Tiếng đồng hồ nặng nề vang lên. Những cái kim đồng hồ chuyển động phát ra âm thanh. Hôm nay cũng như mọi ngày. Thời gian qua rất nhanh lúc là tầm giờ chiều. Mặt trời lặn nhanh chóng. Ngoài đường bắt đầu kẹt xe lúc giờ tan tầm. Dòng xe cộ cứ chạy nhanh qua 1 khu thương mại vắng vẻ. Rồi cứ thế khi đến tối. Lượng xe ít đi… ít đi.. Cứ thế… cứ thế. Hồi trước khu này cũng khá đông, nhưng cứ người đến kẻ đi. Cả tiệm bánh cuốn, tiệm phở gà với tiệm bán sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên cũng không trụ nổi. Tin đồn có chủ nhà tự tử hay 1 vụ xe đụng tông vào đó hay 1 người vô gia cư chết trong đó, hay 1 vụ cướp túi xách… Nhiều khu khác có rất nhiều chuyện tương tự xảy ra nhưng rất sầm uất… Chẳng hiểu nổi nữa… Hay những người lái xe ngang qua cũng chưa từng có câu hỏi sao nơi này hoang vắng. Và rồi ngoài đường vắng lặng hoàn toàn. Đúng 12 giờ rồi. Ở trong 1 góc khu thương mại. Ánh đèn hắt ra từ 1 đài phát thanh trên tầng trên. Cô phát thanh viên trẻ tuổi với nụ cười luôn trên môi.
“Xin chào các bạn, chúc các bạn 1 buổi tối tốt lành. Chương trình radio Her Story xin được phép bắt đầu. Cuộc sống đầy những mối lo toan và những bất cập, hay những vấn đề về tình bạn tình yêu hôn nhân gia đình công việc, phụ nữ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Chúng ta sẽ lắng nghe câu chuyện của các bạn gái với những phiền muộn. Nhưng cánh chị em chúng ta đều cách nào đó mà vượt qua những trở ngại trong cuộc sống và đạt được điều mình muốn. Chúng ta đã có vị khách đầu tiên trên đường dây. Xin chào bạn. Bạn tên là gì? Hãy kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện của bạn.”
—–
Tôi dùng cái cọ chà sạch cái bồn cầu. Đổ thêm thuốc tẩy vào rồi chà. Rồi túm mấy bao rác bỏ vào thùng rác lớn tôi để sẵn. Giấy rác có rơi ra thì tôi không ngại bốc lấy rồi mang quăng vô thùng cho mau lẹ. Rồi xịt thuốc tẩy rửa trên các bồn rửa mặt cả ở vòi nước nước. Rồi túm rác tiếp. Chút lau mới hiệu quả. Còn lau gương nữa. Nhưng phải thay gấp giấy vệ sinh, giấy lau tay. Rồi lau hết 1 lượt. Đến phải lau cả gạch lát trên tường. Phần bồn tiểu của nam là chỗ dơ nhất. Có người tiện tay bỏ cả tàn thuốc vào. Nhưng hôm nay không có bồn cầu nào bị nghẹt. Thế là không may rồi. Có báo chủ thì họ cũng kêu tôi thông dùm khỏi tốn tiền họ thuê người thông, tôi chỉ lấy có 30 ngàn thôi. Tôi còn mong cho có bồn cầu nghẹt hay có mấy vết bẩn với họ có tiệc đi đủ rác cần vứt thì họ sẽ cho tôi thêm tiền. Có lần họ mở tiệc trong văn phòng, nào nguyên nồi cà ri đổ ra thảm, nước ngọt đổ đầy, với rác không, thế là họ dúi cho tôi những 200 ngàn. Là đủ tiền thuốc 1 tuần cho con bé út, con Trà. Rồi… cuối cùng mới đến lau sàn. Chứ không dấu chân rồi vếch nước bẩn lắm. Xong hết lau 1 cái là sạch. Còn lấy nước thơm át mùi thuốc tẩy được. Tôi nhanh nhẹn nhún cây lau sàn rồi lau từ trong ra ngoài.
