Nói xong Tiểu Hoa liền hỏi tôi, có thể nhìn ra được hay không về mọi thứ tại nơi này được tạo dựng từ triều đại nào.
Tôi đáp: “Rất khó nói, nơi này không phải di tích điển hình gì, giả
sử như nói đây là một cổ mộ hoặc một di chỉ miếu thờ, vì những kiến trúc điêu khắc này đều ẩn chứa một lượng lớn chi tiết văn hóa bên trong nên
rất dễ có thể biết được nó thuộc triều đại nào. Nhưng nếu cậu phát hiện
đó là một di chỉ được tạo thành từ một lò rèn thì trừ khi là lò rèn đó
tồn tại trong một phần của cổ thành hùng vĩ nào đó, bằng không cậu khó
mà biết rõ được niên đại của nó. Vì chung quy thì lò rèn cũng chứa đựng
rất ít thông tinh văn hóa.”
Nơi đây còn có một vài thứ, ngoài thạch điêu trên vách tường còn có
một thiết bàn, mặt trên khắc đầu những hoa văn cùng đường vân không mang theo đặc trưng của một triều đại cụ thể nào. Vì thế mà gần như không
thể nào phán đoán được chúng do ai và vào thời nào tạo ra. Tôi cũng
không có hứng thú miệt mài theo đuổi vì bản thân trong tiềm thức đã mặc
định nơi này cùng với Phong Cách Lôi là có liên quan tới nhau.
Nơi đây có cơ quan sắt, mà triều đại sớm nhất xuất hiện công cụ sắt
là vào thời xuân thu chiến quốc, nhưng vì có sự tồn tại của thiên thạch, trên thực tế rất khó để phán đoán niên đại khi chỉ dựa vào một công cụ
sắt. Nhưng vì nó liên quan tới Phong Cách Lôi nên cho dù nơi này không
phải do nhà Thanh xây dựng lên thì cũng nhất định từng được sử dụng dưới thời nhà Thanh.
Phong Cách Lôi đã có thể làm được điều gì đó, tôi nghĩ rằng với một
sinh viên chính quy đào tạo bài bản của Trung Hoa dân quốc như mình thì
không có gì là không giải quyết được cả. “Lẽ nào cậu cảm thấy có thể từ
triều đại mà nhìn ra được điều gì sao?” tôi hỏi.
“Văn hóa chôn cất của Trung Quốc mình không ngừng phát triển, các cơ
quan tinh xảo đều mang những đặc trưng riêng, hơn nữa triều đại càng
phát triển thì càng nâng cao trình độ kỹ thuật. Ví như thời Đại Hán xuất hiện cáp tử phiên*, tới nhà Đường lại phát triển thành liên hoàn bản*,
vì người Liêu sống ở phía bắc lạnh giá nên cổ mộ bên đó phần lớn là dùng kịch độc, sắp xếp đá phiến. Tới triều Thanh, máy móc kỹ thuật nước
ngoài xâm nhập vào càng phát triển thêm nhiều kỳ dâm xảo thuật, thậm chí làm ra những loại cơ quan không phát sinh tiếng động lại tự mình khôi
phục được nguyên dạng ban đầu. Nếu như biết được cơ quan nơi đây chế tạo từ thời đại nào thì đại khái sẽ nghĩ ra được vài khả năng.” Tiểu Hoa
nói, “Đơn cử một ví dụ cực đơn giản như nơi này chắc chắn không phải
thời hiện đại, vậy khẳng định không có tia hồng ngoại hay những thứ phức tạp cần lo lắng.”
Điều này tôi cũng từng nghe ông nội nói qua, quả thực đúng như vậy,
có điều chỉ một chiêu dùng ở nơi này tôi thấy có phần tương đối mạo
hiểm. Vì tôi trước đây từng trải qua rất nhiều chuyện, tôi cũng hiểu
rằng trong bí ẩn tồn tại nơi đây từ mấy ngày năm trước, chỉ có duy nhất
một điều tôi khẳng định được là cổ nhân không thể xem thường.
Ông nội tôi cũng từng kể cho tôi một ví dụ khác là khi ông vào một cổ mộ thời Bắc Chu, thấy một món đồ gốm vô cùng kỳ quái, đó là một bình sứ rất dài. Bên trên đầy những lỗ hổng như ngón tay, giống một loại nhạc
cụ vậy. Ông nội nghĩ rằng mình đã phát hiện được một khay đựng dùng để
“lọc”, nhưng khi ông cầm món đồ sứ ấy lên liền phát hiện nó vô cùng nặng tay. Tiếp theo khi ông đảo ngược thứ đó lên muốn nhìn tới cùng xem
trong đó chứa gì, thì đột nhiên từ trong những lỗ hổng trên thân bình
vươn ra rất nhiều những bàn tay điêu khắc bằng đá nhỏ bé. Tất cả tay đều có hình cung, một nửa vươn khỏi miệng lỗ chỉ về phía bên tay trái, mà
nữa cánh tay bên cạnh lỗ hổng lại vươn về bên phải.
Tất cả tay đều trông như khổng tước đang giương cánh thành một hình quạt.
Cấu trúc như vậy khiến mắt ông nội tự nhiên tập trung đến trung tâm
của hình quạt đó. Liền thấy ở giữa vị trí kia có một loạt lỗ hổng, từ
bên trong vươn ra một pho tượng Phật Đà (phật Thích Ca Mâu Ni) màu đen.
Kết hợp với hai bên tay xòe rộng, nhìn giống như một bức Quan Thế Âm
nghìn tay khảm trong bình.
Ông nội khi đó chỉ biết ngây người vì trong khoảnh khắc đó, cùng lúc
những thứ “gì đó” từ trong lỗ hổng vươn dài ra, hơn nữa lại lập tức hóa
thành hình dạng như vậy, quá trình đó thực chất cực kỳ chấn động. Thậm
chí ông còn nghĩ tới, bình này là một vật sống.