Tôi tên là Dung, năm nay 26 tuổi rồi. Tôi vốn là người gốc Nam Đinh, nơi có ngôi đền thờ nhà Trần nổi danh là linh thiêng nhất tại Việt Nam. Tuy tôi sinh ra là phận nữ nhi, thế nhưng mà người nhà hay như người trong vùng đếu nói tôi tính tình y như con trai vậy, không hề yểu điệu thục nữ một tẹo nào. Tôi còn nhớ bố mẹ tôi vẫn kể lại rằng, cái ngày mà tôi sinh ra thì trên nóc nhà có một ngôi sao sáng chiếu rọi suốt bẩy đêm liên tục. Chính vì cái ngôi sao sáng kì lạ đó mà cả gia đình tôi hay như người trong vùng đều quan niệm tôi được quý nhân phù trợ, và họ thường xuyên mang đồ tới tặng và phụ giúp bố mẹ tôi trong việc chăm nom tôi. Lúc đầu nghe mẹ kể lại như vậy thì tôi cũng thường mừng thầm trong lòng vì tôi nghĩ rằng mình là người đặc biệt lắm, nhưng lớn lên dần rồi thì tôi mới biết khắp vùng Nam Định này không chỉ có một mình tôi khi sinh ra có ngôi sao sáng soi rọi trên nóc nhà mà còn nhiều đứa trẻ khác cũng vậy. Theo như những gì tôi được nghe kể từ các cụ tại đây thì họ nói rằng thời Trần Hưng Đạo đã được thần tiên giúp đỡ, và mãi cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhà nào mà có con nhỏ mới chào đời mà có sao sáng soi rọi là quý nhân. Hay nói cách khác là người nhà giời đầu thai xuống để bảo vệ hay như phò tá Trần Hưng Đạo. Nhiêu khi tôi thiết nghĩ, Trần Hưng Đạo đã mất cách đây hơn nghìn năm rồi thì tại sao thần tiên còn đầu thai xuống bảo vệ ngài làm gì nữa? Nhưng dù cho có nói gì đi chăng nữa, thỉ bản thân tôi cũng phải tin rằng kiếp trước mình là thần tiên trên giời. Các bạn hỏi tôi tại sao ư? Việc phải kể từ hồi tôi còn học lớp một, nhớ hôm đó, lúc đang đợi ba mẹ tới đón ở trường thì tôi bị mấy anh trên tôi một lớp bắt nạt. Cậu nhóc đó có thể nói là to béo gấp đôi tôi. Cậu ta liên tục lấy tay giựt tóc tôi và trêu trọc. Không hiểu lấy sức mạnh từ đâu mà đột nhiên hai tay tôi nhanh thoăn thoắt, tay trái túm lấy bàn tay của cậu ta, tay phải ấn vào vai, đồng thời chân thì luồn ra sau chân cậu ta. Chỉ với một cú đẩy nhẹ mà cậu nhóc trên tôi một lớp đã ngã bổ kềnh ra đất gào khóc ầm ĩ. Cứ nghĩ rằng sau vụ đánh nhau với con trai đó thì tôi sẽ bị ba mẹ tôi đánh cho một trận, nào ngờ đâu ba mẹ tôi vừa mừng lại như vừa có gì đó lo lắng lắm.
Sau cái hôm vật ngã cậu nhóc to gấp đôi mình đó, cứ ngày nghỉ cuối tuần là bố mẹ tôi lại đưa tôi tới đền Trần. Tại đây tôi được các thầy và mấy người phụ giúp giảng dậy về kinh thư của Hưng Đạo Đại Vương. Hối đó nói là kinh thư thui chứ thực ra là sử sách và những chuyện sảy ra xung quanh cuộc đời ngài. Phải đến mãi sau này vào học cấp hai, các thầy mới bắt đầu dạy kinh thư nhà Trần thực thụ và đồng thời dậy bọn tôi ngồi thiền để tâm tĩnh lại. Nhưng có lẽ đó chưa phải là tất cả, ngoài việc học kinh thư và ngồi thiền chúng tôi còn phải tập thể lực và miệt mài tập võ. Khi hỏi các thầy thì các thầy nói rằng sau này lớn sẽ hiểu rõ hơn.