Có 2 nhân viên nam đi vào còn đi qua tôi. Ủa? Tôi đã để biển ‘Đang dọn dẹp’ ở ngoài rồi mà. Họ tự nhiên đi vô toilet nam rồi cả 2 đều ngậm thuốc lá cười nói: “Bữa đi đánh golf cùng sếp, ổng bảo chỉ cả bọn đánh, mà toàn coi ổng đánh hay sao ấy”, “Thì sếp mà, chủ đích là kéo tới để coi ổng đánh, nhưng tao sắm 1 bộ gậy rồi, hàng cao cấp, mấy tram đô, đang tập, bữa nào phục thù”, “ôi, mấy tram đô mà hàng cao cấp gì, nghe bảo bộ gậy của ông khách người Hàn quốc là mấy chục ngàn đô”, “nói quá rồi”. Họ tỉnh queo đi vào, tôi phải đi ra chờ. Họ đi xong ra thì tôi vào lau lại dấu chân rồi lấy tàn thuốc ra, rửa lại bồn tiểu. Lúc tôi đẩy cái xe dọn dẹp đi thì có 1 cô nhân viên đi ra khỏi phòng có vẻ tức tối nói: “Cái bọn này, viết báo cáo kiểu gì thế này, 1 xấp toàn biểu đồ đồ thị cho đầy mặt giấy”. Cổ vò hết xấp văn bản rồi quăng vô người tôi. Tôi vội mang bỏ vô túi rác rồi đem đi. Điện thoại tôi reng, tôi vội bắt. Thấy là thằng con trưởng của tôi. Tôi vội vã coi có phải vợ nó sanh không. Tôi có 5 đứa con, 2 đứa cháu, rồi giờ sắp thêm đứa thứ 3. Tôi không nhà không cửa chứ nhìn con cái dựng vợ gả chồng rồi có cháu tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Một đời tần tảo cho chồng con là vậy đó các bạn ạ. Thấy vui lắm. Tôi đẩy cái xe nhẹ bong đi. Còn 4 chỗ nữa. Việc làm không xuể ấy, nhiều nơi phải bỏ mà tiếc hùi hụi ấy.
Thì ra mổ tim mắc tiền vậy. Con Trà bị hẹp van tim. Tôi bảo bác sĩ mổ gấp cho cháu, có gì tôi xoay sau. Họ bảo là tiền đôla chứ không phải tiền Việt. Tôi chẳng biết tổng chi phí mổ với điều trị này nọ hết khoảng hơn 20 ngàn đô là bao nhiêu tiền Việt Nam nhưng tôi hứa đại với họ luôn. Có gì tôi bán cái xe máy, tôi đi xe bus cũng được mà, còn không thì đạp xe. Tôi vội báo tin cho Trà nó vui, chứ chưa gì nó đòi chết rồi. Nó là đứa học cao nhất trong mấy đứa con của tôi, hồi ông xã tôi còn sống thương nó nhất. Lúc trăn trối ổng còn dặn là tôi phải lo cho con Trà ăn học. Nó đậu đại học Kinh Tế rồi đó, tôi hâm hở đón nó lên thành phố, có điều tự dưng nó bị ngất rồi vô bệnh viện họ bảo nó bị tim. Con Thảo chị nó thì mới lấy chồng, gia đình chồng lại khó, giờ đi thăm nuôi em bệnh chỉ được đi 1 tuần 1 lần. Đành chịu. Nhưng con Thảo lấy được chồng ở thành phố thì là mừng rồi. Tôi lên thành phố làm người ở từ khi con Trà mới ra đời kìa, lúc đó ông xã tôi còn sống. Ổng tính là cả nhà lên thành phố rồi. Mà chưa thực hiện được. Tụi con tôi đa phần còn ở quận Củ Chi. Hồi trước ổng làm bảo vệ công xưởng được lắm, có thể ở lại. Cơm nước thì ăn theo công nhân. Họ cấp cho ổng 1 cái phòng mái tôn tạm bên cạnh sát công xưởng. Tôi thì đi ở đợ, ở hẳn nhà chủ. Chúng tôi không có nhà cửa gì ở thành phố. Nhưng miễn sao tụi nhỏ ở quê có ăn có mặc, mức sống khá giả là được rồi. Thằng cả với thằng ba sau này mở tiệm cắt tóc trong hẻm, thiệt mừng gì đâu là mừng. Có đồng vô đồng ra. Thằng tư lái xe tải. Hai đứa cháu nội của tôi mới chập chững thôi. Thằng ba bảo sang năm là con cháu gái lớn vào lớp 1 rồi ấy. Nhanh ơi là nhanh.
