Bạn đang đọc: Liễu Thi Phần 2

Chap 19

25/12/2023
 
 

Liễu Thi đến viện học sĩ thì trời đã sẩm tối, cô đã sớm quen với khung cảnh thanh bình, yên tĩnh nơi đây, trước khi bước vào cửa còn ngắm nhìn hoa cỏ một lát rồi vươn vai, hít một hơi thật sâu. Thi Hoa đứng bên cạnh xách tay nải, cười nói:
– Tiểu thư thích nơi đây hơn ở nhà ạ?
Liễu Thi gật đầu cười, nhớ ra chuyện Thi Dung thì áy náy nói:
– Thi Dung có gửi thư tới cho chị, tạm thời chị em hai người chưa gặp được, em cố gắng chờ thêm chút thời gian nữa, cô ấy đã thu thập được khá nhiều tin tức rồi, chủ gánh hát họ Ngô chỉ là tay sai của một người mặc áo đen có họ Nguyễn..
Họ Nguyễn là một trong những họ phổ biến ở nước Nam nên Liễu Thi cũng không suy nghĩ sâu sa, chợt nhớ lại lời soái vong trước có dặn sau có gặp con cháu ông ấy thì ra tay tương trợ, mà cô nhớ không lầm thì soái vong cũng họ Nguyễn thì phải.
– Em hiểu ạ.
Trải qua thời gian ở bên cạnh Liễu Thi, Thi Hoa đã sớm coi cô như chị gái của mình, những đêm dài lạnh lẽo, Liễu Thi thường hay kể những chuyện mình đã trải qua cho Thi Hoa nghe, Thi Hoa càng khâm phục bản lĩnh cũng như sự kiên cường mà không mất đi thiện tâm của Liễu Thi.
Đêm hôm đó Liễu Thi nằm mộng chiêm báo thấy thần sông, thần sông chống gậy gỗ, hỏi:
– La bàn ta đưa cô còn giữ chứ?
Liễu Thi chắp tay:
– Dạ bẩm tôi luôn giữ gìn cẩn thận ạ.
Thần sông gật đầu hài lòng, nói tiếp:
– Ta xem tinh tượng thì thấy đồng đen đã xuất thế trở lại, thiên hạ e lại một lần nữa rung chuyển rồi đây, cô đi dọc lên hướng bắc của kinh thành Thăng Long, sẽ thấy tung tích của đồng đen.
Liễu Thi nghe vậy thì mừng rỡ, đáp:
– Tôi đã rõ ạ, ngày mai sẽ xin đại học sĩ nghỉ vài hôm, lập tức khởi hành ạ.
Thần sông gõ gõ cây gậy, dặn dò thêm:
– Ấy, mọi sự cần bình tĩnh, chứ có nóng nảy lại thành ra hỏng việc. Trước khi đi hãy đến chỗ Lê đại học sĩ, sẽ có thêm manh mối cho cô.
Liễu Thi biết Lê đại học sĩ học rộng hiểu sâu chắc chắn sẽ có thông tin hữu ích cho cô, vì vậy vâng lời thần sông, sáng hôm sau đi tới nơi làm việc của Lê đại học sĩ.
Nhìn từ xa thì thấy ông ấy đang ngồi trên ghế đá ven hồ, đọc lại vài bài thi của các học trò gần đây, bộ dạng rất nghiêm túc, ở bên cạnh còn có thêm lư xông trầm và một người hầu đứng quạt.
Liễu Thi nhờ người vào thông báo hộ, chừng nửa nén hương sau cô mới được vào yết kiến quan học sĩ.
Ông bỏ tập giấy xuống, hỏi Liễu Thi:
– Trời chưa qua giờ ngọ, cô tới đây có việc chi gấp?
Liễu Thi chắp tay hành lễ theo nho học rồi nhỏ nhẹ đáp:
– Thưa quan học sĩ, tôi có chút chỗ chưa hiểu, lòng lại nóng như lửa, tâm trạng bất an khi cái ngu dốt vẫn còn. Kính mong quan học sĩ dành chút ít thời gian để giải đáp.
Ông ấy phất tay cho người hầu lùi ra ngoài và đóng cửa lại để nói chuyện với Liễu Thi:
– Thế cô muốn tìm hiểu chuyện gì? Nếu là thơ văn đối phú thì ta nghĩ cô đã thông giỏi lắm rồi. Còn về việc quan trường thì ta lại nghĩ cô cũng chẳng tham muốn cái chốn thị phi.
Như nhớ ra việc gì đó, quan đại học sĩ lại nói:
– Hay là việc mà lão già Kim Ngưu nhắc ta dạo trước?
Kim Ngưu là tên của thần sông, quan đại học sĩ gọi thẳng tên như vậy, có thể thấy quan hệ thân thiết giữa họ, Liễu Thi biết được thần sông đã có ngỏ lời từ trước, liền mạnh dạn nói tiếp:
– Dạ, vậy thì tôi cũng xin được hỏi ngài luôn, thực ra tôi nông cạn, muốn tìm hiểu về đồng đen mà chẳng biết nó hình thù thế nào, nằm trong ngũ hành có tương khắc gì hay chăng, cũng chưa từng thấy qua đồng đen nên mới tới đây nương nhờ sự thông tuệ của ngài.
– Ồ, phải rồi. Bình thường chẳng ai tìm hiểu nó làm gì, cứ ngỡ nó chỉ là vật mà cổ nhân vẽ vời ra mà thôi. Cô chờ ta lát, để ta đi tìm ít sách cho cô.
– Dạ, đã làm phiền quan học sĩ.
Lê đại học sĩ đi vào thư phòng của mình, trong đây lưu trữ rất nhiều sách quý còn có cả một câu đối đích thân hoàng đế viết tặng cho ông ấy, đủ để hiểu ông ấy là người thế nào. Liễu Thi ngồi chờ độ chừng một tuần trà thì ông ấy mới cầm ra một cuốn sách phủ đầy bụi, có vẻ nó đã lâu không được động tới.
Quan học sĩ đặt lên bàn cho Liễu Thi và bảo:
– Vừa may, năm ngoái ta cùng với đoàn triều đi sứ sang nước Tống. Họ có tặng cho chúng ta một cuốn Vạn Kim Dị Thảo, ghi lại đầy đủ các loại quặng, thảo dược quý hiếm, bên trong có ghi đủ từ địa thế, hình dạng, màu sắc tới nơi phát quang ra chúng, có thể sẽ có đồng đen cô cần.
Liễu Thi nâng hai tay cầm lấy cuốn sách, cười đáp:
– Dạ, quý hóa quá ạ.
Sau đó Liễu Thi lại lấy khăn tay, khẽ lau qua lớp phủ bụi ở bên ngoài rồi mới lật ra đọc. Quả nhiên là sách quý, ghi đầy đủ hơn quyển sách về đồng đen cô từng đọc trước đây nhiều.
Sách bên trong ghi như thế này: Đồng đen ở trong tự nhiên có nguồn gốc từ thiên thạch, từ trời cao ban xuống. Và muốn tạo ra đồng đen phải thông qua một một quá trình luyện kim thuật cực kỳ bí ẩn, gọi là thuật luyện kim. Các vị đại sư luyện kim dùng các loại đồng cùng với bạc, thiết… và 1 số kim loại bí ẩn khác với tỷ lệ vàng mà chỉ có họ mới biết được.
Tính chất của đồng đen có chút lạ so với các loại kim loại khác. Khối đồng đen to bằng một ngón tay người nhưng lại có thể nặng bằng một con chó lớn. Khi đặt nó vào một cái chậu bằng sắt và đổ nước vào thì nó sẽ nổi lên mà chỉ có chậu bằng sắt mới làm được. Đồng đen có thêm một tính nữa là khi cọ với vàng sẽ làm vàng biến thành màu trắng. Nếu đặt cạnh nến đang cháy sẽ lập tức làm tắt lửa.
Liễu Thi đọc tới đây đã toát mồ hôi, thật không ngờ đồng đen lại có nhiều tác dụng thần kỳ như thế, mà khi lật qua trang bên cạnh cũng không thấy ghi thêm điều gì cả. Cô hơi nóng lòng, cố lật thêm những trang kế tiếp, tới trang cuối cùng vẫn không có thêm thông tin nào hữu ích cho mình.
Thấy cô có vẻ sốt ruột và thất vọng, quan học sĩ đang ngồi bên cạnh thưởng thức tách trà, hỏi:
– Thế nào, nội dung bên trong không làm cô hài lòng sao?
Liễu Thi biết mình thất lễ, vội đáp:
– Dạ không có ạ. Tôi đang muốn tìm hiểu thêm về cách phát hiện, tìm nó và cách khai thác đồng đen như nào nữa..