Cũng chính kể từ cái ngày vào đền Trần tu luyện mà tôi tin hơn nữa rằng mình là thần tiên trên trời hạ phàm, và tôi cũng hiểu tại sao ba mẹ tôi lại mừng rỡ như vậy. Cả cái đất Nam Định này không chỉ có riêng mình tôi vào đền Trần tu luyện mà còn có nhiều đứa trẻ khác, nếu tôi nhớ không nhầm thì phải đến gần năm mưới đứa đông vui lắm. Nhưng thời gian thấm thoát trôi qua, và rồi cái số lượng năm mươi đứa đó cuối cùng cũng chỉ còn lại có ba người, và cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra được cái nối lo lắng mà bố mẹ tôi luôn giấu tôi, tôi hiểu ra được rằng thế nào là số phận con người.
Lần đầu tiên mà tôi chứng kiến cái cảnh tượng đầy thương tâm đó là khi tôi chuẩn bị vào cấp hai. Đó là vào một buổi trưa hè nóng nực, nhóm tôi có mười đứa, tất cả đều là thần tiên giáng trần, tất cả đểu có ngôi sao sáng trên mái nhà khi được sinh ra. Cả nhóm đang tắm sông vui vẻ thì bất ngờ một đứa nhóc trong nhóm tự nhiên lẳng lặng bơi ra xa dần. Tôi cùng mấy đứa khác đang té nước gần bờ thì bị cái tiếng hét thất thanh của cậu nhóc đó làm cho giật thót tim. Bọn tôi cả lũ đều ngơ ngác đứng đó dương mắt ếch nhìn thằng nhóc đó vẫy vùng giữa sông. Có một hai đứa như phản xạ tự nhiên, chúng nó lao lên bờ chạy thoăn thoắt về lại khu có dân cư để la ó cứu người, một số đứa khác còn lại ở đó thì cắm đầu cắm cổ lao ra cứu đứa nhóc xấu số. Thế nhưng mà lạ thay, dù cho có đạp chân vung tay điên loạn đến mức nào thì dường như bọn chúng đều bơi tại chỗ vậy. Còn tôi thì sao? Tôi nhớ như in lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ, không cảm xúc, tôi lặng lẽ đứng đó nhìn một đứa trẻ khác sắp chết đuối, mà trong lòng tự hỏi không biết đứa nhóc đó có bị làm sao không?
Đứa trẻ đó cứ vẫy vùng giữa mặt sông tĩnh lặng, và rồi chìm dần, chìm dần cho đến khi không còn một tăm bóng nào nổi lên. Thằng nhóc đó vừa biến mất khỏi mặt hồ thì cũng là lúc mà người ta đổ sô ra đến bên bờ sông. Già đình của mấy đứa nhóc khác khi chạy ra thấy con mình còn sống thì họ ôm chặt lấy con mà mừng rơi nước mắt. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ tôi đã khóc, khóc hết nước mắt khi mà từ xa bà thấy tôi vẫn đang đứng đó vẻ mặt thất thần không hiểu chuyện gì xảy ra. cậu nhóc đó được vớt lên hai ngày sau đó, và sau khi hỏa thiêu thì tro của nó được để trên đền Trần. Tôi phải thú nhận rằng tôi lúc đó không nhớ chi tiết lắm về đám tang của thằng nhóc, mà tôi chỉ không quên được hình ảnh mẹ nó đứng bên bờ sông gào khóc hết nước mắt trên bờ. Đã mấy lần bà ta định lao xuống sông để cứu lấy đứa con mình đã nằm sâu dưới lòng sông, người trong vùng phải dùng hết sức mới ngăn được bà ta lại. Nghe đâu sau đám tang đứa nhóc, mẹ nó hàng đêm vẫn thường ra bờ sông đó mà khóc than cho con mình, oán khóc ông trời tại sao lại cướp đi đứa con của bà ta. Đã nhiều lần tôi tự hỏi lòng mình tại sao lại oán trách ông trời khi mà lỗi là do thằng bé đó tự bơi ra giữa sông rồi chết đuối cơ chứ? Nhưng có lẽ tôi đã phải thay đổi cái cách suy nghĩ khi mà tôi hiểu ra được đúng nghĩa bốn chữ “số phận an bài”.
