Câu chuyện này tôi nghe bà ngoại kể từ khi còn nhỏ xíu. Gần ba mươi năm qua rồi, nhưng chi tiết trong câu chuyện vẫn cứ như in trong đầu tôi, có lẻ hồi đó nó đã để lại một dấu ấn ghê gớm trong trí óc non nớt của một đứa trẻ là tôi.
Quê của bà ngoại ở Ninh Bình (một tỉnh nhỏ thuộc miền Bắc). Bà ngoại tôi quen người có họ là Nhieu Trinh, năm đó cũng bãy mươi ba tuổi rồi. Ở nhà quê hồi đó người ta khắng khít đùm boc nhau lắm, nhất là bà Nhieu Trinh lại là một tấm gương đáng để mọi người phụ nử noi theo. Cả cuộc đời bà từ tấm bé tới khi nhắm mắt lìa đời, luôn sống vì mọi người, bà không nề hà bất cứ việc gì có thể giúp đở được cho người khác. Hầu như tất cả những người phụ nử cũa làng bà và kể cả những làng lân cận mọi khi tới ngày sinh đều phải nhờ tới tay bà. Bà là bà mụ mát tay nổi tiếng khắp vùng. Ðiều đặc biệt là bà làm vậy thôi chứ không lấy tiền công, người nhà quê nghèo lắm, họ đối với nhau bằng tình nghĩa hơn là vật chất. Chính vì vậy họ hàng và làng xóm ai cũng kính yêu bà, tới trẻ con người lớn trong làng ai cũng gọi bà là bà ngoại. Người ta thường mang quà biếu bà mổi khi có chút quà mọn dù là cũ khoai lang hay mo trầu không. Cha mẹ bà mất sớm, nên bà phảinuôi một đàn em thơ dại nên mãi tới năm ba mươi tuổi bà mới lấy chồng. Bà làm lẻ cho ông Nhieu Trinh ( một chức sắc trong làng ). Gia đình chồng hiếm hoi, từ đời ông cố tới đời chồng của bà đều cũng chỉ có duy nhất một người con trai. Ông lấy ba bà vợ trước đó nhưng không bà nào sinh cho ông được một mụn con, vậy mà khi bà về làm bạn với ông thì một năm sau lại sinh ra cho ông một đứa con nối giỏi. Ông cưng cậu con trai quý như trứng mơng, chính vì thế bà cũng được thơm lây. Tiếng là ông có nhiều vợ nhưng các bà luôn thuận hoà vói nhau, trên kính dưới nhường. Cả bốn bà chung nhau một ông chồng và một thằng con trai theo đúng nghĩa, các bà đều quý mến cưng chiều thằng nhỏ, nó muốn gì là cho nấy. Thời gian trôi qua, ba bà vợ trước và ông Nhieu Trinh lần lượt qua đời. Bà lại một mình cheo chồng nuôi con, thay chồng gánh vác mọi việc hiếu hỉ của làng xóm cũng như họ hàng.
Khi anh Trúc lấy vợ, bà mừng lắm, bà mong có con dâu ngoan hiền của bà sẽ chóng sinh cho bà một bầy cháu nội, để cho vui nhà vui cửa . Nhưng rồi cũng vẫn như một lời nguyền dai dẳng, anh Trúc lấy vợ cũng phải tới mười sáu năm sau mới có được một thằng con trai. Khi thằng cháu ra đời, bà coi như những tâm nguyện của mình đã đạt được một phần nào, tuy nhien bà vẫn mong muốn là anh Trúc sẽ cho bà thêm vài đứa cháu nửa. Thằng Vinh cháu bà năm đó mới có ba tuổi, Bà thương cháu lắm. Ngày ngày chính bà là người tắm rửa và chăm nôm đứa bé. Khi tuổi già sức yếu, người mà bà lo lắng nhất vẫn là đứa cháu đích tôn. Mổi khi nhìn cháu là bà lại chảy nước mắt vì bà cũng đoán được cái ngày mà bà cháu bắt buộc phãi xa lìa nhau cũng gần tới nơi rồi. Bà thường nhường nhịn từng miếng quà tấm bánh mà bà con họ hàng mang tới thăm để cho cháu.
Người ta trong đời ai rồi cũng có sinh ly tử biệt, dù là người tốt hay người xấu thì cũng tới lúc phải nhắm mắt xuôi tay từ giả cuộc đời . Bà cũng vậy, rồi cũng tới ngày mà bà không còn gắng gượng được nửa, bà không ăn được cũng đã gân mười ngày rồi, bà chỉ có thể thắm môi vài giọt nước thôi. Ðêm trước hôm bà chết có con chim heo cứ đậu ử đầu hiên nhà kêu liên hồi,. người nhà quê tin là nếu chim heo bay tới đậu lên mái nhà nào và cất tiếng kêu thì y như nhà đó có người chết. Hôm bà chết trời mưa tầm tả, sấm chớp liên hồi, giữa trưa mà chẳng thấy được một tia nắng. Ðúng giờ Ngo thì bà trút hơi thở cuối cùng trong sự thương tiếc của mọi người. Vì chết vì bệnh già và lại cũng không ăn uống gì đã cả chục ngày nên bà đã gầy nay lại càng khẵng khiu hơn. Bà con xóm giềng xúm vào mọi người một tay lo cho hậu sự của bà. Người thi lo chặt cây chuối để trước hòm áo quan, người thì lo luộc trứng vớt dừa. Bà chết nhằm ngày xấu và cả mấy ngày sau cũng vậy, nhưng không thể để cái áo quan quá lâu được nên mọi người bàn với nhau chắc là bà cả đời nhân đức nên cũng không sao. Người ta dự định sẽ chôn bà vào ngày thứ ba. Ðêm đều trôi qua bình thường. Ðêm cuối cũng tự nhiên có rất nhiều điều kỳ lạ xảy ra. Tiếng chim heo kêu không dứt mặc dù trong nhà đã có người chết. Mèo gào suốt đêm và chó thì sũa ầm ỉ cả làng. Không ai bảo ai nhưng mọi người mơ hồ cảm thấy lo lắng về một điều gì đó sắp xảy ra.
