Ngồi ngẫm nghĩ chốc lát, ông Bách chợt thốt lên:
– Nuôi ong tay áo! Ý này ám chỉ có kẻ nội gián phá từ trong phá ra!
Tôi nói:
– Nhưng chữ Phong này là gió cơ mà cụ!
Ông Bách xua tay, cắt nghĩa:
– Phong này phải hiểu là con ong, chứ nếu gió trong tay áo thì vô lý quá. Ngẫm lại thấy trước giờ trong nhà mỗi khi có chuyện là đến dồn dập, người trong nhà có chuyện gì là chúng nó biết hết, trừ phi là nội gián ngay sát sườn ra, chứ cho dù tài mấy cũng không vượt nổi trận của thằng Việt mà vào đến tận đây được.
Càng ngẫm càng bàng hoàng, nhưng lại càng thấy có lý. Đúng là thằng Việt lên Thần đẳng, vượt được trận đồ của nó gần như là không tưởng, nhưng nếu trong nhà có nội gián mở trận cho bọn ma quỷ vào thì chúng nó cứ việc ra vào như chỗ không người thôi. Nhưng ai mới là nội gián được? Tôi không, nhà thằng Việt không? Thằng D dù ngoại tộc nhưng nó không lý gì đi hại vợ mình cả? Vậy chẳng lẽ là…. em!
Cố gạt suy nghĩ vớ vẩn đó ra khỏi đầu, tôi thử tim một đối tượng khác khả nghi. Vẫn vô ích, mọi điều bất lợi đều hướng về vợ tôi. Nhưng lẽ nào cái nghĩa trăm năm không bằng một tham vọng ích kỉ? Đầu óc tôi xoay mòng mòng, không còn muốn làm gì nữa. Ba ngày sau, tôi làm gì cũng như người mất hồn, ai hỏi gì tôi cũng đờ đẫn mất mấy giây rồi mới giật mình đáp lại. Đang ngồi suy nghĩ trong phòng thì chợt có tiếng leng keng, lại là âm thanh quen thuộc đó. Tôi bừng tỉnh, mở mắt nhìn nàng, mỉm cười, vợ tôi đem vào một ly trà nóng. Nàng lo lắng hỏi tôi:
– Mấy bữa nay anh làm sao mà trông thất thần thế? Anh mệt mỏi, hay là ốm gì?
Tôi lắc đầu đáp không sao cả, ôm vòng em vào lòng. Chẳng biết còn ôm nhau được mấy nữa. Nhưng trước mắt cứ tận hưởng những cái êm đềm ngắn ngủi đi, còn sóng gió thì hãy gạt sang một bên.
————————————————————————————-
Ở dưới sông, bộ đội, dân quân quây kín lại, cho sona dò khắp sông, lại cử cả người mang bình lặn, lặn xuống dưới chỗ sông chảy ngầm nữa, nhưng ai ngoi lên cũng lắc đầu, bảo dưới sông vẫn im lìm, đến một gợn bùn, vệt nước đục cũng không có. Mấy ông bộ đội đóng ở đó được tầm 3 hôm thì được lệnh cấp trên rút về, cái làng nhỏ bé náo động được mấy hôm giờ lại trở về im lìm như cũ. Buổi đêm, công an vẫn đi tuần dọc đường thôn ngõ xóm, nhưng tuyệt nhiên không có gì lạ cả. Mấy đoàn đen đen gì hay chạy dọc buổi đêm, những tiếng ồ ào trong núi vọng ra cũng tắt ngấm. Hôm làm 3 ngày cho mấy người thiệt mạng đêm đó, cả làng lại trắng màu tang tóc, vàng hương đốt bay đầy trời, bộ đội cũng không cầm lòng nổi khi thấy người nhà họ gào khóc, lăn lộn vì mất chồng, mất cha. Ngày hôm đó, thằng Việt và ông Bách phải chia ra, đến từng nhà làm lễ mà vẫn không đủ, đến Ngọc Anh cũng phải đi.
Buổi tối, cả nhà ngồi ngoài hè, hai đứa trẻ thì chạy lăng xăng đuổi nhau quanh sân. Thằng Việt pha trà, rót mỗi người một chén, vừa nhâm nhi vừa nói:
– Dạo này lắm chuyện xảy ra quá hả mày!
Tội gật đầu:
– Ừ! Nhưng không thế thì lại không là cái làng mình!