Đối với tôi, thì cái chết của thằng nhóc tại bờ sông đó chính là sự khởi đầu cho một loạt tai nạn thương tâm khác đối với những đứa trẻ được coi là thần tiên giáng trần. Thời gian thấm thoát trôi qua, những đứa trẻ tới tu luyện ở đền trần cũng giảm dần, đứa thì bị tai nạn giao thông, đứa thì ôm đau không qua khỏi, và rồi cái bàn để tro của thần tiên bảo vệ đức thánh Trần cứ thế mà đầy dần những hũ tro mầu trắng có khắc rồng phượng, vậy sự thật ở đây là gì? Đã nhiều lần tôi gắng hỏi ba mẹ tôi, nhưng cả hai đều bảo rằng chưa đến lúc. Tôi nhớ đến cái lúc tôi vào cấp ba và chính thức luyện võ ở đền Trần thì cũng là cái ngày mà ba mẹ tôi cho tôi biết sự thật. Sau khi cơm nước xong xuôi, tôi đang ngồi gọt xoài cho ba má ăn thì mẹ tôi từ dưới bếp đi lên, bà nói:
– Con đưa mẹ gọt xoài cho.
Tôi nhìn mẹ tôi như không hiểu ý, thế rồi bà tiếp lời:
– Ba có chuyện muốn nói với con.
Ba tôi ngồi đó phê pha điếu thuốc thế rồi ông dập điếu, mẹ tôi thì giằng con dao và quả xoài khỏi tay tôi và bắt đầu gọt. Ba tôi nhìn tôi thở dài, ông nói:
– Bao lâu nay con vẫn thường hỏi ba mẹ, tại sao những đứa nhóc được coi là thần tiên giáng trần lại lần lượt ra đi đúng không nào? Có phải con muốn biết sự thật không?
Tôi thấy ba tôi cuối cùng cũng chịu giải đáp cho tôi cái giấu hỏi chấm lớn nhất trong đời cho tới giờ thì tôi vui lắm và nói:
– Vâng, ba nói cho con nghe đi.
Ba tôi thở hắt ra một hơi dài hơn nữa, ông nói:
– Bây giờ, đám thanh niên tu luyện ở đền Trần còn bao nhiêu người?
Tôi nghĩ một lúc rồi đáp:
– Chưa quá hai mươi đứa ba ạ.
Ba tôi lắc đầu nói:
– Nói rằng con và những đứa trẻ đó là thần tiên giáng trần để bảo vệ Đức Thánh Trần là không hề sai, nhưng cái gì cũng có cái giá của nó…
Tôi phải thú thực là lúc đầu biết ba tôi sẽ giải thích cho tôi, nhưng mà nghe đến đoạn “cái gì cũng có cái giá của nó” thì toàn thân tôi như nổi da gà, một luồng khí lạnh như chạy dọc sống lưng tôi.
