Chắc các cụ không lạ việc bãi sông Hồng lắm người chết đuối đâu nhỉ. Bọn em có cả 1 giai thoại về nơi ấy đấy. Khu nhà em là khu bãi sông hồng Tứ Liên ( mạn bờ đê Âu cơ) gọi là khu Tứ Tổng.
Năm 1947 pháp tăng cường đánh phá Hà Nội bộ đội ta và quân dân kiên cường chống trả . bọn nó đánh liệt cả Hà Nội, quân ta lúc bấy giờđã yếu thế, mới đẩy cuộc chiến dần tới phố hàng Buồm, là khu Hoa Kiều ( như tô giới của Pháp ở Trung Quốc). lãnh sự quán người Hoa mới đề bạt bên pháp và ta có lệnh ngừng chiến ngày 18-2-1947. để người Hoa di tản.
Nhân sự kiện đó, bộ chỉ huy ta mới ra lệnh rút quân bảo toàn lực lượng ngay trongđêm 17-2-1947. bằng cách qua khu Nội Châu – Tứ Tổng ( Tứ Liên bây giờ). Vì rút lui gấp rút, chăng kịp chuẩn bị thuyền bè, nên ông liên lạc mới tới nhà cụ em gõ cửa xin hỗ trợ.
Cụ ngoại em là địa chủ từng làm lý trưởng ( làng Bồng Bá -đan phượng) nhưng do bất mãn với pháp mà từ chức di cư xuống bãi bồi Nội Châu. Vì ngại sự an toàn cho gia dình nên cụ chi tiền, sai gia nhân đi thuêđược 43 chiếc thuyền quanh đó, chở TĐTĐ qua sông ngay trong đêm.
Rạng sáng 18-2 bọn Pháp đuổi tới nọc bắt tất cả lá iđò lái thuyền ra tra khảo, giết hại điên cuồng, cụ ngoại em bị nó tịch thu gần 50 con bò, đốt luôn nhà .Đánh gãy 1 chân. May mà bà con lái đò cũng ko khai ra nên chúng nó giết phá xong thì nó bỏđi. (ông gia nhân thuê thuyền bị giết cả vợ cả con, sau theo bộ đội nhà tiệt giống chả con ai cả).
Hồi đó nó giết phải hơn 50 người, xong nó chôn chung 1 bãi bồi rồi chất củi đốt. Bà con trong vùng sau đó gom thi thể lại chôn chung, lấy ngày 23 tháng Giêng làm ngày giỗ trận hàng năm. Bãi thảm sát sau này là khu vực kè đá mạn giáp Nhật Tân. Do người chết oan nhiều quá nên tạo thành dớp, năm nào cũng có 1 nam 1 nữ chết đuối. Hồi xưa chưa có kè đá bà con chăn trâu bò qua chỗ đó sang bãi giữa chăn thả chết nhiều. Sau xây kè thì người chếtít hơn. Nhưng năm nào cũng 1 nam, 1 nữ.
II. Cụ Ngoại em sinh được 5 trai 3 gái. Ông ngoại em và một Ông út thì ở dưới Bãi bồi . Còn lại các bà lấy chồng đan phượng, và 3 người con lại trông nom nhà, đất rồi ở yên trên ấy.
Năm biến cố 1947,ông ngoại lúc ấy 20 tuổi, Đang cho đi học trường Bá Nghệ ở tận Sài Gòn. Đúng 1 tháng trước khi xảy ra biến cố .Ông ngoại cùng bạn đi chơi chợ lớn, gặp một thiếu nữ lang thang độ 13 tuổi. Bị mấy Me đầm túm tụm đánh mắng chửi bới. Hỏi ra mới hay là cô này ăn xin trong chợ, mấy bà đi chợ mới thương tình cho cái bánh, cô bé nhìn vào bà ấy bảo bà sắp chết, nên mới bị đánh cho.
Ông ngoại thấy vậy mới vào can ngăn, xin mấy me tha cho, sau cho cô bé ăn xin mấy đồng rồi theo bạn đi chơi tiếp. Miêu tả cô bé ấy lúc bấy giờ ông ngoại cũng chả nhớ, cũng ko có ấn tượng gì chỉ có đôi mắt là sáng vô cùng. Sáng hôm sau,ông đi học thì thấy cô bé ăn xin đã ngồi truớc cửa nhà, có vẻ là chờ mình từ đêm. Thương tình ông mới gọi vào hỏi, thì chỉ nhớ tên là Bùi Thị T. ko nhớ tuổi,người bắc, bị lạc gia đình do di cư, thấy ông ngoại nói giọng Bắc nên muốn theo ra ngoài ấy tìm cha mẹ. Nghe hoàn cảnh, ông thương quá nên xin người quen cho ở tạm làm việc vặt ( bạn của Cụ buôn bán vải).
Sau đó vài ngày,ông gặp vụ tai nạn xe điện thanh nốiđiện rơi trúng người đi đường, nạn nhân là cái bà me đầm xô xát ở chợ hôm trước.
Lúc này, ông mới tò mò và đến hỏi cô bé Tở tiệm vải, cô bé có thể nhìn tướng, xem mặt mà nhận ra vận mệnh.
Đoạn, bảo ông ngoại :” Cháu với ông có ơn, nên cháu cũng muốn báo cho ông biết, nhà ông sắp có nạn lớn, mau mau thu xếp mà về ngay, được ông thương cho nên cháu xin theo làm kẻ hầu người hạ.”
Từ lúc nghe cô bé nói vậy, ông trằn trọc ko ngủ nổi, nên nghỉ học (trường mới mở , họcđược một thời gian do binh biến) thu xếp về quê luôn, dắt theo cô bé ăn xin.
Ngày ông về tới, nhà bị đốt phá, cụ thì gãy chân. Sau này, cô bé cùng ông cáng đáng mọi việc trong nhà, cùng cụ lại gây dựng lại việc nhà, ruộng nương. Thấy cô T cũng ngoan ngoãn, chăm chỉ , nên vài năm sau ông ngoại cưới cô T – bà Ngoại em làm vợ. Bà cũng nói nhà mình con nạn nữa, phải chăm chỉ làm thiện, giúp đỡ mọi người mới mong thoát được.Đúng năm 1956 nhờ việc đó mà cả nhà mới thoát 1 phen, bà bị hỏng một mắt, gia sản bị tịch thu gần hết.