Ông Bách thì điềm tĩnh:
– Giờ ông mới hiểu tại sao anh cả lại nhất quyết gắn bó với nơi này. Đạo đức của nghề không cho phép ông Trấn nhắm mắt làm ngơ, từ lâu lắm rồi, nơi này đã có biến. Mọi thứ ở thời ông K năm nào, và bây giờ, đều từ cái biến đó mà ra cả.
Nói đoạn, ông lấy mảnh đá Khôn ra, ngắm nghía hồi lâu, bảo:
– Giá như anh Trấn còn sống thì mảnh Càn mảnh Không khớp được với nhau, đâu đến nông nỗi như ngày hôm nay! Hầy!
Ngồi trà nước hồi lâu, chợt có người đẩy cổng đi vào, là thằng A Kiến. Nó lấc cấc nhìn tôi với thằng Việt, xong lại liếc xéo ra hai đứa bé. Thằng D bước ra sừng sững, đứng chắn ngang, bảo Ngọc Anh bế hai đứa bé về. Nó hất hàm hỏi thằng Kiến:
– Đến có việc gì?
Thằng Kiến ngước lên nhìn, thấy thằng cốt đột cao to như hộ pháp mà run, nhưng vẫn nói cứng:
– Tránh ra!
Thằng D túm ngược nó lại, xách cổ lẳng ra ngoài cổng như quăng con mèo, gằn giọng:
– Cút!
Thằng Kiến lồm cồm bò dậy, từ phía sau nó, một cụ già đi ra. Mỉm cười hiền từ nhìn thằng D:
– Đừng nóng tính thế! Để nó nói xem nó định làm gì đã!
Trông thấy có ông cụ già, thằng D cũng lễ phép chào, hỏi:
– Cho hỏi khí không phải! Cụ là ai ạ?
Ông cụ thong dong chắp tay sau lưng đi vào, đáp:
– Ông già này chỉ là người qua đường, nãy thấy thằng này nó rình như ăn trộm nên túm vào, bắt nó mở cổng tự vào chịu tội thôi.
Vừa nhìn thấy ông cụ già, ông Bách và thằng Việt, Ngọc Anh đều đứng phắt dậy. Ông Bách hỏi:
– Ông…ông là?
Sau đó là hai người đối thoại bằng tiếng Trung, có lẽ tại ông già kia nói chưa sõi tiếng Việt. Ngọc Anh quay sang bảo tôi:
– Anh H! Người này là anh em con chú con bác với ông nội em đấy. Nhưng ông ý luyện loại phép tách riêng với bùa chú Trương gia nên có tuổi thọ hơn người, trông vậy thôi chứ năm nay ông ý 98 tuổi rồi đấy.
– Ông ấy đến đây làm gì?
– Chắc ông ý đến như viện binh! Nhưng mà tính tình khác người lắm, được cái cao tay ấn, trình độ của ông này ở phái khác là ngang với trình độ anh Việt đấy.
Nghe đến đây, tôi lại rùng mình, thì ra là ngang cấp nên thằng Việt không cảm nhận ra được, bữa nọ ông ta dùng phép gì mà thằng Việt nhìn vào thành người khác, còn tôi nhìn vào thì lại đúng mặt ông ý, thảo nào nó không hay biết có ông này xuất hiện ở làng. Nhìn phong thái ông lão trông đúng là có đạo cốt tiên phong thật, nhưng trông rất bình dị chứ không cách biệt hẳn như thằng Việt. Ông già nhìn tôi chăm chú, rồi quay sang thằng Việt:
– Ông mừng vì con có người bạn không vì an nguy bản thân mà bỏ mặc anh em. Nhiều lần đe dọa, cảnh cáo nhưng cậu này vẫn kiến quyết ở lại chống đỡ cùng còn. Mới đầu ta nhìn còn lo vì anh này có tướng ranh ma, gian xảo. Hóa ra trong gian lại có nghĩa.
Thằng Việt quay sang, lắc vai tôi cảm động, nói:
– Vậy mà mày cứ ỉm đi!
– Tao sợ nói ra lại rối thêm!
Rồi tôi hỏi ông cụ:
– Thế cái cô gái áo đen kia là do cụ cử đến ạ?
Ông lắc đầu, đáp:
– Chỉ là người giả mạo thôi! Người thật ông cử đến trước giờ mất tích không thấy đâu nữa. Giờ tra hỏi tên kia xem nó có khai ai đứng sau không, may ra tìm được.
Thằng D sấn vào, chộp lấy hầu A Kiến, quát:
– Nói! Đứa nào sai mày đến!
Nó ngắc ngứ:
– Chết tao cũng không nói!
– Thế người kia đâu?
– Chết rồi!
– Sống phải thấy người, chết phải thấy xác! Nói!