Ba tôi kể rằng, khi Trần Hưng Đạo còn sống, ông là lưỡi gươm sáng được thần tiên phù hộ. Trong suốt cuộc đời của ông luôn có thần tiên hỗ trợ, ông một lòng một dạ giúp giữ yên bờ cõi của đất nước và chăm lo cho người dân, đẩy lui thế lực quỷ dữ quấy nhiễu nước Nam bấy lâu nay. Thế nhưng mà mọi thứ trên đời, dù cho có là nơi địa ngục tối tăm, trần thế hỗn loạn, hay như là tiên giới yên bình, tất cả đều phải tuân theo một quy luật, đó là sự cân bằng. Nước Nam ta từ ngày có Hưng Đạo Đại Vương cai quản bảo vệ, cái tà bị đẩy lui và cái thiên vươn lên, chính điều này đã làm mất đi cân bằng. Tuân theo quy luật của tự nhiên, Hưng Đạo Vương cũng là điểm ngắm của không ít thế lực tà đạo muốn tiêu diệt ngài. Chính vì thế mà Ngọc Hoàng Đại Đế đã tiếp sức cho Hưng Đạo Đại Vương bằng cách phái các thiên binh thiên tướng xuống trần thế đầu thai làm người để bảo vệ ngài. Lại một lần nữa, thuận theo quy luật cân bằng, không phải bất kì thiên binh thiên tướng nào xuống đầu thai cũng có thể mang hình hài của người trần mắt thịt mà bảo vệ ngài được, chỉ có những thiên binh thiên tướng thực sự tài giỏi mới có thể trụ lại được để mà mang hình hài con người bảo vệ Hưng Đạo Đại Vương mà thôi.
Nghe ba tôi kể đến đây, tôi buột miệng hỏi:
– Nhưng Trần Hưng Đạo đã mất lâu rồi, thì tại sao ngọc hoàng đại đế còn cử người xuống làm gì ạ?
Ba tôi mỉm cười, ông nói:
– Sau này con sẽ hiểu, trên đời này một khi đã có thần tiên, chắc chắn sẽ còn tồn tại quỷ dữ nữa con à…
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, thế rồi hỏi ba tôi:
– Nêu như những gì ba nói, thì liệu con có phải là một vị thiên binh thiên tướng thực sự tài giỏi hay không ạ?
Ba tôi thở hắt ra, thế rồi ông ôm tôi vào lòng và nói:
– Cho dù có ra sao đi chăng nữa, con giờ là con của ba má… và ba má sẽ bảo vệ con tới cùng…
Tôi nghĩ rằng có lẽ tại cái thời điềm lúc đó, tôi chưa thực sự hiểu hết những điều mà ba tôi nói, cho tới khi tận mắt tôi chứng kiến cảnh mối tình đầu của mình ra đi. Tôi và anh đều là những vị thiên binh thiên tướng đầu thai xuống làm người, cả hai đều tu luyện tại đền Trần. Tình cảm của chúng tôi này nở từ hồi học lớp mười một. Đến khi cả hai đứa cùng thi và được nhận vào trường đại học trên Hà Nội thì cả hai đều mừng rỡ lắm. Tôi nhớ như in, đêm đó anh đưa tôi đi ăn kem, anh lái chiếc dream phóng trên dường, còn tôi thì ngồi sau hai tay ôm chặt lấy anh, đầu tôi tựa vào lưng anh để cảm nhận hơi ấm từ người anh, trong đầu tôi là vô vàn những hình ảnh, kế hoạch cho tương lai khi mà cả hai đứa sẽ được ở bên nhau hàng ngày. Nhưng đời nào đâu biết được chứ ngỡ, chính cái đêm định mệnh đó đã không chỉ cướp đi cái mối tình đầu của tôi, mà nó đã mang đi một thiên binh thiến tướng bảo vệ Trần Hưng Đạo. Chúng tôi đi tới bùng binh, thì một chiếc xe máy khác lao thẳng về phía chúng tôi. Chỉ trong tích tắc, cả tôi và anh bị hất vung ra khỏi chiếc xe dream. Anh đập đầu vào thành bùng binh nằm im lìm, máu bắt đầu chảy ra. Tôi nắm đó cảm giác đau đớn ở phần đầu như làm cho mê muội đi. Trước mắt tôi là anh, nằm đó không động đậy, tôi run rẩy đưa cái cánh tay rát tê người ra hướng về phía anh nghẹn ngào gào thét mà không thành tiếng. Hai hàng nước mắt của tôi tứa ra, người dân bu lại ngày một đồng, trước khi bất tỉnh, tôi còn nhìn rõ một bóng người mặc áo đen bước từ phía gần anh đi xa dần… và cho đến giờ này, tôi vẫn thường tự hỏi lòng mình, cái người mặc bộ quần áo đen với mái tóc dài xõa ra đó là ai?
