rết bị cháy hết rồi. Có hỏi qua tụi con nít chúng kể lúc chúng thấy chỉ có mấy con thôi. Do tối với chúng nhỏ quá chưa biết gì chúng tưởng là mấy con tằm như mẹ chúng nuôi. Còn mấy kẻ chúng thấy ngồi hay nằm là xác trong đó. Ở đó đúng là ao ngầm thông ra hồ Am Tiên đó. Xác tử tù bị quăng xuống hay tử tù bị xử quăng có cá sấu ăn mấy phần xác thừa trôi vào đó. Hang cũng có cá sấu luôn. Sau mà thành ổ của rết. Hay là do sư tỷ vô rồi khiến bản thân thành như vậy, như yêu quái tu luyện rồi thành cổ trùng gì đó mà môn chủ nói. Môn chủ kể khi xưa cũng có sứ quân mời mấy kẻ tà đạo giúp sức, chúng cũng bị mang tới đây xử trảm. Môn chủ còn hỏi tôi rõ ràng mọi việc sao sư tỷ lại thành ra như vậy. Tôi vừa khóc vừa kể hết. Môn chủ cho tập hợp các môn sinh trong môn để nói rõ luôn cho từ nay đừng sinh ra chuyện tương tự nữa.

“Ta thật ra muốn tu đạo. Nên việc có con cháu nối dõi không không quan trọng. Ta cũng muốn vứt bỏ hồng trần thị phi giao tranh. Nói luôn cho các con rõ ràng, đừng suốt ngày mong mỏi quyền thế gì. Nếu những đứa như vậy thì ra khỏi môn phái còn không ta cũng đuổi đi thôi để tránh chuyện tương tự xảy ra. Ta thật lòng cảm tạ bệ hạ đã ban hôn cho Quán Sơn. Bệ hạ anh minh chọn phò mã cho công chúa. Quán Sơn và các phò mã khác đều có công cao lại có tài có dung có mưu có nhiều người theo. Nam tử càng có nhiều thứ thì càng tham vọng. Ta là người tu đạo vốn rất lo cho Quán Sơn nó trẻ người non dạ có phần cao ngạo rồi sẽ ham muốn vinh hoa hay mơ tưởng ngai vàng. Cũng may bệ hạ gả công chúa Phù Dung cho nó. Vợ chồng bảo ban nhau rồi giúp thiên hạ thái bình, nam thì giữ nước chống giặt, nữ thì theo chồng còn chăm lo ươm tơ dệt lụa mới là phúc của thiên hạ. Trong triều rối loạn, phò mã như Ngô Nhật Khánh vừa là hậu duệ nhà Ngô vừa có tham vọng giờ gây loạn triều đình, chiêu binh mãi mã. Nghe nói hắn còn cấu kết với quân Chiêm Thành sợ nay mai tạo phản. Công chúa Phất Kim không thể khuyên được phò mã. Ta thấy tiếc, cũng thấy đó là 1 tấm gương.”

Ai cũng vâng dạ với môn chủ. Sau đó cũng không ai nói gì nữa. Tôi lo bái tế sư tỷ hy vọng sư tỷ xuống suối vàng bỏ hết tham sân si. Nghe nói có lẽ những xác chết loạn thần đó còn oán niệm. Khiến trùng ăn rồi thành tinh. Sư tỷ vào hang động rồi có quá nhiều tạp niệm nên bị chúng nhập vào thành vật chứa nuôi chúng. Còn hại 1 số nhân công mất tích. Có lẽ bị tỷ dụ vào cho rết ăn thịt. Ở vùng có 1 số con ngài trông như mặt người xuất hiện. Người dân đều đốt chúng. Mà không thì chúng cũng tự lao vô lửa thôi. Sau này thiệt sự chiến loạn rồi thay triều hoán vị nên không còn ai nhắc tới câu chuyện này nữa.

— Nguồn: Động Am Tiên wiki

 
 

The comment box
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Loading...