Có tới hơn chục người thức đêm trông quan tài của bà. Ðám thanh niên ngồi túm lại một góc kể chuyện ma. Mấy người già cũng nhóm lại với nhau để nói chuyện mùa màng làng nước. Cách đó vài chục bước chân là quan tài cũa bà Nhieu Trinh. Khoãng ba giờ sáng bổng có tiếng động nhẹ. Mới đầu không ai để ý nhưng rồi sau đó tiếng động càng lúc càng rõ ràng hơn. Mọi người thi nhau phỏng đoán xem là tiếng động đó được phát ra từ đâu. Người thì nói là chuột chạy kẻ thì kêu là chó phá. Chẳng ai dám thừa nhận tiếng động đó là từ phía quan tài phát ra bởi vì ai cũng cố không tin vào điều đó. Bổng thằng Vinh đang ngũ bật ngồi dậy gọi bà nội. Nó nói là vừa nghe thấy bà nó gọi nó và nó cứ chăm chăm nhìn vào chiếc hòm nơi mà bà nó đang nằm trong đó. Mọi người không ai dám nói một tiếng nào nửa. Chó cũng ngừng sủa và mèo cũng chẳng còn kêu gào. Trong không khí ngột ngạt và im lặng như trước một cơn giông ấy thì tiếng bà Nhieu Trinh từ trong áo quan yếu ớt vang lên “cho tôi ra, cho tôi ra, tôi vẩn còn sống đây”. Hồn vía lên mây, chẳng ai rủ ai mà tất cả cũng nhao nhao chạy trốn ra khõi căn nhà của anh Trúc.
Tính tò mò bao giờ cũng mang lại cho người ta rất nhiều phiền phức và có khi những lổi lầm đó còn có thể dẩn tới tai họa. Sau khi ra khõi nhà anh Trúc một quãng, mọi người dừng lại và đứng tụm lại một chổ để nghe động tỉnh. Một lúc lâu sau không thấy có gì xãy ra, mấy anh thanh niên thách đố nhau quay trở lại ngôi nhà xem có gì xãy ra không. Vợ chồng anh Trúc lúc chạy vội vàng quá tới nổi quên cả thằng Vinh. Người này cứ tưỡng người kia cơng thằng bé đi rồi, giờ nhìn lại thì mới biết là cả hai vợ chồng lo chạy quá mà quên mất con. Hai vợ chồng bàn nhau quay trở lại nhà để đưa thằng Vinh ra. Lạ một điều là trước tới giờ thằng nhỏ chẳng bao giờ chịu ở đâu một mình, lúc nào cũng phải có người ở bên cạnh, thế mà từ nảy tới giờ chẳng thấy nó khóc lóc gì. Anh Trúc dẫn đầu cả đám thanh niên quay trở lại. Người nào cũng cố tỏ ra không sợ hãi, cứ bụng bão dạ là làm gì có ma mà sợ. Thực ra thì trong ngực anh nào cũng đánh thùm thụp cả. Tới đầu hè thì nghe thấy tiếng thằng Vinh bi bo nói chuyện, cứ một câu bà hai câu cháu. Thế là cả đám lại ù té chạy ra cách đó một quãng. Mẹ thằng Vinh sợ quá đứng run cằm cặp. Anh Trúc lúc này bổng nhiên thấy hết sợ, tình cha con là hơn hết, anh một mình bước rón rén lại căn nhà. Trong nhà vẫn chẳng có tiếng động nào khác ngoài tiếng của thằng Vinh. Thu hết can đãm anh bước vội vào nhà và bê thằng con chạy ra ngoài. Cả đám nhao nhao hỏi chuyện thằng bé. Ai cũng chung một thắc mắc ” thằng Vinh nói chuyện với ai?”. Thằng bé lên ba cứ từng câu từng câu nói ra một cách rành mạch. Nó kể là bà nội nó chưa chết, bà nội nó chỉ bị mệt rồi ngủ quên, bà đang nằm trong hòm chờ bố Trúc vào mở cho bà ra. Anh Truc nghe tới đây thì thấy hết sợ hẳn, anh chỉ thấy thương mẹ nằm trong hòm suốt hai ngày một đêm. Anh vội vàng chạy vào để đưa mẹ ra ngoài.