Mói tình đầu của tôi là vậy đó, tôi đã nuốt nước mắt vào trong một mình lên Hà Nội vào đại học, không còn có anh ở bên tôi nữa. Tại thời điểm tôi vô đại học, thì nhóm thiên binh thiến tướng đã chỉ còn lại không quá mười người. Thời gian đầu tôi nhớ anh lắm, tôi chỉ ước gì cả hai đứa không phải là do thiên binh thiến tướng đầu thai, chỉ muốn cả hai đứa làm người bình thường để được ở bên nhau mãi mãi. Nhưng có lẽ tôi cũng đã ngộ nhận khi nghĩ mình là thiên binh thiên tướng tài giỏi, vì sau khi lên được Hà Nội học hơn một tháng thì tôi không hiểu vì lí do gì mà bị nhiễm trùng máu giai đoạn cuối, gia đình cũng chỉ là trung lưu nên không có đủ tiền. Tôi nằm bệnh viện ngước mắt nhìn mẹ tôi cứ thế khóc nấc lên khi nghe bác sĩ nói rằng tôi không thể sống lâu được nữa, ba tôi đứng đó thì mặt ông như đanh lại, tôi biết là ông đang cố nuốt nước mắt vào trong khi mà toàn thân ông đang khẽ rung lên từng hồi. Tôi nhớ như in cái cảm giác lúc đó của mình, toàn thân ra rời, trên đầu là những cơn đau cứ lúc thì nổi lên nhưng có lúc lại lặng đi. Trong suốt thời gian nằm viên, tôi như người nửa tỉnh nửa mê, toàn thân nóng rực như muốn hóa thành tro bụi, toàn bộ sức lực như bị ai đó hút đi, người luôn trọng trạng thái kiệt sức. Tuy bệnh tật hành hạ cơ thể nhưu vậy, nhưng có lẽ tôi cảm thấy thanh thản là vì tôi sắp thoát khỏi cái căn bệnh, sắp bỏ lại sau lưng cái thể xác này, và hơn thế nữa, có lẽ là tôi sắp được gặp lại anh, ở bên kia của thế giới.
Đã không biết bao nhiêu đêm, trong khi mẹ tôi đang chìm vào giấc ngủ ngay bên cạnh tôi. Tôi vẫn thường lặng lẽ đưa đôi tay yếu đuối lên vuốt tọc mẹ, có lẽ ngay lúc này đây, đứng trước cái chết tôi lại thấy mình có tội, có tội vì là con một trong gia đình, không phụ giúp gì được cho ba mẹ mà đã bỏ đi, thử hỏi như vậy thì làm sao tôi cam lòng nhắm mắt xuôi tay được cơ chứ? Tôi biết mẹ tôi đau buồn lắm, thậm chí trong lúc ngủ bà vẫn còn thi thoảng nấc lên, hai hàng nước mắt cứ thế tuôn rơi, và nhiều khi bà còn khe khẽ gọi tên tôi trong giấc mơ, cái tiếng kêu ai oán của một người mẹ sắp mất đi đứa con gái duy nhất. Ba tôi thì suốt thời gian tôi nằm trong viện ông chỉ cố nuốt nước mắt vào trong, tôi nhớ như in đó là vào sáng thứ bẩy thì không thấy ba tôi ngồi ở cái ghế góc phòng nữa, khi hỏi mẹ tôi thì bà nói rằng ông đã bỏ về Nam Định. Tôi còn chưa hiểu lí do vì sao ông về Nam Định thì đến sáng hôm sau, tôi đã hoàn toàn bình phục. Các bác sĩ trong bệnh viện thì kinh hãi lắm vì họ không hiểu tại sao một người bị nhiễm trùng máu như tôi khi không lại hết bệnh. Mẹ tôi thì mừng rỡ ôm chầm lấy tôi, bà gọi điện cho khắp mọi người ở nhà ăn mừng, thể nhưng khi hỏi đến bố tôi thì không ai nói gì chỉ bảo là không biết ông đã đi đâu. Ngay sáng sớm hôm đó, sau khi đã làm xong thủ tục giấy tờ, tôi với mẹ cùng về quê một chuyến. Cứ ngỡ rằng cả nhà sẽ mở tiệc linh đình, ai ngờ đâu bước chân vô nhà thì ông bà nội tôi ai nấy mặt cũng buồn rầu với hai con mắt đỏ sung húp lên, thì ra sáng nay khi mà mẹ tôi báo tin tôi khỏi bệnh một cách kì lạ thì người nhà đã đi tìm kiếm ba tôi, kết cục là họ được báo là ba tôi đã chết ngay dưới chân bàn thờ, nơi có đặt tượng Hưng Đạo Đại Vương.