Vị quan học sĩ vuốt râu mình, ông quay sang lấy giấy và bút ghi lên đó vài dòng gì đó rồi đưa cho Liễu Thi:
– Cầm lấy đi. Bài thơ này là từ một vị đại sư luyện kim tặng cho ta. Thiên cơ về thứ cô cần đều nằm trong đó.
Liễu Thi cầm lên đọc thử:
– Khan khan bất dĩ tái chi huyệt
Bất An cập vũ niên thủ quan
Kim quy ái bát lưu tâm thủy
Cô hơi khó hiểu nhìn quan học sĩ, vì bài thơ này chỉ có ba câu thôi, bình thường các thi sĩ đương thời thường dùng thơ bốn câu để làm thơ. Liễu Thi định hỏi thêm thì quan học sĩ đã nói phủ đầu trước:
– Ta chỉ có thể giúp cô tới đây. Cần câu đã có, có cá hay không dựa hết vào cô.
Nghe lời của quan học sĩ thì Liễu Thi cũng vội cúi người hành lễ cảm tạ ông ấy đã giúp mình. Liễu Thi mang theo bài thơ đi ra ngoài, cô cầm lấy vừa đọc vừa học thuộc, nhẩm đi nhẩm lại mấy lần mà vẫn không hiểu được bài thơ này rốt cục có ý nghĩa như thế nào.
Cô nhớ tới lời thần sông phải ngược lên phương Bắc, vì vậy về phòng chuẩn bị một tay nải đựng một số đồ có thể dùng rồi mới một mình rời đi. Liễu Thi không đi xe ngựa mà tự mình đi bộ, để có thể tiện bề quan sát xung quanh, sợ chẳng may bỏ lỡ nơi có tung tích đồng đen.
Đi tới chiều tà, Liễu Thi cô tới một con sông nọ. Khúc sông không quá lớn nhưng ở đây có rất nhiều người lui tới tấp nập, họ đa số là dân chài lưới, dân buôn, thợ nề từ khắp miền cao đổ xuống kinh thành.
Liễu Thi đột nhiên nghe thấy có tiếng người phàn nàn:
– Sông gì nước đen quá, chẳng biết do thần sông giận gì hay sao mà cứ hễ múc nước lên khỏi sông là đen thui như mực. Bực mình quá đi!
– Ừm, báo hại thuyền mình mấy nay chẳng có nước uống, mà kể ra sông này cũng chỉ là nhánh nhỏ, nguồn đổ từ đâu cũng chẳng biết được.
Liễu Thi nghe có tin lạ, nhớ lại thần sông đã nói có thiên tượng báo hiệu đồng đen một lần nữa xuất thế. Linh tính cô mách bảo rằng đây chính là việc có liên quan tới đồng đen, vì vậy vội đi xuống bến thuyền, đi tới gặp dân phu khi nãy.
Họ thấy cô ăn mặc tuy đơn giản nhưng cả người khí thế bất phàm, lại có thêm là y phục chỉ riêng viện học sĩ mới được mặc, liền vội chào hỏi:
– Bẩm quan bà, bà có việc chi ạ?
Liễu Thi lấy ra một nén bạc đưa cho họ, nói:
– Phiền anh có thể thuật lại chuyện khi nãy cho tôi nghe được không?
Dân phu thấy tiền thì sướng mừng rơn, rối rít đội ơn rồi kể lại toàn bộ câu chuyện. Chẳng là họ đi từ phủ Kiến Thuận xuôi về Kinh Đô Thăng Long thông qua đường sông này. Chiều tối hôm nay thì họ rẽ vào 1 khúc sông vắng để neo thuyền, nghỉ ngơi.
Lúc lấy nước sông nấu cơm thì cứ hễ múc nước ra khỏi sông là nước biến thành màu đen, mà không những thế bọt bong bóng dưới sông nổi lên to bằng cái đấu. Họ sợ quá không dám nghỉ ngơi nữa, mà quay thuyền đi ngay trong đêm luôn.
Liễu Thi nghĩ ngợi một lát, chợt cô nhớ tới bài thơ. Ba câu trên còn khuyết một câu nữa, mà vô tình Liễu Thi nghe được câu chuyện này. Cô nhẩm nhẩm lại nó, rồi thuận miệng đọc lên:
– Hoắc thủy dị tượng.

 
 

The comment box
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Loading...