Lại có phone, chắc con Thảo lo cho bệnh tình của em nó. Tôi nghe thì hết hồn. Thằng tư sao hỏi mượn tiền con Thảo chứ. Con Thảo nói 1 tràn. Tôi nghe ra mới biết đầu đuôi là thằng Tư muốn lấy con bé Manh. Rồi nhà bên đó đòi muốn họ gả con gái thì ít nhất thằng Tư phải có cái nhà. Tôi nghĩ họ cũng có lý đó chứ. Thằng Tư lâu nay cần kiệm lắm, ở chung với anh Hai nó. Nhưng giờ thằng Hai có con. Thằng Tư hồi trước có bảo tôi nó tìm nhà rồi dọn ra. Chắc cũng tới lúc nó có căn nhà rồi lo chuyện cưới sinh chứ. Vậy là tin mừng rồi. Tôi vội bảo con Thảo đừng lo, đâu vô đó, bệnh của con Trà cũng không nặng, mổ thôi mà.
“Mẹ… mẹ nói gì chứ? Cả chục ngàn đô đó mẹ. Ở đâu ra đủ tiền. Cái xe của mẹ chừng vài triệu chứ mấy. Rồi còn anh Tư…. Có chết không chứ? Hay là đừng cưới con bé đó cho rồi. Nhà giờ khó mua lắm, đắc muốn chết, đâu phải như hồi trước. Mà anh Hai chưa gì đòi đãi đầy tháng kìa. Còn anh Ba bảo bố vợ ảnh nằm viện đó. Con mệt mỏi lắm rồi. Mới đám cưới mà phải ở nhà bố mẹ chồng mệt lắm. Vừa phải lo ngày 3 bữa cho họ, bọn họ khó ăn lắm. Mỗi người mỗi ý. Đổ cả tô canh con nấu, bắt con nấu bún riêu. Con nấu thì họ đổ cả nồi. Rồi ông bố chồng coi phim đòi ăn thử bún đậu mắm tôm do con dâu tự làm hết xem sao, còn bắt con làm đậu phụ đó. Con còn phải trông con cho anh chị chồng. Chúng khó bảo quá, con phải đút cơm cho chúng ăn mà anh chị chồng toàn khinh bạc con. Con đâu phải đi ở đợ đâu. Con mới là người cần tiền nhất để dọn ra đây.”-Con Thảo nó gắt gỏng rồi khóc nấc lên nói.
Tôi sững sờ bàn hoàng đầu váng lên cả. Tôi xém té phải vịn thanh viện trong bệnh viện. Cái tụi nhỏ này? Sao không nói cho tôi biết chứ? Tôi thấy mình thất trách quá. Làm mẹ thì phải lo cho con chu toàn, đứa ôm đau thì phải chạy chữa thuốc thang cho mau lành, đứa nào đến lúc thì dựng vợ gả chồng, đứa có cháu thì phải chăm sóc cho cháu nó đủ đầy, đứa mới lập gia đình thì phải lo cho nó có nhà cửa.
“Không sao đâu mà.. Mẹ lo được hết… Mẹ…”-Tôi vội trấn an con Thảo.
Nghe tiếng khóc tủi hờn của con Thảo. Tụi con tôi sao đứa nào cũng hiếu thảo với nhịn nhục vậy nè. Cũng là chúng giống tôi. Tôi đắn đo suy nghĩ. Có 1 thanh niên nãy giờ đứng rồi chạy tới tươi cười bảo: “Bác muốn có tiền liền lo cho con gái bị tim không? Hay là bán Thận đi, trả trước rất nhiều tiền. Lắm người giàu cần ghép Thận lắm bác à. Coi như làm phúc cho người bất hạnh. Bác khỏi lo, con người có 2 quả thận, mất 1 quả chẳng hề hấn gì. Nhìn chẳng ai nhận ra luôn.”
Tôi đang ôm đầu nhứt nhối thì ngẫn lên dòm cậu ta. Cậu ta giật thót rụt lại rồi dòm quanh sợ có người để ý rồi chạy mất khi tôi chưa kịp hỏi gì. Tôi chợt nhớ mình còn phải đi làm. Tôi vội lấy phone ra gọi khắp nơi để mượn tiền xem sao. Tôi đi làm người giúp việc hơn 20 năm rồi, nhà chủ nào cũng giàu có rộng rãi hết. Nhất là cái nhà tôi ở được 6 năm trông 2 đứa bé. Chúng toàn gọi tôi là ‘má Huyền’. Tôi coi chúng như con. Lâu lâu tôi ghé bà chủ cho tôi 50 ngàn hay 100 ngàn hết cả mà. Cứ ghé thêm. Ừ, rồi nếu mà ở mấy chỗ tôi dọn vệ sinh họ cần dọn thêm… Rồi thêm mấy chục hay mấy tram ngàn nữa. Tính ra là cả triệu đồng rồi. Còn nếu chưa đủ nữa thì… tính sau.