Tôi đã khóc, khóc hết nước mắt khi nghĩ rằng ba tôi đã thế chỗ cho tôi. Tôi tự hứa với lòng mình là sẽ cố hết sức để trở thành một thiên tướng tài giỏi phò tá và bảo vệ Đức Thành Trần, để không phụ lòng bà tôi. Nhưng có lẽ, bản thân tôi lúc đó cũng không hiểu rõ được chuyện gì đang thực sự xảy ra.
… Hà Nội vào Hè …
Nóng , nóng quá đi mất thôi, nóng thế này thì chết mất. Tôi, Kiên, và Mạnh đang đứng tấn ngay dưới những tán cây rộng lớn trong công viên Bách Thảo. Dù mới có tầm tám giờ hơn sáng ngày ra, trong Bách Thảo này thì cây xanh um tùm, vậy mà ba đứa chúng tôi vẫn mồ hôi mồ kê nhễ nhại ướt hết cả đồ lót. Võ sư Thắng đi ại quanh chúng tôi nói lớn:
– Phải tập làm sao cho tâm thật tĩnh, chỉ có tâm tĩnh mới vượt qua được tất cả, cho dù có là lửa thiêu hay hàn băng sẽ vượt qua được tất cả.
Đứng tấn được hơn một tiếng thì võ sư Thắng cho chúng tôi nghỉ, đồng thời ông gọi từng người lên một để tập võ. Tôi là người gọi lên đầu tiên, tôi xuống tấn đứng ở thế chuẩn bị tấn công, còn võ sư Thắng vẫn đứng ung dung và nói:
– Vào đi.
Tôi cố hết sức lao vào tung cú đấm trời giáng thẳng vào mặt võ sư, võ sư Thắng nhẹ nhàng nghiêng đầu né đòn, chỉ với một cái đá nhẹ vào chân mà tôi đã ngã úp mặt xuống đất, cũng may là chống tay kịp. Võ sư Thắng nói lớn:
– Tấn công sơ hở quá nhiều, trụ lại không vững lại.
Và rồi cứ thế, thầy thằng cứ thế né những đòn của tôi, còn tôi thì liên tục ngã xuống nền đất. Có nhiều khi tôi ngã không kíp chống tay nên toàn thân xước xác, những cứ ngã đau đớn đó khiên tôi phải nhỏ lệ. Kiên và Mạnh cứ mỗi khi thấy tôi ngã mà không kịp chống thì họ như giật thót mình, chẳng có nhẽ cùng vì thiên binh giáng trần chỉ còn có ba đứa nên quý nhau như an hem vậy. Mạnh nhiều khi thấy tôi ngã đau, thì cậu ta rụt rè nói:
– Thầy ơi … cái Dung…
Võ Sư Thắng hét vào mặt tôi:
– Không được khóc, đã là thiên tướng sống sót đến bây giờ thì không được yếu lòng. Nuốt nước mắt vào!
Nhìn cái vẻ mặt võ sư Thắng nghiêm khắc mà đanh lại, tôi lại nghiến răng lấy tay quệt nước mắt chịu đau đớn gồng mình mà đứng lên để rồi bị võ sư quật ngã thêm nhiều lần nữa.