– Mất xác rồi!
Thằng D điên tiết, thụi cho nó một đấm vào bụng, thằng Kiến ngã vật ra, ôm bụng kêu la dữ dội. Thằng D định đánh thêm thì Ngọc Anh ngăn lại, bảo có hai đứa nhỏ ở đây, đừng tiêm nhiêm thói xấu cho chúng nó. Rồi Ngọc Anh dắt hai đứa vào nhà, tránh không chó chúng nó thấy cảnh bạo lực
Lúc này, thằng Việt mới ra tay, nó thả con rắn khoanh Tiểu Tích của nó ra, cho trườn lên người thằng Kiến, cười hỏi:
– Con này độc lắm đây! Mày liều liệu mà nói, chứ nó cắn rồi thì khó cứu, mà có cứu được tao cũng mặc!
Thằng kia sợ xanh mắt mèo, không dám cử động mạnh, sợ con rắn bị làm động, đợp cho phát thì rồi đời. Con Tiểu Tích trườn quanh, phun phì phì đe dọa. Cuối cùng thằng Kiến hét lên:
– Tao nói! Tao nói! Bỏ nó ra rồi tao nói!
Thằng Việt bảo:
– Lại còn muốn ra điều kiện à? Thế mày có nói không, hay đợi tao ra lệnh!
Nói đoạn, thằng Việt huýt gió, con rắn phồng mang, nhe nanh ra. Thằng Kiến gào lên, kêu:
– Có người bảo tao làm, còn nhiều người theo nó nữa, ai cũng được hứa chia phần trong kho của.
– Kho của nào? Ai sai mày!
– Kho của nhà họ Trương với kho vàng của người Tàu giấu trong núi. Nhưng tao không biết ai sai tao, chỉ gặp người đưa tin thôi.
– Thế người đưa tin là ai?
– Mỗi lần một người khác, tao không biết ai cả! Mày bỏ con rắn ra đi, tao thề tao cuốn gói luôn khỏi đất này, không dây dưa ở lại nữa.
Thằng Việt huýt sáo thu con rắn vào ống bương, quát:
– Biến ngay cho khuất mắt tao!
Biết sơ qua về kẻ bí ẩn kia, thằng Việt và hai ông cụ chụm đầu vào bàn bạc. Xong nó quay sang bảo tôi:
– Mày buồn ngủ chưa?
Tôi ngỡ ngàng:
– Ngủ thế quái nào được!
Nó gật đầu, cười:
– Lên ngủ trước đi, tối nay thao quân, chiều mai đánh trận đầu!
Rồi nó đùn hết tôi với thằng D, vợ con tôi lên nhà, đóng kín cửa lại, không ngó nghiêng gì ra ngoài. Trên sân lúc đó chỉ còn có thuần những người biết phép phù thủy. Tôi nghe nó nói thao quân thì lấy làm lạ, chắc là nó ám chỉ âm binh rồi, nhưng có chiêu mộ bao giờ đâu mà thao với luyện. Ở trong nhà, tôi đi loanh quanh tìm xem còn cái gì ăn đêm không, nhưng chẳng thấy chị giúp việc đâu, chẳng biết đêm hôm còn về nhà mẹ làm gì nữa. Đành làm tạm cốc cà phê rồi lên phòng đánh cờ với thằng Dũng. Bàn cờ bày ra được một lúc, đang suy nghĩ nước đi thì bên ngoài bỗng nổi lên tiếng lắc chuông, rồi tiếng gõ mõ lốc cốc. Xen lẫn trong đó là tiếng đồng thanh hô hoán của ba người, rồi lửa ở đâu cháy sáng rực ngoài sân, xong lại tắt ngúm. Lúc nữa thì gió nổi ào ào như bão, tiếng trống thình thình vọng ra từ trong núi, tiếng chạy rầm rập lại vang lên, lại có giọng ầm ào, ì ì như sấm đục. Cảm tưởng như đất rung chuyển sau mỗi lần thằng Việt hô to ấn chú. Đến tờ mờ sáng thì tiếng huyên náo gần dứt, sau đó có tiếng hô vang khí thế, tiếng đi đều đều hùng tráng xa dần, xen lẫn trong đó có cả tiếng công an, dân phòng đi tuần đêm về gọi nhau í ới, dường như không hay biết có chuyện gì đang xảy ra.
Nào ngờ sáng hôm sau lại có biến từ trước, mọi chuyện vượt quả dự tính của tôi. Con ong kia đã bắt đầu hành động phủ đầu, mọi đường đi nước bước đều bị nó biết cả.