Tôi hâm hở cầm 1 triệu 7 trăm ngàn. Đúng là đủ rồi. À, còn tờ 20 ngàn này của Minh, cậu hay gọi tôi là má Huyền đó. Nhanh thật, giờ bé Minh đi làm rồi. Còn quăng cho tôi 1 tờ tiền. Vậy là 1 triệu 720 ngàn. Tôi mừng rỡ đếm tiền. Còn vội lau khô khỏi vết nước bẩn. Bọn họ kêu bảo vệ đưa tôi ra ngoài.
“Bà điên. Sao không báo công an. Chứ văn phòng vậy sao khách tới.”
“Thôi, báo công an là rề rà cả tuần, tới lập biên bản thôi. Có khi còn bắt đóng cửa 1 ngày. Tổn thất chết. Có chút vết nước bẩn thôi.”
“Đuổi mụ ta đi.”
“Nè, bà kia, mau đi, không báo cảnh sát. Từ nay bà đừng tới đây làm nữa.”
Tôi vội thu cộc tiền trải trong tay cho thẳng khẽ cười. Chỗ nào cũng bảo “đừng tới nữa” hết rồi. Điện thoại của tôi reng. A… là thằng Hai.
“Mẹ lo được rồi. Tiệc đầy tháng phải không con? Con đầu của con mà, phải đãi là đúng rồi. Mẹ có 1 triệu rồi đưa con trước… Ây da, cái thằng này, mẹ đã vay mượn gì đâu. Tiền chủ cũ cho mẹ với tiền mấy công ty cho mẹ vì mẹ làm tốt ấy. Họ biết mẹ sắp đón cháu nữa nên… Ờ… Ai bảo cho con, mẹ cho cháu mẹ thôi. Cười… thiệt tình, lần sau phải nói sớm. Mà mẹ chưa nói xong. 1 triệu tiền đãi đằng còn 1 triệu nữa tiền bỉm sữa… Cứ lấy đi… Con Trà thì con khỏi lo, mẹ xoay được. Mẹ nói được là được mà. Mẹ sẽ đi tìm nhiều người… Ờ, con nói đúng đó, chắc có mấy người thích ‘từ thiện’. Đúng như con bảo ấy, có cậu bảo là ‘làm phúc’ cho người khác thôi… Thấy mẹ hay chưa, mẹ sẽ cố tìm. Chẳng biết cậu ta đâu, nhưng chắc còn ở bệnh viện. Lần sau mẹ sẽ nhanh hỏi.”
Chà… hay quá rồi. Thế là lo được cho thằng cả. Đã nói từ từ cũng lo hết cho mấy đứa con thôi mà. Cả thằng Hai cũng bảo tôi mau tìm cậu kia đi. Bán ‘Thận’ cho cái cậu kia đi vậy. Hôm sau tới thăm con Trà thế nào cũng gặp cậu ta nữa cho xem. Cái rồi tôi sẽ hỏi rõ coi là cậu ta cần “Thận” của ai. Rồi có khi thế mà giúp giải quyết việc cho thằng Ba với thằng Tư luôn. Phải đi thăm hỏi bên ông sui mà. Con Trà khỏi bệnh cần tiền đi học đại học lại nữa. Còn việc của con Thảo thì… Tôi đã hứa là không để đứa con nào sống khổ cực như mình. Tôi rành lắm cái vụ làm ở đợ mà. Tôi quyết không để con tôi khổ như tôi đâu. Tôi là mẹ của chúng mà. Tôi có thể tới nhà đó để giúp con mình. Rồi bọn nhỏ khác nữa. Dù có khó khăn vất vả hay việc gì đi chăng nữa thì người mẹ nào cũng sẽ làm hết tất cả vì những đứa con thôi. Tất cả.
—-
“Ồ… cô Huyền, cô thật là 1 người mẹ vĩ đại làm sao. Hình ảnh 1 người mẹ tảo tần vất vả hy sinh của đời cho những đứa con và rồi cháu của mình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khổ cực, hay con cái mang bệnh, hay khó khăn cô cũng không hề vấp ngã, vẫn ở bên từng người con của mình. Hẳn những người con của cô tự hào về cô lắm. Thật là 1 câu chuyện tuyệt vời phải không các bạn? Chương trình radio Her Story xin được phép khép lại. Hẹn gặp lại các bạn vào tối mai. Chúc các bạn 1 buổi tối thư thái, và 1 ngày mới tràn đầy sức sống.”